HÀ NỘI mến yêu của chúng ta!!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




Tại Hotel Grand Café đã có những buổi chiếu bóng đầu tiên rồi dần dần mới ra rạp chuyên cinéma.Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920.Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace







Nếu như rạp chiếu bóng lớn nhất và cũng tồn tại tương đối lâu bền nhất là Rạp Palace trên đường Paul Bert (nay là rạp Công nhân trên phố Tràng Tiền), chuyên chiếu các bộ phim do Hãng Gaumont sản xuất, thì sau đó không lâu, một rạp chuyên chiếu phim của Hãng Pathé cũng xuất hiện tại khu đất trống bên cạnh đền Bà Kiệu, trước cửa đền Ngọc Sơn.







Năm 1918, Trường nữ Sư phạm Hà Nội được thành lập, lúc đầu học ở Hàng Vôi sau chuyển ra Lò Đúc. Năm 1925, trường đổi thành Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú). Địa điểm này bị Tây lấy làm Trường Nữ Trung học Pháp, đổi lại cho xây Trường Nữ Trung học Việt Nam ở phố Hàng Bài. Nay là trường THCS Trưng Vương







Tại ngã sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công trình xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.
Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.
Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có lẽ do trục đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổ là nơi đóng binh và đầu não bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi đây là “tháp nước Hàng Đậu”.







Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” ( Phố chiếu cói)
“Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.







Cho đến nay cái từ “Ngang” của phố Hàng Ngang vẫn là một câu hỏi về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc, Hàng Muối trắng tinh”).
Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa ngõ đi vào trong thành qua cửa phía Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại.







Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông, khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa bị lấp chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối Mã Mây.
Cũng vì có cây cầu đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu – là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu Sông Cái đi vào khu Thành cổ – nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.







Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…







Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.
Toà nhà do kiến trúc sư Bussy thiết kế . Còn cuộc Đấu xảo năm 1902 được khánh thành vào ngày 16-11-1902.Toà kiến trúc đã biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh (Mỹ) vào thời kỳ phát xít Nhật đang chiếm đóng nước ta trong thời Đê nhị Thế chiến. Hai bức tượng đồng là phần duy nhất không bị bom đạn huỷ hoại
Các cuộc “đấu xảo” được tổ chức tại Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX, nhưng cuộc “Đấu Xảo-1902” được coi là đặc săc nhất không chỉ là sự kiện diễn ra vào đầu thế kỷ mới (XX) mà năm đó còn diễn ra một sự kiên trọng đại là khánh thành chiếc cầu thép khổng lồ bắc qua sông Hồng nối đường xe lửa từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lên phía bắc để tới vùng Vân Nam của Trung Quốc






Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…




Nhiều người nhìn tấm ảnh này đều dễ dàng nhận ra bức tượng “Nữ thần Tự do” đã quá quen thuộc, sừng sững ở cửa ngõ TP New York của Hoa Kỳ… Bức tượng trong ảnh này đúng là Tượng nữ thần Tự do, nhưng rõ ràng là nó nhỏ hơn, lại nằm trên một đường phố của Hà Nội.
Với những người từng sống ở Hà Nội trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì vẫn có cơ hội trông thấy bức tượng này, được dựng tại Vườn hoa Neyret (nay là Cửa Nam) ngay đầu phố Hàng Bông và nhìn sang đường Cấm Chỉ.
Tượng Công lý, thường được dân gian gọi là tượng Bà Đầm Xòe.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

143 năm vương triều Nguyễn (1802-1945)





Triều Nguyễn - triều đại Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt hơn 143 năm (1802-1945) với 13 đời vua Nguyễn. Thông thường các vua Nguyễn sau khi mất, bài vị được đưa vào thờ tại Thế Miếu, có Miếu hiệu ứng với tên của các đỉnh đồng đúc dưới thời Minh Mạng (1835), trừ các vua bị phế truất và các vua bị Pháp đày ra khỏi nước. Riêng vua Dục Đức (phế đế) có Miếu hiệu Cung Tôn Huệ Hoàng đế là do con trai là vua Thành Thái truy phong, nhưng bài vị không được đưa vào thờ tại Thế Miếu. Các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vào năm 1959 đã được Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc làm lễ và đưa bài vị vào thờ tại Thế Miếu.

