[TT Hữu ích] HÀ NỘI mến yêu của chúng ta!!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chúc mừng đất Thăng Long ngàn năm vật vã đã được 1000 tuổi, nhân dịp này em có tí ảnh lang thang HN mời các cụ xem qua :






giật mìn cứ ngỡ cụ rùa trong đền Ngọc Sơn đi ra thăm con cháu đất Thăng Long :D

















































nhưng hoá ra đây là cụ rùa của dân làng Bát Tràng kính tặng đất kinh kỳ :P




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
bà con nô nức phấn khởi đi trẩy hội đại lễ Thăng Long





trên phố cổ mỗi nhà mặt phố được tặng một cái đèn lồng, nhà em cũng được tặng 9 cái đèn cánh sen :D





















chiếu dời đô được đặt trang trọng ở Vườn Hồng
































quảng trường Ba Đình rực rỡ đủ sắc mầu đón chào đại lễ
































































 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,495
Động cơ
49,531 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em có đứa bạn ở phố cổ, nó bảo là phường bắt mua đèn lồng (70k/cái trong khi ở Hàng Mã bán có 30k) cơ mà???
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
216
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Có tí hình hồi ấu thơ và lớn lên của em phọt lên hầu cả nhà :D



2 tuổi - Hối bé nhìn lại cũng thấy nam tính ra phết




đi học tại mẫu giáo Việt Triều, mấy con ngựa này bây giờ vẫn còn


Sổ bé ngoan hồi ấy bây giờ vẫn giữ




2 anh em đi chơi công viên (4 tuổi)



chuẩn bị đi học (8 tuổi)



Năm 12 tuổi - đứng tạo dáng







Năm thứ nhất đại học


năm ngoái
 

kcar

Xe tải
Biển số
OF-13993
Ngày cấp bằng
14/3/08
Số km
292
Động cơ
519,363 Mã lực
Nơi ở
vùng 2 hải quân.
Những phố Hàng Hà Nội đã mất tên





Đầu thế kỷ XIX, có nhà họ Đoàn nghĩ ra món ăn ngon: Chả cá, và từ đó chính quyền cũng chịu thua gia đình này, đành chấp nhận phố này mang tên Chả Cá, mà Hàng Sơn không còn nữa.




