- Biển số
- OF-312191
- Ngày cấp bằng
- 18/3/14
- Số km
- 244
- Động cơ
- 299,440 Mã lực
Thưa CCCM, như đã có lời ngỏ ở bên thớt "Tới đảo Hải tặc tìm kho báu", em viết bài này để giới thiệu với tất cả CCCM và gửi tặng những người con quê hương Hà Tiên, Kiên Giang về những cảm nhận thực tâm của em về một dải đất xinh đẹp cực Tây Nam Tổ quốc và con người miền Tây mến khách. Bài viết này là cảm nhận của em về Hà Tiên không chỉ là danh lam thắng cảnh, mà còn về văn hóa, lịch sử, con người, phong tục, tập quán nơi đây.
Em lấy tiêu đề bài viết là "Hà Tiên thập cảnh" là muốn mượn lời tập thơ "Hà Tiên thập vịnh" hay "Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh" gồm mười bài thơ xướng do Mạc Thiên Tứ viết. Một điều đặc biệt trong tiêu đề mỗi bài thơ là một địa danh gắn liền với một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tiên.
Để CCCM có cái nhìn tổng quan, em xin phép giới thiệu tổng quan về Hà Tiên trước ạ:
I. Tổng quan về Hà Tiên:
Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển ở cực Tây Nam có thể coi như Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các dạng địa hình: đồng bằng, núi, sông, vũng, vịnh, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Nếu như phía Đông Bắc đất nước ta có Móng Cái/Quảng Ninh thì phía Tây Nam có Hà Tiên/Kiên Giang, hai nơi này rất tương đồng ở điểm thiên nhiên ban tặng cho đầy đủ cảnh sắc, phát triển cả kinh tế, du lịch, công nghiệp...
Về tên gọi Hà Tiên: Chuyện kể rằng nơi này ngày xưa thường có tiên dạo chơi trên sông nên mới có tên gọi Hà Tiên, đây là tượng của chín nàng tiên ở một khu vui chơi trong thị xã bên bờ sông Giang Thành.
Như các cụ nhìn thấy trên bản đồ, Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào khu vực Hà Tiên, dài khoảng 23 km. Chỗ phình to như bao tử là vũng Đông Hồ, một trong thập cảnh em sẽ miêu tả sau đây. Vũng Đông Hồ và sông Giang Thành chia đôi thị xã: bên tả là phường Tô Châu và xã Thuận Yên; bên Hữu có các phường Bình San, Đông Hồ, Pháo Đài và Mỹ Đức sát biên giới Cambodia.
Cầu nối 2 bên thị xã là cầu Tô Châu, cũng là cầu sát cửa vịnh Hà Tiên. Khung cảnh khu chợ Hà Tiên sầm uất nhìn từ cầu Tô Châu. Khu vực này tập trung chủ yếu các khách sạn, nhà nghỉ, chợ búa và các khu vực bán đồ phục vụ khách du lịch.
Còn đây là khung cảnh phía bên phường Tô Châu, nơi có bến thuyền để các CCCM có thể đi Phú Quốc, Hải Tặc và các đảo khác. Nơi đây có núi Tô Châu nên địa bàn sinh sống cư dân bên này gọi là phường Tô Châu:
Còn đây là cầu Tô Châu:
Từ cầu Tô Châu nhìn về phía vũng Đông Hồ, sông Giang Thành và 2 bờ thị xã:
Em lấy tiêu đề bài viết là "Hà Tiên thập cảnh" là muốn mượn lời tập thơ "Hà Tiên thập vịnh" hay "Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh" gồm mười bài thơ xướng do Mạc Thiên Tứ viết. Một điều đặc biệt trong tiêu đề mỗi bài thơ là một địa danh gắn liền với một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tiên.
Để CCCM có cái nhìn tổng quan, em xin phép giới thiệu tổng quan về Hà Tiên trước ạ:
I. Tổng quan về Hà Tiên:
Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển ở cực Tây Nam có thể coi như Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các dạng địa hình: đồng bằng, núi, sông, vũng, vịnh, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Nếu như phía Đông Bắc đất nước ta có Móng Cái/Quảng Ninh thì phía Tây Nam có Hà Tiên/Kiên Giang, hai nơi này rất tương đồng ở điểm thiên nhiên ban tặng cho đầy đủ cảnh sắc, phát triển cả kinh tế, du lịch, công nghiệp...
Về tên gọi Hà Tiên: Chuyện kể rằng nơi này ngày xưa thường có tiên dạo chơi trên sông nên mới có tên gọi Hà Tiên, đây là tượng của chín nàng tiên ở một khu vui chơi trong thị xã bên bờ sông Giang Thành.
Như các cụ nhìn thấy trên bản đồ, Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào khu vực Hà Tiên, dài khoảng 23 km. Chỗ phình to như bao tử là vũng Đông Hồ, một trong thập cảnh em sẽ miêu tả sau đây. Vũng Đông Hồ và sông Giang Thành chia đôi thị xã: bên tả là phường Tô Châu và xã Thuận Yên; bên Hữu có các phường Bình San, Đông Hồ, Pháo Đài và Mỹ Đức sát biên giới Cambodia.
Cầu nối 2 bên thị xã là cầu Tô Châu, cũng là cầu sát cửa vịnh Hà Tiên. Khung cảnh khu chợ Hà Tiên sầm uất nhìn từ cầu Tô Châu. Khu vực này tập trung chủ yếu các khách sạn, nhà nghỉ, chợ búa và các khu vực bán đồ phục vụ khách du lịch.
Còn đây là khung cảnh phía bên phường Tô Châu, nơi có bến thuyền để các CCCM có thể đi Phú Quốc, Hải Tặc và các đảo khác. Nơi đây có núi Tô Châu nên địa bàn sinh sống cư dân bên này gọi là phường Tô Châu:
Còn đây là cầu Tô Châu:
Từ cầu Tô Châu nhìn về phía vũng Đông Hồ, sông Giang Thành và 2 bờ thị xã:
Chỉnh sửa cuối: