HÀ NỘI mến yêu của chúng ta!!!

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Chợ Mơ ngàn năm



Cảnh xay lúa, giã gạo của người Việt Nam thế kỷ 19


Thời nhà Trần thế kỷ 13, 14, một khu vực phía nam Thăng Long là đất phong của tướng Trần Khát Chân, một tướng giỏi, mà sau này nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có viết quyển tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" đã đưa vào trang văn thành một hình ảnh đầy thơ mộng và trác tuyệt thời nhà Hồ của Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng.
Một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng, sông ngòi và hồ ao, theo lệnh chúa đất là Trần tướng quân, nhiều người sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ, cứ mùa đông thì hoa mai nở trắng ngần, khiến một vùng mặt đất biến thành một trời mây trắng ngần. Ðó là các giống mai vàng, mai trắng, mai hồng mà tên chữ là hoàng mai, bạch mai và hồng mai.


Ðến những năm 80 của thế kỷ 20, làng Ðông Mỹ tức làng Ðông Phù Liệt còn có một cụ Mai Lâm động chủ, tên cúng cơm là cụ Mài có một vườn mai mọc trên ngọn gò nho nhỏ, trồng toàn giống song mai, hoa trắng muốt, mỗi chùm hai bông hoa nở ra hai quả mơ, quả to bằng quả trứng gà con so, mầu vàng tươi, để chín nục, bóp cho mềm rồi hút nước mơ, nó sẽ là một thứ nước cam lồ vừa chua vừa ngọt, vừa thơm vừa bổ, khó quên. Tiếc sao sang thế kỷ 21, vườn mai thoái hóa, chết dần sau khi cụ Mài, chủ nhân qua đời.


Thế kỷ 19, vì kiêng tên húy vua Tự Ðức, làng Hồng Mai phải đổi thành làng Bạch Mai (kiêng chữ Hồng trong Hồng Nhậm). Theo thời gian, ít ai còn nhắc đến chữ Hồng Mai và Bạch Mai cũng trở thành đường phố, cùng với làng Hoàng Mai lui về phía dưới một chút, thành làng Hoàng Văn Thụ, tên một lãnh tụ cách mạng còn ngôi mộ ở cánh đồng làng ấy.


Mai tiếng Hán có nghĩa là Mơ, quả mơ mà ta quen thuộc với những quả mơ chùa Hương, mơ Lạng Sơn, ngâm rượu làm rượu mơ, ngâm muối làm ô mai hoặc ăn tươi trên đường trảy hội. Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ.

Kẻ Mơ từng có món đặc sản nổi tiếng khắp kinh thành:



Em là con gái Kẻ Mơ
Em đi bán rượu tình cờ gặp anh
Rượu ngon chẳng quản be sành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may...

Sang đến thế kỷ 20 vùng này còn hoang vu lắm, vắng vẻ lắm, dù có thể đây là những bước đầu tiên của con đường thiên lý vào Kinh Ðô xứ Huế. Cho đến những năm 30, nhà văn Tô Hoài còn ghi lại phố Bạch Mai đúng là một con đường làng, chập tối đã vắng vẻ, chỉ có bóng tre bóng duối soi xuống mặt đường âm u, thấp thoáng ánh đèn dầu trong các ngõ hắt ra mờ tỏ. Mới chập tối đã có tiếng chó sủa trăng văng vẳng. Thời gian đó còn có một nhà văn nổi tiếng khác sống ở đây: Nguyễn Ðình Lạp, người viết "Ngoại ô" mà nguyên mẫu các nhân vật đều là người dân ở đây, lầm than, cơ cực, vất vả lao đao... như người làm nghề bánh dày bánh giò, giò chả.



Phố Bạch Mai

Giữa thế kỷ, vẫn còn nhiều người dân cư ngụ nơi khu vực này (không phải dân Ước Lễ) làm nghề bán hàng rong, đội một thúng hàng gồm giò lụa, giò trâu, chả trâu, chả bì, chả mỡ, cùng là bánh dày từng đôi đặt trên lá chuối, gập vào với nhau, bánh giò bột lọc, nhưng đã nguội. Anh ta đi bán hàng, rao hàng bằng một âm đục, khê và kéo dài: "Giòòò...". Một tay xách chiếc đèn chai. Ðèn chai là đèn thắp bằng dầu lạc, bóng đèn là cái chai cắt trôn và cắt cả cái cổ chai. Ðèn đặt trên miếng gỗ, xỏ quai bằng dây thép để lấy chỗ cầm.


Phố Bạch Mai và khu vực chợ Mơ cũng tự mình đổi khác. Cho đến năm 1954, Hà Nội được giải phóng, phố Bạch Mai dân từ nội thành ra, qua Ô Cầu Dền, mà cột đèn bên này là nội ô, cột đèn bên kia đã là ngoại ô, phố còn thò ra thụt vào, thưa thớt đôi ba bóng cây bàng đơn độc. Riêng mặt đường vẫn khấp khểnh lầy lội. Con đường xe điện từ Bờ Hồ xuống chợ Mới Mơ được đặt nổi trên mặt đường nhựa giống hệt đường xe lửa, cùng một công thức với đường tàu điện Hà Nội - Hà Ðông. Những ngõ Tô Hoàng, Ðình Ðông, Ðình Ðại, Văn Chỉ, Giếng Mứt, Mai Hương, Lò Lợn là những đường xương cá tỏa ra hai bên, vẫn nhà ở lẫn với hồ ao và vườn tược.


