[TT Hữu ích] Hai chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương đầu tiên trên thế giới

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (1).jpg

1/6/1919 – Đại uý John William Alcock (trái) và Trung uý Arthur Whitten-Brown (phải) vào khoảng hai tuần trước chuyến bay lịch sử của họ. Ảnh: Manchester Evening News
****
Vào 1 giờ 45 phút chiều ngày 14-6-1919, John Alcock và Arthur Whitten Brown là 2 phi công đầu tiên trên thế giới đã vượt Đại Tây Dương trên chiếc máy bay Vickers Vimy, kéo dài liên tục gần 16 tiếng đồng hồ.
8 năm sau, năm 1927, phi công Charles Lindbergh lập lại hành trình này và do sự tuyên truyền rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, hầu hết công chúng đều cho rằng Lindbergh là người đầu tiên vượt Đại Tây Dương bằng máy bay
Em sẽ trình bày cả hai sự kiện lịch sử này, .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (2).jpg
Alcock & Brown 1919_6_14 (6).jpg

Vickers F.B. 27 Vimy là máy bay ném bom cánh kép là máy bay, nhưng được chuyển đổi thành máy bay vào mục đích đặc biệt. Vào ngày 14 và 15 tháng 6 năm 1919, chiếc máy bay này bay từ Newfoundland (Canada) đến Ireland trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên do Đại úy Jack Alcock và Trung úy Arthur Whitten-Brown lái
Khởi đầu của cuộc hành trình
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 4 năm 1919, khi tờ báo có ảnh hưởng nhất nước Anh là Daily Mail mở cuộc thi vượt Đại Tây Dương bằng máy bay, giải thưởng 10.000 bảng (tương đương 1.200.000 USD hiện nay) với điều kiện người dự thi có thể cất cánh từ bất cứ nơi nào ở Mỹ, Canada, rồi hạ cánh ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Anh hoặc Ireland nhưng cuộc hành trình không được kéo dài quá 18 tiếng đồng hồ.
Thời điểm ấy, đã có nhiều chuyến bay chở thư từ, bưu phẩm xuyên Đại Tây Dương nhưng tất cả đều mất 20 đến 22 tiếng.
Mặc dù cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ I đã tạo cho ngành hàng không những bước phát triển lớn với nhiều loại máy bay tốt hơn, tốc độ nhanh hơn nhưng đa số phi công đều cho rằng 18 tiếng là điều không thể thực hiện.
Cuối cùng, chỉ có 2 phi công nhận lời tham gia là John Alcock và Arthur Whitten Brown.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (9).jpg

Vickers F.B. 27 Vimy trước ngày thực hiện chuyến bay lịch sử
Alcock & Brown 1919_6_14 (10).jpg

Cơ trưởng John Alcock đang chất đồ dự trữ lên máy bay Vickers Vimy trước chuyến bay xuyên Đại Tây Dương ngày 14 tháng 6 năm 1919
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (11).jpg

