[Funland] Hà Nội năm 1971 mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ, làm chết 100.000 người

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,407
Động cơ
667,041 Mã lực
Mưu trí thế thì Pháp Mỹ chịu sao thấu :D
Thực ra ông cụ ấy rất nhân văn...
Trong cơn mưa lũ vẫn rất có trách nhiệm với con chó, mà có thể cũng không phải chó nhà cụ ấy...
Chia bớt suất ăn cho nó thì cụ lại đói... thế nên phải nhanh trí lừa mấy chý pilot trên máy bay
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Chỉnh sửa cuối:

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Mưa nhân tạo sáng chế ra từ 1946 thầy ạ
VN nhờ TQ hỗ trợ mà cũng làm mưa nhân tạo được từ 1959
Đừng có thấy vua ăn mặc giản dị mà coi thường
Em nói không làm được mưa nhân tạo bao giờ?

Mưa nhân tạo thì làm được, vấn đề là để làm mưa gây lũ lụt cả 1 khu vực rộng lớn trong cả chục ngày thì theo cụ có khả quan không? Mây ở đâu mà lắm thế.
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,471
Động cơ
573,197 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Thượng nguồn sao lại ở đường mòn HCM cụ nhỉ? Sông Mã thì cũng ở Bắc Lào, xa Nam Lào nhiều đó
Cụ đọc chưa kỹ rồi. Cụ ý ghi là ...,và đường mòn HCM chứ ko phải thượng nguồn ở đường mòn HCM. Và thêm thông tin nữa là đầu tuyến đường mòn HCM bắt nguồn từ Cao Bằng thì phải.
 

lehuyvan

Xe tăng
Biển số
OF-61376
Ngày cấp bằng
10/4/10
Số km
1,191
Động cơ
449,005 Mã lực
Thấy cụ hàng xóm nhà em bảo không hẳn là vỡ đê đâu, mà là phải phá đê để cho nước nó chảy sang khu vực khác (thấy bảo về tận Phúc Xuyên ngập cao bằng cây chuối đấy ạ).

Các ông ấy bảo năm đấy cũng chết la liệt ra ấy :(
 

tuantab

Xe điện
Biển số
OF-147549
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
2,062
Động cơ
380,409 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốt chứ Cụ... thế nên người ra đang tính san thấp đê Nghi Tàm xuống đấy..
Em nhỏ tuổi,nhưng mà thủy điện giờ quy hoạch tính toán cẩn thận rồi. Sông ngòi giờ lo sao nạo vét cho thông thoáng chứ nước lũ thì...
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,520
Động cơ
471,240 Mã lực
Hà nội có vụ vỡ đê khủng khiếp năm 1926. Ảnh Pháp chụp vẫn còn mà năm 1971 lại ko có ảnh là sao
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,843
Động cơ
762,263 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Vụ mưa nhân tạo này có được nhắc tới trong cuốn “ vụ tập kích Sơn tây “

Vì đây là một chiến dịch tuyệt mật của Mỹ nên cả hai : bên rải hoá chất và biệt kích đều không được biết hoạt động của nhau dẫn tới tình trạng đá vặn sườn nhau. Bên rải hoá chất gây mưa làm nước sông Nhuệ lên cao , ta phải sơ tán tù binh mỹ đi chỗ khác và sau đó biệt kích như đã biết , tấn công vào trại không có tù binh nào cả

Mặc dù vụ tập kích diễn ra vào tháng 11 năm 1970 nhưng có thể kết luận vụ lụt năm 71 là do Mỹ rải hoá chất gây mưa nhằm phá hoại đường Trường sơn
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
https://tuoitre.vn/ky-tich-de-song-hong---ky-2-nhung-tran-vo-de-lich-su-402503.htm
Vỡ đê trong trận lũ lịch sử 1971

Theo ông Quang, mực nước đo được tại Hà Nội sau khi đã vỡ đê là 14,13m - theo nhiều chuyên gia là tương đương với mặt đồng hồ ở ga Hàng Cỏ.

.
Không biết là ai bốc phét đây???