Theo Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, con số “Ba sáu” phố phường có lẽ chỉ là số tượng trưng như điệu hát cửa đình 36 giọng, trong Binh thư 36 chước, đánh cờ 36 nước, chứ thực ra Hà Nội có gần 80 chữ Hàng tên phố, sang thế kỷ mới mất đi gần 20 chữ.
Một dọc phố Hàng Gai (bán lưới đánh cá làm bằng sợi gai vì gần Hồ Thái Cực), Hàng Bông có Hàng Bông Đệm, Hàng Bông Lờ, Hàng Bông Cửa Quyền, hai bên có Hàng Mành, Hàng Hòm, Hàng Nón, Hàng Trống (còn gọi là Hàng Thêu). Khu phố cổ nhiều Hàng nhất: Hàng Thiếc, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Bát Sứ, Hàng Bát Đàn, Hàng Vải Thâm, Hàng Sắt, Hàng Bừa (nay là Lò Rèn), Hàng Rươi, Hàng Lược, Hàng Chai (chính ra là ngõ Chè Chai mới chính xác), Hàng Cân, Hàng Sơn (món ngon Chả Cá đã chiếm lấy tên này, thành ra phố Chả Cá). Nhiều phố khác nữa như Hàng Quạt nằm trên phố Hàng Đàn cũ, còn Lương Văn Can lại nằm đè lên phố Hàng Quạt. Hàng Bún nằm tít phía Quán Thánh, trong khi Hàng Cháo dạt sang gần sân vận động Hàng Đẫy. Phố Hàng Đũa là đâu, là phố Ngô Sỹ Liên. Còn Hàng Khay lại nằm kề bên Hồ Gươm, trong khi Hàng Giò là đầu phố Bà Triệu. Và bách hoá Tràng Tiền chính là đất phố Hàng Bài.
Có hai phố Hàng Vôi nay một vẫn là Hàng Vôi, một là Lý Thái Tổ. Hai phố Hàng Mã, một là Hàng Mã hiện nay, hai là Hàng Mã Vĩ gộp với Hàng Mây thành Mã Mây. Hai phố Hàng Gà, một nối vào Hàng Cót và một chính là đầu Phố Huế, từng là cái chợ chiều họp chớp nhoáng, có rau cỏ, con cá, con gà, bán mua vội vã. Lại còn Hàng Tre nối với Hàng Sũ, ăn ngang là Hàng Dầu, buôn bán dầu ăn dầu thắp, nay có hàng cây hoa Sưa rất đẹp nở trắng muốt về mùa Xuân (không phải hoa Sữa có dấu ngã).
Cũng quãng này còn có Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Trứng, Hàng Chĩnh, toàn những phố ngắn và nhà nhỏ bé, vừa thấp vừa nông. Phố Hàng Giày có món bánh trôi nóng của nghệ sỹ Phạm Bằng bán vào buổi tối, đi một đoạn là phố Hài Tượng, tức nơi ở của những người thợ làm giày dép, hài, hán. Hàng Cỏ không còn ai buôn cỏ mà đã có nhà ga xe lửa, đó là phố Trần Hưng Đạo. Đầu Hàng Buồm có ngõ Hàng Thịt. Hàng Đẫy thành phố Nguyễn Thái Học xe đi một chiều. Hàng Bừa không làm răng bừa nữa mà sản xuất đồ sắt như cửa cuốn. Hàng Lọng không còn nhà nào làm ô, làm tán, làm tàn, làm lọng, nó là khúc đầu tiên của con đường thiên lý xuôi Nam.
Hàng Kèn là đầu phố Quang Trung. Hàng Chè là đầu phố Cầu Gỗ giáp với Hàng Đào, còn Hàng Cau là đầu phố Hàng Bè, giáp với Hàng Mắm. Riêng phố Hàng Sơn từng bán sơn từ Phú Thọ chuyển về, đựng vào những cái “nải” bằng tre đan, có sơn nên nó thành thùng kín. Đầu thế kỷ XIX, có nhà họ Đoàn nghĩ ra món ăn ngon: Chả cá, và từ đó chính quyền cũng chịu thua gia đình này, đành chấp nhận phố này mang tên Chả Cá, mà Hàng Sơn không còn nữa. Hàng Trống nay cũng không còn ai làm nghề bưng trống, tiện tang trống cho trẻ hay làm thứ trống ếch bịt bằng da dê... nó từng có tên Hàng Thêu vì ngoài nghề vẽ tranh, người dân ở đây còn có nghề thêu nổi tiếng. Phố Hàng Bún một thời có tên là Hàng Mụn, không phải mụn trên cơ thể mà là mụn bằng vải cũ để vá quần áo. Nhắc đến dòng tên này ta có phần ngậm ngùi về một thời Thăng Long nghèo khó, quần áo rách phải vá chằng vá đụp nên mới có hẳn một phố bán các thứ mụn đủ màu như thế. Trại Hàng Hoa nay cũng đã lặn chìm vào lòng đất. Nó là đầu dốc Ngọc Hà, cạnh vườn Bách Thảo, mà từ chỗ này Khái Hưng và Nhất Linh đã sáng tác tiểu thuyết “Gánh hàng hoa” nổi tiếng một thời, được dựng thành phim với chủ đề trong sáng của người con gái Hà Nội bán hoa nuôi chồng ăn học…
Phố Hàng Chai như trên đã nói, thực ra đây là một ngõ nhỏ, cực nhỏ, chỉ có bề rộng chưa đầy 2m, từng là nơi chiều chiều các bà đi rong buôn bán các loại phế phẩm. Là lông gà lông vịt, chai lọ cũ, sắt vụn đồng nát, vỏ bao đựng chè tầu bằng thiếc, bằng thuỷ tinh, gọi chung là các bà “đồng nát, chè chai lông vịt” vì thế mà ngõ này mang tên ngõ Chè Chai. Không hiểu sao sau này chính quyền thành phố lại gạt lịch sử ra ngoài, gọi nó là phố Hàng Chai, cũng như bỏ cái tên phố Hàng Đũa, một nét đặc biệt của người Việt Nam, ăn cơm bằng đũa mà không ăn bằng thìa, bằng dĩa hoặc ăn bốc. Cũng không hiểu còn những ai ở Hà Nội nhớ về cái phố nho nhỏ ấy từng mang tên như thế, nó khuất mình phía sau ga Hàng Cỏ, nay là ga Trần Quý Cáp.
Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa và Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc).
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hà Nội - 1973 sau khi bị máy bay Mỹ phá hoại



Những bức ảnh đẹp về quá trình xây dựng lại miền Bắc Việt Nam sau khi hiệp định Paris được ký kết được nhiếp ảnh gia Werner Schulze ghi lại chân thực.

Hầu hết các bức ảnh đều được nhiếp ảnh gia Werner Schulze chụp vào tháng 3/1973 tại thành phố Hà Nội sau khi hiệp định Paris được ký kết, chấm dứt trên danh nghĩa, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

Trong khoảng thời gian này, người dân Việt Nam bắt đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước sau những đợt ném bom rải thảm của quân đội Mỹ bằng pháo đài bay B52.