Vickers F.B. 27 Vimy được chế tạo tại nhà máy sản xuất máy bay Vickers ở Weybridge (Anh)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Sinh năm 1892 ở Manchester, Anh quốc, mới chỉ 17 tuổi Alcock đã được cấp giấy phép lái máy bay. Trong thế chiến I, ông là đại úy phi công thuộc Không lực Hoàng gia Anh (RAF), bị bắt làm tù binh và bị giam ở Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếc Handley Page của ông bị bắn rơi trên vịnh Xeros.
Riêng Brown, sinh năm 1886 ở Scotland, Anh quốc, trong Thế chiến I Brown là trung úy kỹ thuật viên hàng không của RAF. Và cũng như Alcock, ông bị quân Đức bắt làm tù binh khi chiếc máy bay của ông và đồng đội bị bắn rơi trên bầu trời Dusseldorf.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Nhận lời tham gia cuộc thi, Alcock và Brown quyết định chọn Newfounland, Canada, làm điểm xuất phát. Máy bay của họ là chiếc Vickers Vimy 2 tầng cánh với 2 động cơ Rolls Royce tổng công suất 720 mã lực. Trong Thế chiến I, nó là loại máy bay chuyên dùng để ném bom, vận tốc tối đa 185km/giờ, tầm bay 1.148km.
Trang bị kỹ thuật trên máy bay ngày ấy cũng rất đơn giản: ngoài đồng hồ đo độ cao, đo tốc độ, đồng hồ chân trời, đồng hồ nhiên liệu, nó không có radar mà chỉ có la bàn cùng máy truyền tin vô tuyến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Kỹ sư Eric Flatford, người trực tiếp kiểm tra chiếc Vickers Vimy nói với tờ Daily Mail: “một tuần trước ngày khởi hành, chúng tôi tiến hành tháo gỡ những thứ không cần thiết, kể cả dù của phi công nhằm giúp máy bay nhẹ hơn đồng thời cho cả 2 động cơ chạy liên tục suốt 20 tiếng để kịp thời phát hiện những hỏng hóc. 2 phi công chỉ mang theo 1kg bánh bisquit, 2 lít cà phê, 4 lít nước uống và 1 lít rượu…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (12).jpg

14/5/1919, Alcock (1892 - 1919) cầm lái. Brown (1886 - 1948) ngồi sau trong buồng lái.
John Alcock chết vào tháng 12 năm 1919, cách Rouen 30 dặm, sau khi va chạm với một cái cây
Alcock & Brown 1919_6_14 (13).jpg
Alcock & Brown 1919_6_14 (15).jpg
Alcock & Brown 1919_6_14 (16).jpg
Alcock & Brown 1919_6_14 (17).jpg