Năm 1971 đúng là lụt to thật! Năm đó em học lớp cuối phổ thông, trong lớp đã có mấy đứa nhấp nhổm đi bộ đội. Một hôm, cả bọn, cả con trai, con gái, bỏ tiết học đi xe đạp ra đê sông Hồng, đoạn Bác Cổ để xem nước lũ. Khi lên tới mặt đê, thấy mặt nước mênh mông, cuồn cuộn, đứng trên con lươn mặt đê mà nước xâm xấp dưới chân, chẳng đợi bị xua đuổi, cả bọn, không nói nổi lời nào, lẳng lặng nhanh chóng lấy xe đạp đi về. Cảm giác lúc ấy còn đọng lại tới tận bây giờ, kể cả khi trên con tàu như lá tre ngoài biển động đen xì cũng không gây cảm giác mạnh như vậy. Nghe nói một số vùng phải phá đê phân lũ.

Nhưng bảo là Hà Nội lụt sau khi vỡ đê nước ngập cao mặt đồng hồ ga Hàng Cỏ là bịa đặt hoặc bị xuyên tạc!

Thực ra, người ta nói, chỗ ga Hà Nội là trũng nhất Hà Nội (Hà Nội I bây giờ nhé), nếu vỡ đê thì sẽ ngập tới đó chứ không phải đã vỡ đê và bị ngập! Nhà em lúc đó ở ngay gần đầu Nguyễn Du ra đường Nam Bộ. :)
 

cadiec

Xe tăng
Biển số
OF-173891
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
1,171
Động cơ
350,200 Mã lực
Không biết là ai bốc phét đây???

Năm 1971 đúng là lụt to thật! Năm đó em học lớp cuối phổ thông, trong lớp đã có mấy đứa nhấp nhổm đi bộ đội. Một hôm, cả bọn, cả con trai, con gái, bỏ tiết học đi xe đạp ra đê sông Hồng, đoạn Bác Cổ để xem nước lũ. Khi lên tới mặt đê, thấy mặt nước mênh mông, cuồn cuộn, đứng trên con lươn mặt đê mà nước xâm xấp dưới chân, chẳng đợi bị xua đuổi, cả bon, không nói nổi lời nào, lẳng lặng nhanh chóng lấy xe đạp đi về. Cảm giác lúc ấy còn đọng lại tới tận bây giờ, kể cả khi trên con tàu như lá tre ngoài biển động đen xì cũng không gây cảm giác mạnh như vậy. Nghe nói một số vùng phải phá đê phân lũ.

Nhưng bảo là Hà Nội lụt sau khi vỡ đê nước ngập cao mặt đồng hồ ga Hàng Cỏ là bịa đặt hoặc bị xuyên tạc!

Thực ra, người ta nói, chỗ ga Hà Nội là trũng nhất Hà Nội (Hà Nội I bây giờ nhé), nếu vỡ đê thì sẽ ngập tới đó chứ không phải đã vỡ đê và bị ngập! Nhà em lúc đó ở ngay gần đầu Nguyễn Du ra đường Nam Bộ. :)
e hiểu ý ông Quang là nếu vỡ đê thì nước sẽ lên mức đó chứ không phải HN bị vỡ đê ạ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
7,054
Động cơ
1,120,926 Mã lực
Năm đó Hoa kỳ rải hơn 100 ngàn tấn hoá chất gây mưa (Họ bị mất mấy máy bay đâm vào núi ) Lượng mưa tăng so trung bình tới vài chục %. Cái này tôi đọc từ thời chưa có mạng mẽo gì nên ko thể có nguồn.
Vâng cụ
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Nó ném thì nó đeo mặt mo :))
Mỹ ném bom hệ thống đê điều đấy. Nhưng năm 1971 là Mỹ rải hóa chất gây mưa để ngăn ta vận chuyển trên đường mòn HCM.
Mỹ ném bom ồ ạt vào hệ thống đê điều, cửa đập vào ngày 16/4/1972 - ngày bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai.
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,032
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mỹ ném bom hệ thống đê điều đấy. Nhưng năm 1971 là Mỹ rải hóa chất gây mưa để ngăn ta vận chuyển trên đường mòn HCM.

