Mời cụ
đứngcạnhcửasổ xem ý kiến của lãnh đạo VKSND tối cao:
Một lãnh đạo thuộc Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng khẳng định, muốn bắt khẩn cấp cũng phải có lệnh đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn và khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Khi đó, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh. Sau đó mới di lý người bị bắt về nơi khác để phục vụ điều tra. Không có chuyện bắt người kiểu “bắt cóc” như thế này.
“Theo luật định, chỉ bắt tạm giam khi đã có căn cứ khởi tố bị can và khởi tố vụ án. Nếu làm rõ được công an có cơ sở bắt tạm giam bị can, việc bắt chỉ sai về thủ tục tố tụng thì lãnh đạo cấp trên xem xét xử lý kiểm điểm hành chính, nghiệp vụ đối với cán bộ liên quan. Tuy nhiên, nếu xác định người bị bắt không có hành vi phạm tội thì hành vi vi phạm của cán bộ công an có thể chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “bắt giữ người trái pháp luật”. Dù là bắt bị can hay mời về làm việc thì cách làm này hoàn toàn sai”, vị lãnh đạo này nói.
http://thanhnien.vn/thoi-su/bat-nghi-pham-nhu-bat-coc-738275.html