- Biển số
- OF-188258
- Ngày cấp bằng
- 4/4/13
- Số km
- 21,872
- Động cơ
- 524,465 Mã lực
- Tuổi
- 47
- Website
- www.nhattao.com
Vụ này cho thấy 1 điều là ngay cả trong nội bộ CA cũng đoé tin tưởng nhau
Cụ sai rồi!Vụ này cho thấy 1 điều là ngay cả trong nội bộ CA cũng đoé tin tưởng nhau
Cụ lại không biết gì về bắt nã rồi!Vụ này không trưng ra được cái quyết định truy nã (chắc khó) thì sẽ có vài anh bị kỷ luật. Vụ án mà cấp quận điều tra thì cũng không phải là án nghiêm trọng lắm, vì ngành công an có phân cấp điều tra từng cấp. Thế nên việc bắt nã (nếu có) cũng không đến mức bắt xong đối tượng công an HBT không thể thông báo cho công an địa phương để phối hợp. Việc bắt khi có mặt cháu bé 3 tuổi và đưa luôn cháu về TpHCM là rất vô cảm, dù có đúng quy trình hay không.
Nói chung là không tin nhau nên CAQ HBT mới phải tự vào đánh án tận Bình Thuận thay vi phối hợpCụ sai rồi!
Mỗi công việc một tính chất, cái gì không cần thì sao phải liên hệ loạn lên?
Cụ chơi thân với 1 ông bạn, nếu cụ có việc đến gần nhà ông bạn đó, cụ xong việc rồi về thẳng không vào chơi nhà ông kia, thì mọi người có cho là cụ không tin ông bạn hay ông bạn không tin cụ không?
Kể cả trên mạng hay ngoài đời, cũng không nên nói chuyện trên cơ sở chưa hiểu rõ vấn đề.Nói chung là không tin nhau nên CAQ HBT mới phải tự vào đánh án tận Bình Thuận thay vi phối hợp
Tuy nhiên, lúc 15 giờ chiều qua (26.8), đại tá Phạm Duy Khang, Trưởng công an TX.La Gi cho biết “vụ bắt cóc” thực chất là vụ bắt khẩn cấp do lực lượng công an thực hiện. “Cho đến giờ này tôi vẫn chưa nhận được văn bản chính thức nào từ các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thông báo vụ việc. Tuy nhiên, khi anh em đang thực hiện điều tra truy lùng thì tôi nhận được tin đây không phải là bắt cóc gì hết mà là một chuyên án của Bộ Công an. Đáng lẽ anh em bắt xong báo cho chúng tôi một tiếng để biết và cùng phối hợp thì hay hơn”, đại tá Khang nói.
Chuyện ấy bình thường, không có gì đáng trách.Vụ này cho thấy 1 điều là ngay cả trong nội bộ CA cũng đoé tin tưởng nhau
Bạn Cụ làm thế là đúng mà, gửi đối tượng ở Phường chờ xe dông về Tỉnh lấy thành tích. Mà đối tượng truy nã thì đến Cụ cũng được quyền tóm và giải đi mà chả cần xin phép ai cảÀ, kể chuyện bắt nã. Chuyện thật 100%
Thằng bạn em làm sự ở LS, hôm xuống HN bắt nã nó gọi cho em bẩu mài chở tao đi có chút việc. Em vác xe ra chở nó với 1 sự nữa xuống mạn Hà Đông. Em ngồi ngoài chờ, hai thằng nó vào nhà bắt luôn đối tượng. Đưa lên xe em, chở thẳng ra CA quận Thanh Xuân làm thủ tục bàn giao. Xong nó đi uống rượu với em đến nửa đêm có xe chở phạm từ LS xuống dong về nó mới về.
Em cũng chả thấy nó thông báo gì cho địa phương cả, chỉ lúc bắt xong mới "gửi nhờ" CA địa phương.
Chả hiểu dư lào???
Vâng có lẽ là thích nhậu với cụ chứ của em là nó chở luôn bằng xe em về luôn chứ cũng chẳng chờ xe chở phạm đâu ạ.Bạn em nó gửi tạm lúc chờ xe chở phạm thoai, chứ có xe ngay lúc ấy thì nó cũng dong thẳng về rồi ợ. Nhưng mờ nó về luôn thì lại không kịp nhậu
Hờ hờEm chả dám bàn vì không có đầy đủ thông tin nhưng cũng mời cccm tham khảo thêm (http://soha.vn/bat-cha-cung-be-4-tuoi-la-dung-quy-trinh-20160827065009528.htm):
Bắt người trái luật
Trước hết, chúng ta cần phải xác định hành vi của Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đưa ông Phong, đứa con bốn tuổi và xe hơi của ông từ La Gi về TP.HCM (đoạn đường hàng trăm cây số) là hành vi "bắt người" chứ không phải là "mời" đến cơ quan công an làm việc.
Vấn đề đặt ra là việc bắt ông Phong và đưa cháu bé bốn tuổi đi cùng này có đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không?
Luật hiện hành nêu các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS), bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 BLTTHS).
Giả sử anh Phong bị bắt theo Điều 82 BLTTHS thì ngay sau khi bắt giữ, người bị bắt phải được "giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền".
Thực tế, ông Phong và cháu bé bị đưa đến thẳng TP.HCM là hoàn toàn trái pháp luật.
Còn trường hợp ông Phong bị bắt theo Điều 81 BLTTHS thì phải thỏa nhiều điều kiện (khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; khi cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn…). Đối chiếu với quy định, ông Phong không thuộc bất cứ trường hợp nào để bị bắt trong trường hợp khẩn cấp bởi vì lúc đó ông đang đưa con đi học. Mặt khác, nếu bắt khẩn cấp ông Phong thì phải có lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt phải theo đúng trình tự (đọc lệnh, giải thích, lập biên bản về việc bắt); phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Đối chiếu với diễn biến của vụ việc, trình tự, thủ tục bắt ông Phong là trái pháp luật tố tụng hình sự.
Riêng việc bắt cháu bé bốn tuổi (con của ông Phong) đưa đi cùng là hoàn toàn sai!
Việc bắt người chưa đúng của Công an quận Hai Bà Trưng gây hàng loạt hậu quả: Gây hoang mang xã hội, công an địa phương phải huy động lực lượng truy bắt nhóm "bắt cóc" này, làm mất uy tín của lực lượng công an.
Có ý kiến cho rằng trường hợp này chỉ sai sót về nghiệp vụ nhưng theo tôi, những công an đi làm nhiệm vụ chưa nghiêm túc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền con người.
TS PHAN ANH TUẤN, Trưởng bộ môn Luật hình sự
(ĐH Luật TP.HCM)
Sổ tổ lái khéo ghê! Cám ơn Sổ nhưng đây mọi người đang bàn về trường hợp cụ thể.Cảm ơn bờ dồ. Sổ chỉ trích dẫn thế nào là đối tượng bị truy nã và thủ tục pháp luật bắt đối tượng bị truy nã. Sổ không bình luận về trường hợp bắt đối tượng cụ thể ở trong thớt này.