Dưới đây là những hình ảnh lịch sử quý giá, được trang mạng Pro.Corbis sưu tầm:





Bức ảnh chụp hố bom trên phố Khâm Thiêm tháng 3/1973. Cuối năm 1972, Mỹ thực hiện khoảng 2.000 vụ ném bom vào Hà Nội nhằm tạo áp lực cho Việt Nam trên bàn đám phán Paris.




Trẻ em chơi đùa ở những hố bom trên phố Khâm Thiêm.






Người đàn ông này đang đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng lại ngôi nhà của mình trên phố Khâm Thiêm sau khi con phố này bị bom Mỹ phá hủy nặng nề. Ảnh được chụp tháng 3/1973.








Trẻ em Việt Nam trước một căn nhà mới ở trên phố Khâm Thiêm.










Cờ đỏ sao vàng treo trên 1 căn nhà bị tàn phá vì chiến tranh ở Hà Nội tháng 3/1973.





Đường phố Hà Nội thời bấy giờ với phương tiện giao thong phần lớn là xe đạp. Chiếc xe máy hiếm hoi đến từ Cộng hòa Dân chủ Đức.






Một người công nhân chỉ đạo công trình bằng còi và dùng tay ra dấu ở công trường xây dựng lại cầu Long Biên






Công trường xây dựng lại cầu Long Biên.








Hai nữ công nhân vận chuyển ngói lên xe tải ở 1 nhà máy sản xuất ngói.






Trẻ em chơi đùa tại một vườn trẻ gần Hà Nội. Ảnh được chụp tháng 3/1973.






Học sinh Việt Nam đeo khăn quàng đỏ và đội mũ ca-nô.







Ảnh chụp người dân vận chuyển hoa tại làng hoa Nghi Tàm.









Người dân Việt Nam quây quần bên gia đình ở làng hoa Nghi Tàm.










Bộ đội Việt Nam trong lễ trao trả tù binh chiến tranh










Có 116 tù binh Mỹ bao gồm phi công và binh sĩ các binh chủng khác nhau được Việt Nam trao trả cho phía Mỹ sau khi hiệp định Paris được ký kết. Ảnh chụp vào tháng 3/1973.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né






































Emil Wengel Greeting Vietnam Officials

Original caption:Hanoi. U.S. Air Force Col. Emil Wengel a Pentagon Information officer, greets officials of the North Vietnam government is Hanoi 3/4. Wengel was one of the top U.S. officers who flew to Hanoi to oversee the release of 106 American prisoners of war and two Thai POWs.

Emil Wengel Chào mừng quan chức Việt Nam

Gốc chú thích: Hà Nội. Đại tá Không quân Mỹ Emil Wengel một sĩ quan Lầu Năm Góc thông tin, chào đón các quan chức của chính phủ miền Bắc Việt Nam là Hà Nội 3 / 4. Wengel là một trong các sĩ quan hàng đầu của Mỹ đã bay đến Hà Nội để giám sát việc phát hành của 106 tù nhân chiến tranh của Mỹ và hai tù nhân chiến tranh Thái.














 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né






















bác Trần Văn Trà năm 1973
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né









Sự lạc quan yêu đời được thấy qua ánh mắt của những người lính
















 

Tinh Tam

Xe tải
Biển số
OF-106173
Ngày cấp bằng
19/7/11
Số km
274
Động cơ
396,660 Mã lực
ảnh đẹp quá, I Love U Hà Nội...
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né















































 
Chỉnh sửa cuối:

sirien

Xe hơi
Biển số
OF-83971
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
162
Động cơ
413,220 Mã lực
tớ cũng yêu hà nội lắm :)
Những bức ảnh này thật là giá trị. Cả về lịch sử nữa
 

vudinhquang

Xe container
Biển số
OF-32739
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
7,080
Động cơ
543,606 Mã lực
Nhiều ảnh đẹp và quý thật!

Hà Nội phố nhỏ, cũ rêu phong.
Người như mắc cửi, ngược xuôi dòng.
Hồ Gươm xanh biếc, lòng tha thiết.
Con đường vàng lá uốn cong cong.

Hối hả người qua bỏ lại tôi.
Cafe góc phố Cổ tôi ngồi.
Buông khói bâng quơ, mờ ly đắng.
Mây trắng yên bình nhẹ lướt trôi..........

Hà Nội giao mùa vẫn nắng, mưa.
Người buôn, người bán, Kẻ chợ xưa.
Long đong ,lận đận, đời an phận.
Tất tất tưởi tưởi tưởi bụi đường trần........
VDQ
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top