Vâng ah không quan trọng lắm đâu mà. Kính cụ một ly
Cảm ơn cụ.
Tuần rồi bận bịu và lười quá. Giờ em xin tiếp tục câu chuyện
Rời Hoàng cung, em lựa chọn phương tiện di duyển là xe lôi để tới bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. Xe lôi rất phổ biến ở Cambodia. Nó là cái xe máy, kéo theo cái thùng trở khách đằng sau. Nhìn rất tạm bợ và chắp vá. Tuy nhiên em cũng thử cho biết
Xe lôi.
Còn đây là logo Metfone. Thương hiệu hãng viễn thông của Viettel tại Cambodia. Metfone là hãng viễn thông có hạ tầng, khách hàng di động, cố định, ADSL lớn nhất tại Cambodia. Trên quãng đường em di chuyển từ Phnom Penh về Siem Reap ngày sau. Biển hiệu Metfone dày đặc ở các đại lý nhỏ ở miền quê Cambodia.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội.
Dây thép gai bao quanh nhà tù.
Chúng nhốt tù nhân trong các căn phòng được tạo nên bằng cách ngăn các phòng học của trường học trước đây. Ban đầu không có lưới thép. Lưới thép được lắp thêm sau này để ngăn cho các tù nhân không thể tự tử. Chúng muốn tù nhân bị nhục hình, tra tấn. Chết phải chết dần chết mòn, chết đau chết đớn chứ không chết đơn giản như nhảy lầu mà xong.
Ở nơi đây còn nhiều hiện vật liên quan đến các biện pháp tra tấn, nhục hình tù nhân dã man của Khmer Đỏ. Cụ nào mà đi Côn đảo rồi thì sẽ thấy một sự tương tự thậm chí là man rợ hơn. Họ cấm chụp ảnh bên trong các căn phòng nên em không chụp. Chỉ có ảnh bên ngoài.
Tù nhân bị treo ngược trên những cái giá treo như thế này
Và họ bị chúc đầu ngược xuống một cái chum chứa phân và nước tiểu
Đây là những ngôi mộ của những tù nhân cuối cùng bị chết trong nhà tù này. Sau này quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng Cambodia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Trong bảo tàng có trưng một tấm hình của một nhân chứng sống. Từng là tù nhân và may mắn sống sót nhờ công lao của quân tình nguyện Việt Nam. Cụ ấy có quầy bán sách ở ngay cổng. Trong đó có cuốn "Survivor" do chính mình viết ra. Em cũng mua 1 cuốn về làm kỉ niệm chuyến đi. Khi nào hứng tìm hiểu thì đọc.
Nhân chứng sống. Tác giả cuốn sách "Survivor".