[Funland] Hà Nội năm 1971 mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ, làm chết 100.000 người

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Mỹ nào?
Ta tự phá đê để cứu thủ đô. (giống vụ Mỹ Đức gần vừa rồi đấy)
Năm ấy ngập hết cả tỉnh Hà Bắc. Dân quê nhà em chả có gì ăn phải ăn đỗ thay gạo.
Năm 1971, vỡ đê Cống thôn thuộc xã Mai lâm, huyện Đông anh, ngoại thành HN, lụt ảnh hưởng dọc theo các khu vực sông Đuống, và các xã thuộc tỉnh Hà bắc thôi (khu vực Bắc ninh)...
 

Cụ Nicolas

Xe tăng
Biển số
OF-377378
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,022
Động cơ
302,394 Mã lực
Thời đấy đang chiến tranh thì cái gì khó khăn chả đổ do Mẽo đánh phá, nâng cao chí căm thù mà. Nhân dân mà ko ị được cũng do thằng Mẽo cả
 

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
4,232
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Năm 1971, vỡ đê Cống thôn thuộc xã Mai lâm, huyện Đông anh, ngoại thành HN, lụt ảnh hưởng dọc theo các khu vực sông Đuống, và các xã thuộc tỉnh Hà bắc thôi (khu vực Bắc ninh)...
Từ dốc suối hoa đến yên viên cụ ợ.
 

Sondaubang

Xe điện
Biển số
OF-406839
Ngày cấp bằng
25/2/16
Số km
2,380
Động cơ
243,610 Mã lực
Nếu ở Hà nội thì có thể coi 1971 thì cũng nhỉnh hơn 1984 đôi chút, vì: nước đã gần chạm mặt dưới cầu Long Biên; đứng ở mép mặt đê chân cầu Long Biên, hay bến xe Bến Nứa, thò chân rửa chân nước lụt được. Nghĩa là, không còn có thể cao hơn được mấy nữa, vì thêm tí chút nữa sẽ tràn mặt đê vào Hà Nội.
Sau vài ngày chịu nước thì mép đê bắt đầu nhão, đứng ra mép đó cũng run run vì ngút tầm mắt hơn 1km là nước đỏ ngầu, đất dưới chân thì lẹp nhẹp, lún lún.
Thực tế thì nếu cụ đi dọc đê Long Biên ngày nay, xưa đê đất cao nhất là gần ngang mặt dưới cầu Long Biên (đi trên đê dướn nhẹ người là trèo lên mặt cầu được, các bà các chị cũng đu được, chả khó khăn gì!), tức là cao hơn cái đỉnh bức tường bê tông bây giờ tí chút, rồi hạ bậc thang đến cái mặt đường cao cao mà ta đang đi (là phần bạt mái đê làm đường). Dưới 1 bậc nữa là mặt đường Yên Phụ, Nghi Tàm... cũng có thể coi là chân đê chính. Sau nữa là các phố ven đê... Nên nếu khi đó đang đi ở đường Yên Phụ thì cụ cứ hình dung cách 20-30m đang có 1 bể nước dài hàng chục km, cao hơn đầu cụ vài mét, và có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Trận lụt 1984 cũng là to, nhưng kém xa trận lụt 1971 cụ ạ, không phải 1971 nhỉnh hơn tý đâu. Nhà em ở tả ngạn Sông Hồng, em chứng kiến cả hai trận lụt này. 1971 nước đã xấp xỉ mặt đê tả ngạn Sông Hồng, nhiều chỗ chuẩn bị tràn, chính quyền huy động dân công đông như kiến để đắp con trạch ngăn nước tràn, còn trận 1984 ngập trên lưng đê, bọn em còn bơi thuyền vào làng lấy mít với bòng. Lâu rồi chả có nước ngập cũng...nhơ nhớ.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,319 Mã lực
Em nói không làm được mưa nhân tạo bao giờ?

Mưa nhân tạo thì làm được, vấn đề là để làm mưa gây lũ lụt cả 1 khu vực rộng lớn trong cả chục ngày thì theo cụ có khả quan không? Mây ở đâu mà lắm thế.
Nitrat bạc và các hóa chất thay thế không thể tạo ra mây tích nước
Nhưng nếu mùa mưa bão, lượng mây đen rất nhiều mà tác động thêm hóa chất thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn
Tất nhiên, lụt năm 71 em nghĩ nguyên nhân do tự nhiên, vụ kia vẫn chỉ là thuyết âm miu kiểu té nước theo mưa
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,319 Mã lực

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Lụt 71

Em nghe bố mẹ, anh chị kể lại

Mấy năm sau em mới đẻ

Lần lụt to nhất sau đó ở HN là 1984

Hic
Nhà em lúc ấy đang ở Nguyễn Gia Thiều, giam 1 tuần luôn, trong nhà ngập ngang ngực ông già, khoảng 1.5m, bước ra sân ngập đầu. Trẻ con bơi tung hoành, 2 tuần sau nước rút còn ngang gối trước cửa nhà, vẫn bắt được cá chép hồ Ha le, 1 tuần sau nữa vẫn câu được lươn :).
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,319 Mã lực
Vụ mưa nhân tạo này có được nhắc tới trong cuốn “ vụ tập kích Sơn tây “