Mỹ ném bom ồ ạt vào hệ thống đê điều, cửa đập vào ngày 16/4/1972 - ngày bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai.
Em sẽ tìm hiểu lại nhưng nếu có thì em nghĩ khả năng nó dùng hoá chất gây mưa nó đỡ lộ liễu hơn
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Nghe nói là năm đó Mỹ chủ tâm đánh hỏng hệ thống đê điều của MB, nên bị vụ lũ lụt kinh hoàng này.
Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, nhưng vẫn ném bom và bắn phá theo vĩ tuyến 20 trở xuống (hay còn được gọi là vùng "cán xoong" từ Thanh hóa-Nghệ an trờ vào Nam), từ năm 1969 đến đầu 1972. Tháng 4 năm 1972 Mỹ lại dùng KQ ném bom HN, HP và toàn MB trở lại, dùng Hải quân rải thủy lôi phong tỏa toàn bộ các cảng biển ở MB luôn.
Các năm 1970, 1971 thơi tiết khác thường, mưa lớn chủ yếu do Mỹ tiến hành chiến tranh thời tiết ở MB, năm 1970vụ tập kích Sơn tây nhằm giải cứu tù binh phi công Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
 
Chỉnh sửa cuối:

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
4,232
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Nghe nói là năm đó Mỹ chủ tâm đánh hỏng hệ thống đê điều của MB, nên bị vụ lũ lụt kinh hoàng này.
Mỹ nào?
Ta tự phá đê để cứu thủ đô. (giống vụ Mỹ Đức gần vừa rồi đấy)
Năm ấy ngập hết cả tỉnh Hà Bắc. Dân quê nhà em chả có gì ăn phải ăn đỗ thay gạo.
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Không biết là ai bốc phét đây???

Năm 1971 đúng là lụt to thật! Năm đó em học lớp cuối phổ thông, trong lớp đã có mấy đứa nhấp nhổm đi bộ đội. Một hôm, cả bọn, cả con trai, con gái, bỏ tiết học đi xe đạp ra đê sông Hồng, đoạn Bác Cổ để xem nước lũ. Khi lên tới mặt đê, thấy mặt nước mênh mông, cuồn cuộn, đứng trên con lươn mặt đê mà nước xâm xấp dưới chân, chẳng đợi bị xua đuổi, cả bọn, không nói nổi lời nào, lẳng lặng nhanh chóng lấy xe đạp đi về. Cảm giác lúc ấy còn đọng lại tới tận bây giờ, kể cả khi trên con tàu như lá tre ngoài biển động đen xì cũng không gây cảm giác mạnh như vậy. Nghe nói một số vùng phải phá đê phân lũ.

Nhưng bảo là Hà Nội lụt sau khi vỡ đê nước ngập cao mặt đồng hồ ga Hàng Cỏ là bịa đặt hoặc bị xuyên tạc!

Thực ra, người ta nói, chỗ ga Hà Nội là trũng nhất Hà Nội (Hà Nội I bây giờ nhé), nếu vỡ đê thì sẽ ngập tới đó chứ không phải đã vỡ đê và bị ngập! Nhà em lúc đó ở ngay gần đầu Nguyễn Du ra đường Nam Bộ. :)
Em nghĩ cụ hiểu lầm khái niệm "mực nước" thôi. Mực nước này là mực nước đo được ở Sông Hồng đoạn chảy qua HN. Tức là khoảng cách từ mặt nước sông đến độ cao chuẩn quốc gia (mực nước biển) = 14,3m. Mà ai cũng biết lòng sông Hồng ngang bằng thậm chí cao hơn cốt nền HN. Cốt nền HN thì cũng chỉ cao hơn mực nước biển tầm 10m đoạn trũng có khi chả đến. Hơn nữa "đã vỡ đê" là vỡ ở tỉnh khác ko phải ở HN chỗ đo "mực nước" (vì thực tế là đập đê ở tỉnh để cứu đê ở HN mà). Do vậy nói mực nước 14,3m (tương đương nhà 3-4 tầng) ngang mức đồng hồ Ga hàng cỏ thì cũng bth.
 