Cuối phố Bạch Mai là cái chợ có lẽ đã sinh ra được vài trăm năm, nguyên nó chỉ là cái chợ của mấy làng mơ. Ðây cũng là ngã tư, một rẽ trái sang Nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, nay là phố Minh Khai. Một rẽ phải sang Ngã tư Vọng, có bệnh viện Bạch Mai, nay là phố Ðại La. Còn nếu đi thẳng là ra ngoại ô một thời toàn đồng ruộng, ao rau muống, để xuôi xuống Văn Ðiển, chỗ ngã ba Ðuôi Cá gặp con đường số Một chính thức vào ga Văn Ðiển.


Chợ Mơ là kết thúc phố Bạch Mai. Từ cái chợ làng họp theo phiên, năm ngày thì có hai phiên, gồm một phiên chính và một phiên xép (xin phân biệt chợ phiên và phiên chợ là hai khái niệm, hai sự biệt hoàn toàn khác nhau, chợ Mơ là chợ có phiên chợ, chứ chưa bao giờ là chợ phiên, mà nay khái niệm chợ phiên là một thứ Hội chợ vậy).


Chợ Mới Mơ vì nó được xây dựng mới, gồm cả một phần của chợ Ðuổi là chợ Hàng Gà phố Huế bị đuổi, phải giạt xuống khu vực này. Chợ nằm bên trái phố, là dãy nhà cuối cùng, dãy số lẻ, một bên là phố Minh Khai, một bên là con ngõ tên là ngõ Lò Lợn, vì từng là nơi giết mổ lợn cung cấp thịt cho thành phố.


Chợ đã nhiều lần xây dựng và thay đổi. Ðến nay có ba cầu chợ, không lợp tôn hay mái bằng, không có giàn sắt, mà vẫn có hơi hướng của một cái chợ quê, cột gạch, lợp ngói. Giống như rất nhiều chợ quê khác còn lại, thêm chút ít phong vị thị thành, chợ Mơ có đủ các thứ hàng hóa, thượng vàng hạ cám. Từ khu vực cây xanh, giống cây để trồng chơi hay con su hào, quả su su nảy mầm, cành rau ngót, mớ giống rau mùi... đến khu vực các con giống, từ lợn con đến lợn choai choai da đỏ hồng, da đen nhãy, hay con chó con luôn mồm ăng ẳng, con mèo mướp, mèo vàng, mèo đen kêu meo meo, bị nhốt trong lồng tre, nếu là người buôn thì mới có lồng sắt.


Thời bao cấp, có công ty ăn uống, chợ Mơ có cửa hàng mậu dịch, có quầy làm kem và bán kem, chủ yếu là kem que, bán ngay tại chỗ và bán buôn vào các thùng gỗ vuông mang ra ngoại thành.


Chợ Mơ không hoàn toàn là chợ quê nữa. Nó khác hẳn chợ Ðơ ở Hà Ðông hay chợ Nủa của Hà Tây. Nó cũng không còn giống chợ Ðồng Xuân hay sang trọng như các siêu thị mới mở ra. Và nó cũng không phải là chợ đầu mối chuyên bán buôn hoa quả nhập từ Trung Quốc, từ miền nam ra hay cá khô sặc mùi nồng nặc như chợ Long Biên. Chợ Mơ là sự pha trộn nửa quê nửa tỉnh, nửa thành thị nửa nông thôn. Nhưng về đời sống, nó không đóng góp gì nhiều cho kinh tế và văn hóa thành phố, nhưng nó rất cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân trong một khu vực rộng lớn phía nam thành phố.


Hẳn cũng ít ai còn nhớ đây là đất phong của tướng Trần Khát Chân, dòng tên Hồng Mai cũng chìm vào quá khứ, chữ Mới Mơ cũng chỉ còn gọi tắt là chợ Mơ. Cũng may là chợ chưa bị xây lên cao tầng, để bỏ trống những tầng trên như vài ba chợ khác. Vì vậy chợ Mơ vẫn giữ được nét gì hơi cũ.
 

LenovoT61

Xe máy
Biển số
OF-14980
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
84
Động cơ
513,540 Mã lực
Chợ Mơ bị phá hết rồi. Chuẩn bị xây nhà rất cao tầng làm khu thương mại. Bà con chuyển hết sang Kim Ngưu rồi!
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
tặng các cụ OF một số ảnh về việc học hành của các cụ ngày xưa ạ:21::21::21:







Lớp học:


Buổi học thực tế ngoài trời:


Giờ Hóa học:


Giờ Địa lý:


Xem voi (không biết là môn gì, hic):


Giờ thể dục nhịp điệu (có ai nhận ra mình ko ạ
)


Thầy đồ
Lạ thật, ngày xưa các cụ ngồi học như thế này mà ko bị cận, ko bị vẹo xương. Còn bây giờ thì...
)
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Hà Nội thời bao cấp:

Cảnh xếp hàng mua gạo:


Cân đong gạo


Bán mực bút bi (
)


Hàng tết


Thư gưi bố đi công tác xa:
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Hà Nội, vì sao có những tên phố “lạ”?