Vì đây là một chiến dịch tuyệt mật của Mỹ nên cả hai : bên rải hoá chất và biệt kích đều không được biết hoạt động của nhau dẫn tới tình trạng đá vặn sườn nhau. Bên rải hoá chất gây mưa làm nước sông Nhuệ lên cao , ta phải sơ tán tù binh mỹ đi chỗ khác và sau đó biệt kích như đã biết , tấn công vào trại không có tù binh nào cả

Mặc dù vụ tập kích diễn ra vào tháng 11 năm 1970 nhưng có thể kết luận vụ lụt năm 71 là do Mỹ rải hoá chất gây mưa nhằm phá hoại đường Trường sơn
Miền bắc các con sông đều chảy ra vịnh bắc bộ thì ảnh hưởng gì tới Trường Sơn đâu?
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
468
Động cơ
434,249 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em nghĩ số liệu vớ vẩn rồi, 100.000 người là bằng gần 10% dân số Hà Lội thì quá khủng khiếp và chắc là ngày giỗ lớn cho cả thành phố chứ không đùa.
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,340
Động cơ
480,968 Mã lực
Đang rục rịch quy hoạch bờ sông hồng phỏng? mấy cái thằng đê điều giải tán đi nuôi làm gì ...
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Nitrat bạc và các hóa chất thay thế không thể tạo ra mây tích nước
Nhưng nếu mùa mưa bão, lượng mây đen rất nhiều mà tác động thêm hóa chất thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn
Tất nhiên, lụt năm 71 em nghĩ nguyên nhân do tự nhiên, vụ kia vẫn chỉ là thuyết âm miu kiểu té nước theo mưa
Cụ giải thích rõ hơn được không ạ ? Nghiêm túc ! Em biết là Thái mọi lúc cần nó cũng bắn AgNO3 tung tóe cứu hạn. Nhưng nếu sao nhiều mây đen thì lại hỏng việc ?
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Mỹ ném bom hệ thống đê điều đấy. Nhưng năm 1971 là Mỹ rải hóa chất gây mưa để ngăn ta vận chuyển trên đường mòn HCM.
Mỹ ném bom ồ ạt vào hệ thống đê điều, cửa đập vào ngày 16/4/1972 - ngày bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai.
Tuyệt vời cụ, e nhớ là có vụ ném bom phá hoại đê điều để cho MB chết đói; nhg linking nhầm sang vụ lụt lội 1971.

Tks nhiều cụ cũng đã correct lại giúp e :)
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Nhà em lúc ấy đang ở Nguyễn Gia Thiều, giam 1 tuần luôn, trong nhà ngập ngang ngực ông già, khoảng 1.5m, bước ra sân ngập đầu. Trẻ con bơi tung hoành, 2 tuần sau nước rút còn ngang gối trước cửa nhà, vẫn bắt được cá chép hồ Ha le, 1 tuần sau nữa vẫn câu được lươn :).
Mưa to gây úng ngập quanh khu trũng, như quanh hồ Thiền quang, mà tùy khu vực thôi cụ, nhà tôi trong khu tập thể Bách khoa, khô ráo không sao hết, chỉ có sẵn sàng chuyển lên các nhà cao tầng để tránh (nếu có lụt do vỡ đê), hàng ngày vẫn ra xem các chú sinh viên đan rọ sắt rất to để chèn đá hộc, chuyển đi vá đê vỡ.
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Cụ đọc hơi vội, HN chưa vỡ đê. Nhưng nếu năm 1971 hoặc 1 số năm khác, không có người Pháp chỉ đạo đắp đê, thì đồng hồ ga Hàng Cỏ chắc có tí phù sa thật!
Không đâu, cụ chã ơi. Nghề của em là đọc kia mà :P :P

Em bình luận cái câu em trích nguyên văn của cụ nào trước đó "bê" từ "cuốn sổ tay" của ông Quang và tô đậm chữ "đã" :)

Còn về so sánh hai trận lụt 1971 và 1984. Với tư cách là người chứng kiến cả hai sự kiện, em khẳng định khác cụ: trận lụt 1984 có to đấy, nhưng còn lâu mới so được với trận năm 1971! Năm 1984 mưa có ba ngày liên tiếp với tổng lượng mưa 70 mm, và hệ thống thoát nước Hà Nội sau những năm xây chung cư, nhà dân tự xây, bắt đầu chứng tỏ sự sập xệ, tắc nghẽn do mất chỗ chứa nước. Còn năm 1971 mưa rất lâu và nước từ các lưu vực dồn về ...
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,319 Mã lực
Không biết là ai bốc phét đây???