1 giờ 45 phút chiều 14-6-1919, chiếc Vickers Vimy cất cánh. Theo tính toán, họ sẽ mất từ 15 đến 17 tiếng để vượt Đại Tây Dương rồi hạ cánh xuống Manchester hoặc London tùy vào điều kiện thời tiết.
Trên sân bay bằng đất nện, dưới sự điều khiển của Alcock, 2 động cơ của chiếc Vickers hoạt động hết công suất. Sau khi chạy lấy đà, nó bốc lên rồi lướt ngang qua những ngọn cây trước sự reo hò của gần 200 người chứng kiến, phần lớn là các phi công, đồng đội của Alcock và Brown.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Mọi sự tưởng chừng suôn sẻ nhưng đến 5 giờ chiều, chiếc Vickers chui vào một đám sương mù dày đặc. Do không có hệ thống radar hay định vị GPS như bây giờ nên Alcock chỉ còn biết dựa vào la bàn và đồng hồ đo đường chân trời. Đã 2 lần Alcock và Borwn cầm chắc cái chết khi những luồng gió xoáy đẩy máy bay lao xuống theo hình xoắn ốc.
Kể lại với tờ Daily Mail, Alcock nói: “Cần lái lúc ấy nặng như hòn đá tảng khi tôi cố gắng kéo cho mũi máy bay ngóc lên, và điều này đã khiến lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn bình thường”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
5 giờ 20 phút, một lần nữa tai họa lại ập đến. Những luồng gió xoáy làm hỏng chiếc cánh quạt của máy phát điện chạy bằng sức gió gắn ở mũi máy bay, hậu quả là hệ thống truyền tin vô tuyến mất tác dụng vì không có điện. Và cũng vì không có điện nên chiếc máy sưởi giúp cho phi công luôn trong trạng thái ấm áp cũng ngừng hoạt động!
Đã vậy, gió xoáy còn thổi tung một ống xả của động cơ khiến buồng lái chìm ngập trong tiếng nổ đinh tai nhức óc đến nỗi mỗi lần nói chuyện, cả Alcock lẫn Brown đều phải hét vào tai nhau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Theo Brown, suốt gần 2 giờ sau đó, họ không hề nhìn thấy bầu trời hay mặt đất. Xung quanh họ chỉ là một giải khăn trắng đặc quánh. Rất nhiều lần họ phải tháo kính bay ra lau chùi vì hơi nước bám vào. Brown nói: “Quần áo chúng tôi ướt như vừa tắm xong. Nó khiến thân nhiệt của chúng tôi giảm xuống. May là chúng tôi có mang theo rượu Wishky để chống đỡ cái lạnh”,
Ở Newfounland, Đô đốc Mark Kerr, người bảo trợ của Alcock và Brown cho biết khi mất liên lạc vô tuyến với 2 phi công, ông nghĩ họ đã thất bại: “Thông điệp cuối cùng của Alcock truyền về là họ đang gặp phải sương mù. Khi ấy, nhận định của tôi là máy bay của họ bị rơi và có thể họ đã thiệt mạng”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Chirsterfield, phi công đồng ngũ với Alcock nói: “Thời tiết trên Đại Tây Dương giống như cô gái đỏng đảnh, thay đổi thất thường. Trong những năm chiến tranh, nhiều phi công khi bay vào sương mù, không tìm được lối ra. Họ cứ thế bay mãi cho đến lúc hết xăng rồi rơi xuống biển hoặc đâm vào các ngọn núi nên có thể Alcock và Brown cũng gặp phải tình cảnh ấy…”.
Về phía Alcock và Brown, sau khi thoát khỏi trận gió xoáy, họ bay về hướng đông dựa theo la bàn. Và bởi vì buồng lái của chiếc Vickers không có mui nên đôi lúc họ định hướng bằng cách nhìn lên các vì sao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock kể: “Đến 3 giờ sáng, chúng tôi gặp một trận bão tuyết rất lớn. Trong giây lát, tuyết rơi đầy buồng lái, bám vào cánh máy bay. Cửa hút gió của bộ chế hòa khí bị tuyết che phủ nên lượng không khí cần thiết để hòa lẫn với xăng đưa vào buồng đốt trong động cơ bị giảm, dẫn đến vòng quay cánh quạt cũng giảm, máy bay có nguy cơ thất tốc…”.
Để cứu vãn, sau khi trao đổi với Alcock, Brown ra khỏi ghế ngồi, trèo lên cánh máy bay trong luồng gió tuyết hung hãn. Rất thận trọng mặc dù tốc độ của chiếc Vickers khi ấy chỉ còn 60km/giờ, Brown lần theo sợi dây cáp bò đến động cơ bên trái rồi dùng lưỡi dao nhỏ gỡ hết lớp tuyết bám ở miệng ống thông gió.
Cũng may là ống thông gió làm bằng cao su, gắn chặt vào bộ chế hòa khí bằng một vòng thép nên Brown dễ dàng xoay miệng của nó chếch xuống phía dưới để tuyết không thể bám vào được nữa. Tiếp theo, Brown bò sang động cơ bên phải.
