Tình cờ em có cuốn Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX của cụ Nguyễn Văn Uẩn. Em sẽ tóm tắt dần những tên phố tên nhà tên người biết đâu lại liên hệ đến ai đó trong chúng mình.Thưa các cụ, nhân đọc thớt "Phố nào chất nhất Hà Nội", em xin mạo muội lập thớt tìm và giao lưu với các cụ sinh ra và lớn lên tại các con phố thuộc 4 quận nội thành cũ của Hà Nội. Thế hệ nào cũng ok, tuy nhiên em nghĩ thế hệ em 7x đời đầu là khá nhiều kỷ niệm của Hà Nội cũ: mất điện, mất nước, xếp hàng đong gạo, mua dầu, ..., nhảy tàu, trèo sấu, bắn chim, đẽo khăng, đẽo quay gỗ, đá bóng ống cống trời mưa ... ôi nhiều lắm ...
Các cụ thế hệ 6x chắc giờ già quá rồi, về hưu, ông nội ông ngoại, không chắc đã nhớ Hà Nội xưa nó thế nào, hoặc không chơi OF. Các cụ 8x thì tuổi thơ cũng vẫn còn khổ như tụi em nhưng lớn chút đi học là đất nước khác lên rồi. Em nhớ 1985 đổi tiền xong thì 1986 Hà nội lúc đó thê thảm luôn. Các cụ 8x thì chắc còn chút ký ức. 9x thì như con zai em chắc chả biết gì nữa rồi. Do đó em đoán nếu thớt này thành công thì là đa phần sẽ là thế hệ 7x tụi em.
Mỗi cụ mà có câu chuyện ôn lại thời thơ ấu phố cổ thì thích quá. Em xin bắt đầu trước ạ:
Em sinh ra ở phố Thuốc Bắc, thuộc phường Hàng Bồ. Phố em một đầu giao với Hàng Bồ, Hàng Thiếc và Bát đàn, giữa phố có giao Hàng phèn, Hàng Bút; đầu kia cắt Lãn Ông, Hàng Vải, chạy tiếp qua Lò rèn, và cuối cùng là giao với Hàng Mã. 1 con phố mà nối với biết bao con phố!!!!!!!!!!!
Ngày em bé phố này rõ ràng là phố lớn. Giờ nó như cái ngõ ý Hồi đó có phở bò Bắc Hải - người gốc Hoa, ngon nổi tiếng. Con cháu nhà Bắc Hải này sau mở quán bê thui đầu Hàng phèn. Các bác dân nhậu chắc chắn biết. Ngày nay, chỗ Chợ Hàng da, gần đến chỗ Nhà thờ tin lành Hàn quốc đầu phố Ngõ Trạm có 1 hàng phở bò bán ban ngày. Nước phở khá ngon và khá giống phở Bắc Hải xưa. Cô lớn lớn tuổi đó, cỡ 6x, chính là cô rửa bát phở Bắc Hải ngày xưa đó. Xin phép mở ngoặc thêm là thời đó mấy cái gọi là Phở bát đàn truyền thống gì đó chưa có đâu. Sau những năm 90, khi phở Bắc hải bị dẹp tiệm thì chưa thấy mấy hàng phở này bao giờ.
Phố Thuốc bắc ngày đó hầu như không còn bán thuốc bắc mấy, mà đa số là bán đồ sắt gia đình như: khóa cửa, ốc vít, bản lề ... Cuối phố đầu ra Bát Đàn có mấy hàng bán đồ chơi trẻ em từ làm, nhưng nổi tiếng nhất là hàng bán đồ chơi Trung thu. Em thích nhất là cái tàu sắt, cho tý dầu hỏa vào trong, đốt lên nó kêu phạch phạch, rồi chạy vòng quanh cái chậu nước rất thú vị!
View attachment 8578597
Rất tiếc thời đó chưa có iPhone để mà lưu lại các khoảnh khắc phố phường rất vắng vẻ nhưng cũng rất "sôi động" thời Hà nội cách đây 5-60 năm! Em mượn tạm 1 tấm ảnh ngày xưa thời Pháp thuộc của phố Thuốc Bắc em. Đây chính là nền mà họa sỹ nổi tiếng Bùi Xuân Phái đã sáng tác hàng trăm bức học nổi tiếng Việt nam cho đến tận ngày nay. Em nhớ nhà cụ Phái lắm, không phải vì cụ là họa sỹ nổi tiếng (mà hồi đó cụ chưa nổi tiếng), mà là do em hay phải vào tiêm của và Sính là vợ cụ (có thể là bà Xính - em không nhớ chính xác). Bà là y sỹ gì đó, ở phố người lớn trẻ em bị sao là sang bà Sính tiêm hết
PHỐ THUỐC BẮC
Dài 328m, từ ngã tư Hàng Bồ Bát Đàn đến Hàng Mã. Trước đây gồm các đoạn phố ngắn hơn có tên là phố Hàng Vải Thâm, Hàng Bút, Hàng Áo Cũ, Hàng Khoá.
Gọi là phố Thuốc Bắc nhưng chỉ một đoạn đầu từ ngã tư Hàng Vải Lãn Ông đến ngã ba Hàng Bút(ngày nay) là buôn thuốc Bắc, thuốc Nam và nguyên liệu làm thuốc. Còn các đoạn khác thì việc huôn bán thể hiện qua các tên phố cũ như trên.
Tiếp theo đoạn đầu phố này là phố Hàng Vải Thâm cũ, người gốc dưới Bưởi lên thuê bán hàng vải rồi mua nhà ở lại. Về sau có nhiều đại gia nơi khác đến mua đất xây nhà lớn ví dụ tiệm cao lâu Nguyên Sinh, tư sản Hoà Giụ, tư sản Trường Thịnh, tổng đốc Lê Hoàn.
Tiếp đến là đoạn phố Hàng Bút cũ, bán bút lông mực tàu, nghiên mực, giấy bản. Giấy của kẻ Bưởi. Nghiên đá của Hà Nam, Sơn Tây, mực của Tàu hoặc của Kiêu Kỵ. Về sau thì chuyển sang buôn tạp hoá hàng của Hoa Kiều. Số 94 là tiệm Đan Bình giàu to nhờ buôn chợ đen và buôn lậu hồi 1939 1942
Tiếp đến đoạn Hàng Áo Cũ và Hàng Khoá buôn những đồ quần áo đã dùng và chăn màn may sẵn, quần áo sân khấu và trang phục hầu đồng, khoá đồng kiểu cũ của dân Phùng khoang về sau chuyển sang buôn kim khí, tơ lụa. Đoạn phố này có những hiệu đại gia như Hoà Tường, Phú Lợi, Thuận Lợi, Phú Gia vẫn còn sót tên hiệu đắp nổi trên mặt tiền.