Năm 1971 đúng là lụt to thật! Năm đó em học lớp cuối phổ thông, trong lớp đã có mấy đứa nhấp nhổm đi bộ đội. Một hôm, cả bọn, cả con trai, con gái, bỏ tiết học đi xe đạp ra đê sông Hồng, đoạn Bác Cổ để xem nước lũ. Khi lên tới mặt đê, thấy mặt nước mênh mông, cuồn cuộn, đứng trên con lươn mặt đê mà nước xâm xấp dưới chân, chẳng đợi bị xua đuổi, cả bọn, không nói nổi lời nào, lẳng lặng nhanh chóng lấy xe đạp đi về. Cảm giác lúc ấy còn đọng lại tới tận bây giờ, kể cả khi trên con tàu như lá tre ngoài biển động đen xì cũng không gây cảm giác mạnh như vậy. Nghe nói một số vùng phải phá đê phân lũ.

Nhưng bảo là Hà Nội lụt sau khi vỡ đê nước ngập cao mặt đồng hồ ga Hàng Cỏ là bịa đặt hoặc bị xuyên tạc!

Thực ra, người ta nói, chỗ ga Hà Nội là trũng nhất Hà Nội (Hà Nội I bây giờ nhé), nếu vỡ đê thì sẽ ngập tới đó chứ không phải đã vỡ đê và bị ngập! Nhà em lúc đó ở ngay gần đầu Nguyễn Du ra đường Nam Bộ. :)
Em thì năm 71 đang ở mào tinh, khởi động chân tay học bơi thôi
Nhưng quê nội em ở ngoài đê, đối diện bên kia là Bác Cổ. Quê ngoại ở đầu cầu Phù Đổng bây giờ(bên Long Biên) nên nghe các cụ kể chuyện thấy tuy lũ to rất đáng sợ nhưng con số thương vong như báo kia viết là bố láo. Chết 100.000 người chắc là tắc hết cả cửa sông
Em tra GG thì con số thương vong ước tính 100.000 người là của 2 năm lũ lụt khủng là 1969 và 1971, nguồn cũng lấy từ thông tin nước ngoài và chưa kiểm chứng chứ ko phải trong nước
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,228
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Năm ấy vỡ đê Gia Lương tỉnh Hà Bắc. Để cứu Thủ đô phải phá đê Chí Linh tỉnh Hải Hưng. Số thương vong khoảng trên 100. Em vừa hỏi bố em bảo thế.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,319 Mã lực
Mỹ nào?
Ta tự phá đê để cứu thủ đô. (giống vụ Mỹ Đức gần vừa rồi đấy)
Năm ấy ngập hết cả tỉnh Hà Bắc. Dân quê nhà em chả có gì ăn phải ăn đỗ thay gạo.
Hà Bắc, Hà Tây, Hải Dương chịu hậu quả lớn nhất(mà cũng chỉ các huyện ven sông)
Theo cụ có chết đến 100.000 người không?
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,849
Động cơ
522,268 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em thì năm 71 đang ở mào tinh, khởi động chân tay học bơi thôi
Nhưng quê nội em ở ngoài đê, đối diện bên kia là Bác Cổ. Quê ngoại ở đầu cầu Phù Đổng bây giờ(bên Long Biên) nên nghe các cụ kể chuyện thấy tuy lũ to rất đáng sợ nhưng con số thương vong như báo kia viết là bố láo. Chết 100.000 người chắc là tắc hết cả cửa sông
Em tra GG thì con số thương vong ước tính 100.000 người là của 2 năm lũ lụt khủng là 1969 và 1971, nguồn cũng lấy từ thông tin nước ngoài và chưa kiểm chứng chứ ko phải trong nước
100k người chết khả năng là tính trên toàn bộ châu thổ sông Hồng !
Dân số toàn Hà Nội năm 71 có khi chỉ vài trăm ngàn :D
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Ngày ấy nhiều cái chết nó ...bình thường đến vô lý mà ngày nay các cụ ít tuổi hơn ko thể tưởng tượng tại sao lại có thể chết như thế.Tôi kể vài câu chuyện nhỏ:
Năm 1978, cơn bão số 3 đổ bộ nội thành lúc 1h sáng, xà cừ ven các phố đổ hàng loạt, tôi nằm ở Hàng BỘT nghe gọi nhau ý ới, 7h sáng ra đường Cát linh sang Giảng võ đã thấy các cây hết cành lá và dân đang róc vỏ, thì ra đang bão dân đã ra chặt củi về đun rồi (ở nông thôn thì cũng thế nếu là cây của HTX, còn của vườn nhà thì từ từ còn được!)
Năm 1985, khu Bạch hạc-Việt trì, tôi chứng kiến thanh niên lao xuống nước lũ siết nơi ngã ba sông để vớt củi và gỗ trôi từ thượng nguồn xuống.
....
Bây h cứ cho miễn phí không cấm xem, cũng chả khác gì. 1 cây Xà cừ cổ thụ đổ ra CVCX có thêm thu nhập đó cụ.
Vớt củi trôi sông thì chả cần nghe ai nói, cứ mùa lũ cụ lên trên HB hay các sông đàu nguồn là thấy ngay :P
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,590
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top