- Biển số
- OF-74355
- Ngày cấp bằng
- 1/10/10
- Số km
- 11,964
- Động cơ
- 500,276 Mã lực
Mệ! Năm 94 lên vườn hoa thị xã TB xem trăn bị nó trấn mất 5000k đấy. Không biết có phải bạn lão không nữa?Em đíu phải dân HN lên em đi ra vậy
Mệ! Năm 94 lên vườn hoa thị xã TB xem trăn bị nó trấn mất 5000k đấy. Không biết có phải bạn lão không nữa?Em đíu phải dân HN lên em đi ra vậy
Em ở đấy còn phải né nữa là lão , khu đấy nổi tiếng phò với nghiện, tối đến khu đấy nhộn nhịp không kém gì dốc Bác cổ ở HnMệ! Năm 94 lên vườn hoa thị xã TB xem trăn bị nó trấn mất 5000k đấy. Không biết có phải bạn lão không nữa?
Thì đúng ai cũng biết là có bia tàu kiểu tên 1 thành phố hay con sông nào đó của tàu nhưng mãi sau này mới phổ biến chứ trước đấy chỉ tầm năm 86 đổ lại có khi 90% người lớn ở HN chả biết đến mùi bia cùng lắm 1 năm uống được 2 chai là oách lắm rồi. Đua xe cũng chỉ có trong năm 98 quanh hoàn kiếm với hale thôi sau năm này cũng nhạt dần rồi thời năm 99 có 1 phim vncn do Mai Thu Huyền đóng vai cô sinh viên bán sách dạo yêu 1 cậu công tử nhà giàu đua xe bonus bịt mắt tháo phanh nên nhiều bố trẻ kể chuyện chém gió ra vẻ ta biết cũng tưởng chú nào đua xe thời này cũng thế thật.Em là 8x đời đầu cụ ah. Tô Tịch e nói ở đây là phố bán quay, đinh quay, khắc dấu in, phẩm in.... Thời hoa quả dầm thì em chỉ biết mà chưa được thưởng thúc, mặc dù nhà e cách đó 1 con phố Cầu Gỗ.
Hale chưa bao giờ thuộc khu Hoàn Kiếm trong tuổi thơ của em cụ ah.
Bia tàu thì có ( bia chai Trung Quốc ), thời e chưa có bia tươi.
Em đang hồi tưởng thời điểm năm 88 -90. Nói đến Hà Nội thời 98 - 2000 thì lúc đó là Dream chiến ( dream bỏ yếm ), chiều dạo hồ, tối lòng vòng, đêm cổ vũ rồi cụ ah.
sau nó đập hết hàng rào đi, ko kín nữa là sạch sẽ bao nhiêu.Em ở đấy còn phải né nữa là lão , khu đấy nổi tiếng phò với nghiện, tối đến khu đấy nhộn nhịp không kém gì dốc Bác cổ ở Hn
Vậy hôm nào đi bia cái cụ nhỉsau nó đập hết hàng rào đi, ko kín nữa là sạch sẽ bao nhiêu.
Nhà em ở Lê Lợi.
em thi thoảng ngụm phát, Vẫn đắng như bây giờ thôi mà.. bia thì uống tiger, halida có khi còn nhiều hơn bia HN tiếc là thời ấy mình cũng chưa đủ tuổi uống bia mới chỉ thỉnh thoảng "nhắp môi" nên không nhớ vị bia lon, chai ngày đấy khác thế nào
em 83, đi hn kiếm ăn ợ.Vậy hôm nào đi bia cái cụ nhỉ
Rạp Đống Đa ngày xưa thì ở đoạn giữa phố Thái Thịnh nhưng mình chưa có cơ hội vào lần nào, lần đầu đi xem phim cũng phải giữa thập niên 90sNgày bé em vẫn hay ra bì bõm bơi ở cái hồ này là đường Thái Hà. Ở gần đấy cũng có cái bể bơi nhưng bọn em lại thích ra hồ bơi vì ko mất tiền mà lại còn bắt được cả tôm bé như đầu đũa nên vừa bơi vừa chén tôm
Đường Thái Thịnh thì là đường cụt, chỉ có từ đầu phía rạp Đống Đa đến đầu cầu Thái Thịnh bây giờ. Đám trẻ con bọn em thỉnh thoảng vẫn phải trèo qua bãi rác Thành Công để lên khu triển lãm Giảng Võ. Nhắc đến khu bãi rác lại nhớ đến thằng bạn bị cưa mất 1 chân vì khi đi qua bãi rác nhìn thấy 1 cái chân thò ra từ đống rác, sợ quá chạy tuột dép dẫm phải mảnh sành nên tháng sau nhiễm trùng nặng quá mà phải cưa 1 chân. Lúc nhìn thấy thì cả bọn cùng chạy nhưng sau đấy mấy thằng bạo gan quay lại kiểm tra thì chỉ là cái chân giả hỏng của một bác thương binh nào đấy vứt đi. Thế là vì một cái chân giả mà mất toi một cái chân thật.