Dưới đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:


1.Vua Gia Long (1802-1819)









Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).
Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.
Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.
Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái)


2. Vua Minh Mạng (1820-1840)





Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1871) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa...
Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.
Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)
3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.
Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái)



4. Vua Tự Đức (1848-1883)





Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829).
Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).



5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)


Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.
Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”
Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).
Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.
Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.
Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).


6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng)


Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847).
Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).
Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.
Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).



7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)



Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.



8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)





Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).
Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.
Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.
Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.
Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).



9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)





Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).



10.Vua Thành Thái (1889-1907)







Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).
Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.
Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).
Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).



11. Vua Duy Tân (1907-1916)






Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).
Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.
Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.
Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).
Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)



12. Vua Khải Định (1916-1925)





Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).
Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.
Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.
Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).



13. Vua Bảo Đại (1926-1945)





Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).
Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.
Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.
Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái).

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vua Gia Long (1802-1820)








Hoàng tử Cảnh (hình vẽ bên Pháp bởi họa sĩ Maupérin vào năm 1787)



Vua Minh Mạng (1820-1840)






Ấn của vua Minh Mạng






Lăng vua Minh Mạng ở Huế





Cổng vào lăng vua Minh Mạng









Vua Tự Ðức (1847-1883)






Các bà vợ vua Tự Ðức sống đến đầu thế kỷ thứ 20







Vua Hàm Nghi (1884-1885)






Di ảnh vua Hàm nghi thờ tại lâu đài De la Nauche (France)




Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né





Dân chúng chờ đợi xe đám cưới







 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vua Ðồng Khánh (1885-1889)









Vua Thành Thái (1889-1907)









Từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. Các em của Vua Thành Thái (1891)





Hai người vợ của vua Thành Thái






Các anh em của vua Thành Thái và các ông thầy (phụ đạo)





Vua Thành Thái trong triều phục






Vua Thành Thái trong lúc còn trên ngôi






Vua Thành Thái trong lúc bị đày bên đảo Réunion






Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900)










Cựu hoàng Thành Thái về thăm Huế lần cuối (1953)






Vua Bảo Ðại đến thăm cựu hoàng Thành Thái tại Saigon (1953)







Hoàng hậu Từ Minh, thân mẫu cựu hoàng Thành Thái







Bà Ðoàn Thị Châu, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vua Duy Tân (1907-1916)


Vua Duy Tân (5-9-1907)







Vua Duy Tân (19-9-1907)
















Vua Duy Tân (năm 30 tuổi)








Bà Nguyễn Thị Ðịnh, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái, mẹ của vua Duy Tân






Bà vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân (năm 72 tuổi)





Duy Tân và các anh chị em

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vua Khải Ðịnh (1916-1925)
































Vua Khải Ðịnh và thái tử Vĩnh Thụy tại Paris năm 1922







Bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định (theo ông Nguyễn Duy Chính ở VN)

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Vua Bảo Ðại (1925-1945)



Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai)






Thái tử Vĩnh Thụy (1925)


















Vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương




Hoàng hậu Nam Phương, vợ của vua Bảo Ðại










Vua Bảo Ðại trong một buổi lễ năm 1933





Cựu hoàng Bảo Ðại bên Pháp (tháng 12 năm 1995)













Thái tử Bảo Long, con của vua Bảo Ðại







Thái tử Bảo Long và các quan đại thần



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




Một Hoàng Thái hậu (không biết tên gì)









Ðám ma mẹ vua (không biết của ai) (1908)






 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,792
Động cơ
572,092 Mã lực
Cửu mang hết cả dữ liệu website của LIFE vào đây ah :21:
 

othip

Xe tải
Biển số
OF-48946
Ngày cấp bằng
18/10/09
Số km
483
Động cơ
462,560 Mã lực
Nơi ở
Nhà




Nếu nói về tiêu chuẩn ng đẹp ngày xưa thì hoàng hậu Nam Phương gầy quá :)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


Nhân tết Canh Dần ( 2010 ) nói về tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống đất Hà thành !
























Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con Hổ là con vật đã từ lâu được tôn thờ. Và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là Ông. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy… có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ v.v… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa.

Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió… Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối. Nên các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của các dòng tranh đương thời. Với bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã “nổi khối”. Đồng thời với việc vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu vào việc phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc in qua bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng Trống không ngần ngại dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên. Và những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.

Màu sắc trong tranh Ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống:



* Hoàng hổ: Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng màu vàng, tượng trưng cho hành thổ – ứng với trung ương chính điện.


* Thanh hổ: Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông.


* Bạch hổ: Con hổ được vẽ bằng màu trắng là hành Kim ứng với phương Tây.


* Xích hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là hành Hỏa ứng với phương Nam.


* Hắc hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đen là hành Thủy ứng với phương Bắc.









Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành. Quan niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến.






















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hà Nội của tôi (l)(l)(l)





[ame]http://www.youtube.com/watch?v=wic07DNN15U&feature=player_embedded[/ame]
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tranh 3D Hà Nội thời bao cấp :





































Hà Nội xưa (l)(l)(l)




[youtube]wSGn2EU3oGM&feature[/youtube]
 
Chỉnh sửa cuối:

bikqui

Xe điện
Biển số
OF-26174
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,196
Động cơ
510,140 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
19 Ngọc Hà - 0988747000
Website
www.vuadeplop.com

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Happy new Year!
Chúc Cụ Cửu làm ăn phát đạt, khách đông như quân nguyên, kiếm tiền nhiều.
(b)(b)(b)


em ghe bác chúc xã nhà em thì nhiều rồi nhưng từ hôm khai trương thì chẳng thấy bác đâu - rõ chán :71:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,432
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hà Nội lưu giữ 1000 vật phẩm gửi 1000 năm sau




Chiều 22/3/2010, Sở VH,TT&DL Hà Nội đã giới thiệu với báo giới về khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau", một trong những hoạt động của 10 ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Công trình này được bắt đầu từ ý tưởng của người Hàn Quốc với khu Lưu giữ thời gian, chôn những hiện vật trong vòng 600 năm tại Seoul, Sở VH,TT&DL Hà Nội cũng tiến hành xây dựng khu lưu giữ mang tên "Gửi tới mai sau" tại Bảo tàng Hà Nội.
Theo BTC, khu lưu giữ "Gửi tới mai sau" gồm 1.000 vật phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho cuộc sống hiện tại, được đưa vào lưu giữ dành gửi cho thế hệ sau. Những vật phẩm này góp phần làm cho thế hệ sau thấy được đời sống thường nhật, trình độ văn hóa ứng dụng và khoa học, công nghệ của xã hội hiện tại, trong thời điểm đáng nhớ của Thủ đô là Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi.
Thiết bị lưu giữ vật phẩm có thể tích 1.000 lít, làm bằng chất liệu có độ bền cao, được chôn dưới lòng đất và sẽ chỉ mở ra sau 1.000 năm nữa.
1000 vật phẩm được chọn để đưa vào lưu giữ gồm 63 vật phẩm đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước, do các địa phương lựa chọn. Những vật phẩm này mang đặc trưng của từng địa phương, gợi nhớ đến nét văn hóa, trình độ khoa học, công nghệ và con người vùng miền đó, phản ánh sự phát triển của xã hội đương đại. Còn 937 hiện vật do nhân dân và bà con kiều bào ở nước ngoài đề xuất.
Sau khi thu thập các ý kiến đóng góp của mọi người, một Hội đồng tuyển chọn sẽ được thành lập, nghiên cứu các ý kiến đóng góp để chọn ra 937 vật phẩm tiêu biểu nhất. Các vật phẩm có thể là những vật dụng đơn giản, gần gũi với mỗi người, như các món đồ dùng hàng ngày được ưa thích, tấm ảnh kỷ niệm, nhãn mác của các mặt hàng nổi tiếng, báo chí viết về những sự kiện nóng hổi của cuộc sống v.v… Mỗi vật phẩm "Gửi tới mai sau" có kích thước nhỏ, thể tích không quá 1.000cm3, độ bền vĩnh cửu và đều có một hồ sơ.
Ông Vũ Phương, Phó Giám đốc Quỹ Văn hóa Hà Nội (Sở VH-TT&DL), thành viên BTC công trình "Gửi tới mai sau" cho biết: Khu lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau" có hình bông hoa sen, được xây dựng trong khuôn viên 1.000m2 ở Bảo tàng Hà Nội. Chất liệu xây dựng phần nổi là đá tự nhiên, phần đất nằm sâu dưới khu đài sen là nơi cất giữ thiết bị lưu giữ vật phẩm gửi cho thế hệ sau. Trên mặt đài hoa sen là 999 lỗ nhụy hoa để hàng năm, vào ngày 10/10, sẽ có một hoạt động văn hóa được tổ chức tại đây và làm lễ đặt một viên đá khắc số của năm đó vào một lỗ nhụy hoa.
Hoạt động đếm ngược này sẽ giúp các thế hệ tiếp theo luôn ghi nhớ về thời khắc đầy ý nghĩa của 1.000 năm của Thăng Long - Hà Nội. Bao bọc xung quanh đài hoa là 63 cánh sen của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi cánh hoa sẽ là những tác phẩm điêu khắc trên đá với hình vẽ, thông tin hoặc biểu tượng đặc trưng của địa phương.






