Theo cách nhìn của em, Quy hoạch và xây dựng HN có 3 giai đoạn với 3 trường phái khác nhau:
1/Trước khi người pháp đến, HN chỉ có các con phố bán hàng, các làng ven đô như Ngọc Hà, Thụy khuê, mấy làng mạn hồ tây.
2/ Khi Pháp quy hoạch, người Pháp tôn trọng tất cả những khu vực cũ, có tính lịch sử, văn hóa (ngày đó Pháp phá hết thì chả ai làm gì được).
Sự tài tình của KTS Pháp là khu quy hoạch mới có các công trình hiện đại đan xen, kết nối hài hòa với các khu vực cũ, ví dụ Tràng tiền, Nhà hát lớn, ks Metropol rất gần hồ gươm và khu phố cổ. Nhà toàn quyền (phủ CT bây giờ) và các khu vực BT pháp khu vực Phan đình phùng bây giờ rất gần làng cổ ngọc hà. Các khi mới và cũ đến nay hơn 100 năm vẫn chung sống hài hòa, không có xung đột.
Họ tận dụng chính các làng cổ, hồ sẵn có làm lá phổi cho khu vực đô thị mà không cần đào hồ, xây công viên, trồng cây xanh. Vừa tiết kiệm chi phí xây dựng, vừa không mất cp phá dỡ, vừa không làm xáo trộn đời sống của dân của dân cư hiện hữu, vừa tận dụng được các nguồn cung cấp (mua bán hàng hóa ở phố cổ, lương thực, thực phẩm từ các làng cổ).
Quy hoạch của Pháp có đủ các tiện ích cho cuộc sống như trường học từ tiểu học đến đại học (trường bưởi, trường dược), bệnh viện (Saint pole), mua sắm (chợ đồng xuân), tôn giáo (nhà thờ lớn), khách sạn, nhà hàng, cung cấp điện, nước (NM điện, nước Yên Phụ), văn hóa (nhà hát lớn), công trình giao thông điểm nhấn (cầu Long Biên), tâm linh (nghĩa trang bất bạt - cách HN 70 km, thanh tước - cách HN 40 km, đến bây giờ vẫn chưa lỗi quy hoạch).
3/ Quy hoạch sau năm 54. Có sự tham gia của KTS tài năng Ngô Viết Thụ (học tại Pháp, nổi tiếng với công trình Dinh Độc lập), có các khu vực mở rộng để xây các nhà máy (khu cao xà lá), các khu tập thể (kim liên, trung tự, thành công, giảng võ... ) các khu tập thể này cũng rất hoàn thiện về hạ tầng như chợ, trường học, sân chơi.. đủ cho dân sống khu vực đó, đến nay các khu tập thể này vẫn đầy đủ nhất về hạ tầng (đường có tắc là do bị lấn chiếm và tăng dân số cơ học khu vực lân cận). Trong khoảng mấy chục năm, các khu tập thể này cũng không có xung đột với các khu vực làng xóm cũ (tập thể kim liên - làng kim liên, Tt Trung tự - làng trung tự, Tt Thành công - làng thành công...), tức là dân làng vẫn học trường làng, vẫn ở nhà của họ, vẫn làm việc của họ, không mất đất nhà, không mất ruộng/cơ sở sản xuất, không phải chuyển đổi nghề.
4/ giai đoạn từ những năm 90, hoàn toàn do giới tinh hoa của .... thực hiện. Giai đoạn này, có tạo ra quỹ nhà ở, cơ sở làm việc.., nhưng tạo ra rất nhiều xung đột trên phạm vi rộng và hậu quả của nó là rất nặng nề và không thể khắc phục.
Chỉ tiếc ko biết Quy Hoạch thôi, Giữ được 5 phần như xưa . E đảm bảo 1 trong những nơi thu hút du lịch Top Thế Giới
Tiếc cụ nhỉ nếu Quy hoạch tốt 1 chút, Đảm bảo ít nơi nào đẹp như thế
Ý e giữ lại 1 phần và phát triển ra vùng ven ,hồi đó đất rộng, và rẻ nữa tiếc là chưa gặp ngừoi yêu Hà Nội thực sự, nên Hà Nội mới trở nên lộn xộn như bây giờ
Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng (1953)
View attachment 7388896
Hàng Trống (1953)
View attachment 7388897
Tràng Tiền Plaza xưa
View attachment 7388899
Chợ Đồng Xuân
View attachment 7388900
Ga Hàng Cỏ
View attachment 7388901
Hồ Tây (bên phải) và Trúc Bạch (bên trái), Cổ Ngư (Thanh Niên) là con đường đất ngoằn nghoèo
View attachment 7388905
Sân bay Bạch Mai (phía xa là Định Công, Linh Đàm ngày nay)
View attachment 7388906
Tháp nước Bốt Hàng Đậu
View attachment 7388907
Chỉ đẹp ở khu của bọn Phớp đĩ thôi, còn anamít thì vẫn lụp xụp nhà đắp đất, không sướng đâu cụ.