thấy địa chỉ cụ ở Khâm thiênEm đíu phải dân HN lên em đi ra vậy
Kụ có ảnh minh họa không ợ. Món củ đậu bay thì trong quê cháu cũng thịnh hành một thuở...trẻ trâu thời 199x đó cũng máu lạnh lắm ợ7x là lê với phay, các kiểu lê, kể cả của Mỹ nhé. Môn nữa đặc thù bao cấp là củ đậu bay, thời ấy sao gạch nửa sẵn thế chứ lại. Còn dạng nện cối với vụt xanh tuya thì phải là ông gớm có điều kiện, toàn đồ tính bằng chỉ vàng phang cái rất phí.
Có mấy môn cao thâm mà giờ không còn" một là "cắt bom": ông nào buộc túi đồ sau pooc ba ga xe đạp là nó cắt nhấc mất
Hai là "nhảy nghẽo" hay nhảy ngựa, xe đạp vừa dựng bờ tường chạy vào hỏi chị ơi thịt hôm nay bán ô số mấy quay ra đã thấy một ông vớ xe đạp vút đi mất, nhưng mấy ông này mà gặp xe đạp xích rão đĩa vênh thì chỉ có khóc vì tuột xích.
Ba là "bấm đổng": đeo đồng hồ ở tay nó lướt qua xoay tay cái là thành của nó.
Bốn là "tháo cốp": cốp xe cub đời 78, 79 rất dễ tháo vì chỉ là cái núm nhựa to, thế là mất ngay, đến đời 81 kim vàng phải chế thành dạng ốc mở dùng chìa lõm như khóa còng mới đỡ thì môn này chuyển sang cậy công tơ mét, vặt gương, nhổ cacburator
mũ cối, mô ca, quần ga, et-ca...toàn chấn tiền học sinh thanh lịchNhưng năm 80, chỉ cần ra đến chỗ là phố Đại Cồ Việt - Trần Khắc Chân bây giờ thì toàn nhà tre lá, lợp mái dầu bán vật liệu xây dựng.
Bước sang những năm 90, cả Hà Nội đi đâu cũng gặp các quân khu Thủ đô, tiêu biểu là quân khu Nam Đồng, Vân Hồ, Tăng Bạt Hổ, xóm liều Thanh Nhàn, Ô Cầu Dền, ngõ Lò Lợn (phố Hồng Mai ngày nay)... Trong mọi khu dân cư đều tồn tại một đám thanh niên du thủ du thực khá đông đảo, đầu đội mũ cối, chân đi tông, khoác áo Nato, công việc chính là ngồi quán nước, ghi lô đề, xóc đĩa, chăn dắt gái điếm hoặc một lũ nhóc lang thang kiếm ăn... Thanh niên cấp 3 ngày ấy đi đâu cũng phải thủ sẵn đồ để phòng thân. Học sinh cấp 2 - 3 đi học hay đi chơi luôn gặp phải đầu gấu chặn đường bắt nạt, trấn lột.
Ngày đó cả Hà Nội toàn xe đạp nên bọn trẻ con có thể xuống lòng đường đá bóng, ném lon, đánh quay, đẩy vòng... Cuộc sống cứ từ từ trôi đến khi mình vào Đại học thì mọi thứ gần như bây giờ.