Ông nói: “Mất gần nửa tiếng tôi mới giải quyết xong. Khi quay lại buồng lái, mồ hôi thấm ướt cả lưng lẫn ngực…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Dù cửa thông gió của bộ chế hòa khí đã thoáng nhưng chiếc Vickers vẫn bay rất chậm và có khuynh hướng chúi xuống.
Theo kỹ sư Julian Thompson, chuyên gia về tai nạn hàng không thuộc Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) thì một trong những tình huống nguy hiểm nhất của máy bay là cánh bị bám băng tuyết: “Nó bao gồm những hạt nước siêu lạnh có đường kính khoảng 1mm, liên kết với nhau rất bền chặt. Nó khiến cho hình dạng cánh máy bay thay đổi, làm mất đi đặc tính khí động học trong lúc cánh được thiết kế để tạo ra lực nâng.
Ở các dòng máy bay hiện đại, các hãng sản xuất đều thiết kế bộ phận tự làm tan băng hoặc trước khi bay, những chỗ đóng băng trên cánh máy bay được phun lên một hỗn hợp gồm nước và glycol dưới dạng sương. Do có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nước bình thường nên hỗn hợp ấy làm tan chảy lớp băng trên cánh, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng đóng băng trở lại nhưng ở thời Alcock và Brown, chưa ai nghĩ ra được cách này nên vì thế, khi cánh máy bay bị bám băng tuyết, nó càng lúc càng mất lực nâng, rất dễ dẫn đến tai nạn”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Vậy mà chẳng hiểu bằng phép lạ nào, chiếc Vickers vẫn tiếp tục bay. Theo kỹ sư Julian Thompson thì rất có thể khi thoát khỏi trận bão tuyết, nhiệt độ không khí tăng lên vì lúc ấy đã gần 4 giờ sáng, cộng với sức nóng từ động cơ được gió thổi ngược ra phía sau, lan trên mặt cánh đã làm tan lớp băng bám trên cánh. Nhờ vậy, chiếc Vickers mới duy trì được lực nâng, giúp nó hoàn tất cuộc hành trình.
4 giờ 18 phút sáng ngày 15-6-1919, chiếc Vickers qua khỏi Đại Tây Dương. Dưới chân họ là những cánh đồng trải dài, những ngọn đồi và những làng mạc nước Anh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Theo Alcock và Brown, họ dự định sẽ hạ cánh ở London nhưng khi xem lại nhiên liệu, họ biết rằng họ đã đốt hết 3.900 lít xăng trong tổng số 4.000 lít mang theo nên cuối cùng, họ cho máy bay đáp xuống một dải đất thuộc quận Galway, Ireland.
Trong 15 tiếng 57 phút, chiếc Vickers đã vượt qua chặng đường dài 3.040km ở các độ cao từ 300m đến 1.300m so với mực nước biển nhưng cũng có những lúc, họ xuống thấp chỉ còn 20m, đến nỗi Brown đã phải kêu lên với Alcock: “Tôi thấy sóng biển ngay ở dưới chân mình”...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Tuy nhiên, xui xẻo lại đến với Alcock và Brown trong những phút cuối cùng. Khi tiến hành hạ cánh, do không thể nhìn rõ mặt đất nên chiếc máy bay đã đáp xuống một thửa ruộng gồ ghề. Hậu quả là khi bánh xe chạm đất và mới chỉ chạy được vài chục mét, nó cắm đầu xuống.
Một phần cánh dưới của nó bị gãy, hai cánh quạt cũng gãy nhưng may mắn thay Alcock và Brown chẳng hề hấn gì, ngoại trừ hơi choáng. Alcock nói: “Khoảng nửa tiếng sau, lính Anh xuất hiện, họ giúp chúng tôi đóng cọc, chăng dây để neo máy bay không bị gió làm hư hỏng thêm.
Cùng lúc đó, phóng viên Tom Kenny của tờ The Connacht Tribun cũng tiến hành cuộc phỏng vấn đầu tiên với chúng tôi. Nhờ Kenny, tin tức về chuyến bay qua Đại Tây Dương của chúng tôi đến với tờ Daily Mail. Họ công nhận là chúng tôi đã thành công, vượt trước thời gian quy định hơn 2 tiếng đồng hồ…”.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,992
Động cơ
640,481 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Chủ đề hay quá! Em xin phép đánh dấu ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (21).jpg
Alcock & Brown 1919_6_14 (23).jpg

Chiếc Vickers sau cú hạ cánh cắm đầu xuống Galway, Ireland.
Alcock & Brown 1919_6_14 (24).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Alcock & Brown 1919_6_14 (36).jpg

17/6/1919 – hai cu: Đại úy John Alcock (1892-1919) và Trung úy Arthur Whitten Brown (1886-1948) hoàn hồn sau chuyến bay lịch sử của họ
Họ chia sẻ số tiền Giải thưởng £10.000 (10.000 Bảng anh) do tờ báo Daily Mail trao tặng. Cả hai người đều được phong tước hiệp sĩ sau chuyến bay. Alcock qua đời ngay sau đó trong một vụ tai nạn máy bay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top