Mô hình khu lưu giữ các vật phẩm "Gửi tới mai sau".




Được biết, thiết bị lưu giữ có hình quả chuông, cao 3,087m, đường kính 2m. Bên trong thiết bị chứa 4 thùng thép không rỉ, có kết cấu đặc biệt và được chế tạo để có thể hút chân không nhằm bảo vệ lâu dài các vật phẩm lưu giữ. Thiết bị này do các chuyên gia Hàn Quốc thiết kế, chế tạo và là món quà của người dân Seoul tặng Hà Nội nhân Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi.
Ngày 9/10, lễ đặt vật phẩm vào khu lưu giữ vật phẩm "Gửi tới mai sau" sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở VH,TT&DL Hà Nội thì hiện, Hà Nội vẫn chưa xác định được vật phẩm đại diện nào để "Gửi tới mai sau", vì hiện có rất nhiều ý kiến.
Trước đề án này, nhiều nhà khoa học cho rằng, không dễ gì lựa chọn được vật phẩm tiêu biểu mang ý nghĩa thông điệp của thời kỳ đương đại như BTC mong muốn. BTC cho rằng, có thể "Gửi tới mai sau" vật phẩm như đầu thu sóng truyền hình, điện thoại di động, băng đĩa, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, 1.000 năm sau, hậu thế không còn có thể sử dụng được các thiết bị này nữa.
Là người rất am hiểu về Hà Nội, nhưng nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng băn khoăn rằng, nếu lấy ý kiến thì ông cũng chưa nghĩ ra vật phẩm nào mang tính đại diện cho Hà Nội của thời đại này.
Ngay sau khi Hà Nội lấy ý kiến về việc chọn vật phẩm "Gửi tới mai sau", trong đó có các thiết bị điện tử, PGS.TS Vũ Đức Thi, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Khoa học CNTT Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm: Chưa có công trình nào chứng minh sau 1.000 năm các thiết bị công nghệ thông tin như DVD, VCD, lại có thể tồn tại. Có chăng, chỉ là những hiện vật làm bằng gốm, sứ, kim loại quý hiếm v.v…



(cand)
 

Geodynamic

Đi bộ
Biển số
OF-62139
Ngày cấp bằng
18/4/10
Số km
2
Động cơ
440,110 Mã lực
Bác Cửu Văn Long ơi!

Em quá ấn tượng bộ sưu tập hình ảnh về Hà nội của Bác và muốn thỉnh giáo bác vài điều. Bác cho em email của Bác đi. Khi nào ra HN em Sẽ mời Bác 1 chầu Vodka không say không về.
Em là dân Nga quay 100% đây. Email của em: khanhlan67@hotmail.com Dt 0938963599
 

bichngocxinh

Xe hơi
Biển số
OF-61283
Ngày cấp bằng
9/4/10
Số km
139
Động cơ
441,870 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng
Hà Nội có những nét hấp dẫn rất riêng. Em thích nhất phố cổ các bác ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top