Chỉnh sửa cuối:

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
3,067
Động cơ
500,226 Mã lực
Cụ đọc hơi vội, HN chưa vỡ đê. Nhưng nếu năm 1971 hoặc 1 số năm khác, không có người Pháp chỉ đạo đắp đê, thì đồng hồ ga Hàng Cỏ chắc có tí phù sa thật!
Không biết là ai bốc phét đây???

Năm 1971 đúng là lụt to thật! Năm đó em học lớp cuối phổ thông, trong lớp đã có mấy đứa nhấp nhổm đi bộ đội. Một hôm, cả bọn, cả con trai, con gái, bỏ tiết học đi xe đạp ra đê sông Hồng, đoạn Bác Cổ để xem nước lũ. Khi lên tới mặt đê, thấy mặt nước mênh mông, cuồn cuộn, đứng trên con lươn mặt đê mà nước xâm xấp dưới chân, chẳng đợi bị xua đuổi, cả bọn, không nói nổi lời nào, lẳng lặng nhanh chóng lấy xe đạp đi về. Cảm giác lúc ấy còn đọng lại tới tận bây giờ, kể cả khi trên con tàu như lá tre ngoài biển động đen xì cũng không gây cảm giác mạnh như vậy. Nghe nói một số vùng phải phá đê phân lũ.

Nhưng bảo là Hà Nội lụt sau khi vỡ đê nước ngập cao mặt đồng hồ ga Hàng Cỏ là bịa đặt hoặc bị xuyên tạc!

Thực ra, người ta nói, chỗ ga Hà Nội là trũng nhất Hà Nội (Hà Nội I bây giờ nhé), nếu vỡ đê thì sẽ ngập tới đó chứ không phải đã vỡ đê và bị ngập! Nhà em lúc đó ở ngay gần đầu Nguyễn Du ra đường Nam Bộ. :)
Ảnh cụ Ngao5:
Đường Trần Quang Khải khi chưa đắp thêm đê (đắp từ khoảng 1908-1913, cầu Đù me xong năm 1903 :) )

Toàn bộ vùng này là biển nước, mép đê bên này tới bên kia tầm gần 1,5km:

Đê bên Gia Lâm chân cầu Long Biên chưa bị phá, đầu HN ngày xưa y chang. Đội đi xe máy dưới chân cầu, ngày đó như là đi cạnh 1 cái bể nước:


Nếu ở Hà nội thì có thể coi 1971 thì cũng nhỉnh hơn 1984 đôi chút, vì: nước đã gần chạm mặt dưới cầu Long Biên; đứng ở mép mặt đê chân cầu Long Biên, hay bến xe Bến Nứa, thò chân rửa chân nước lụt được. Nghĩa là, không còn có thể cao hơn được mấy nữa, vì thêm tí chút nữa sẽ tràn mặt đê vào Hà Nội.
Sau vài ngày chịu nước thì mép đê bắt đầu nhão, đứng ra mép đó cũng run run vì ngút tầm mắt hơn 1km là nước đỏ ngầu, đất dưới chân thì lẹp nhẹp, lún lún.
Thực tế thì nếu cụ đi dọc đê Long Biên ngày nay, xưa đê đất cao nhất là gần ngang mặt dưới cầu Long Biên (đi trên đê dướn nhẹ người là trèo lên mặt cầu được, các bà các chị cũng đu được, chả khó khăn gì!), tức là cao hơn cái đỉnh bức tường bê tông bây giờ tí chút, rồi hạ bậc thang đến cái mặt đường cao cao mà ta đang đi (là phần bạt mái đê làm đường). Dưới 1 bậc nữa là mặt đường Yên Phụ, Nghi Tàm... cũng có thể coi là chân đê chính. Sau nữa là các phố ven đê... Nên nếu khi đó đang đi ở đường Yên Phụ thì cụ cứ hình dung cách 20-30m đang có 1 bể nước dài hàng chục km, cao hơn đầu cụ vài mét, và có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top