Phố Hà Nội sau cơn mưa


Từ 36 phố phường đến nay, sau 50 năm giải phóng, Hà Nội đã phát triển lên tới khoảng trên dưới 500 phố. Con số không nhỏ. Thông thường người ta chia ra làm ba khu vực: Khu phố cố có từ thế kỷ trước còn lại. Khu phố cũ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, còn khu phố mới bắt đầu từ năm 1954, sau ngày giải phóng.
Chúng ta quen với các phố có chữ “Hàng”, tên các danh nhân… Tuy quen đấy, nhưng nhiều dòng tên cũng đáng để hiểu thêm mà yêu quý một Hà Nội với hình hài 10 thế kỷ, nhiều điều vừa quen vừa lạ. Hàng Ngang là gì? Có món ăn nào, món hàng hóa nào tên là Ngang, hay ở đấy mọi ngôi nhà đều xây ngang, mọi con người đều đi ngang (kiểu con cua)?

Nguyên vài ba thế kỷ trước, từ thời Phạm Đình Hổ còn ngôi nhà mình ở Phương Hà Khẩu tức Hàng Buồm nay, ông đã ghi lại. Thăng Long có phố người Trung Hoa, mà lúc ấy mọi người phương Bắc bất cứ là người Hán, ở Quảng Đông, Phúc Kiến… đều được gọi là người Đường, tức Đường Nhân, người Pháp dịch chữ đó thành người Quảng Đông, tức là Cantonnais, và giọng nói nơ nớ mà thành “Ngang”.

Cũng có thuyết giải thích: Thời đó, phố này có cái điếm canh nằm ngang nơi đầu phố nên gọi là Hàng Ngang. Nhưng nghe không ổn, vì cũng có một phố nữa có cái đình nằm ngang đầu phố như thế, từng có ngôi nhà của Cao Bá Quát một danh sĩ lừng danh, phố ấy nay còn có tên cũ: Phố Đình Ngang.

Hà Nội vẫn còn phố Hàng Chuối. Phố này buôn chuối thời kỳ nào? Thưa không. Đây là khu bãi hoang. Cho đến những năm 20 của thế kỷ 20 còn hoang vắng lắm, đó chỉ là bãi trồng chuối cho quân lính nuôi voi. Người Pháp mở mang phố, lấy luôn bãi đó mà thành tên.

Nhưng có một phố theo thông lệ, bán mặt hàng đó mà thành tên như Hàng Buồm bán vỉ buồm, Hàng Giấy bán giấy, Hàng Bồ bán bồ… thì Hàng Cỏ chính là bán cỏ. Nay Hàng Cỏ là phố Trần Hưng Đạo, mà tên đầy đủ đáng lẽ phải gọi là: Tiết chế quốc công Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Nguyên phố này khi chưa có đường rộng, chưa có nhà ga xe lửa, còn là bãi trống, ngày ngày dân ngoại ô mang cỏ vào đây bán. Các chú lính trong thành ra mua về để nuôi voi nuôi ngựa. Tiếc là Hàng Cỏ ghi lại một thời, nay đã biến mất tên.

Hà Nội có một phố nằm hơi chéo trục Bắc Nam, đó là phố Nhà Hỏa. Tên hơi lạ. Nguyên là Hà Nội từ trước đến thế kỷ 19, nhà cửa đều làm bằng nguyên vật liệu thô sơ, dễ cháy như tre gỗ nên hỏa hoạn xảy ra thường xuyên. Có những đám cháy lớn, thiêu trụi hàng nghìn nóc nhà trong chốc lát, người ta phải lập miếu thờ thần hỏa mong thần phù hộ dân chúng không cho cháy. Ngôi miếu thờ ấy lọt vào cái khe nhỏ, ở quãng số 28 phố Hàng Điếu, mà thủa ấy, miếu thờ có ảnh hưởng ra cả khu vực, trong đó có phố Nhà Hỏa hiện nay, mà thành tên một đường phố.

Hồ Thiền Quang là một hồ đẹp. “Thiền quang” nghĩa là ánh sáng nhà Phật. Người Pháp đặt tên viên thị chính Pháp là Halais (người dân thường đọc là Ha-Le, trong tiếng Pháp, chữ “H” câm, đọc đúng phải là A-Le). Sau giải phóng, tên chính thức là phố Nguyễn Du. Cái tên Ha-Le chỉ nhắc lại một thời mất nước, một thời nô lệ.

Khu vực nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo một thời thịnh vượng, nhân dân quen gọi đây là phố Nhà Diêm, vì trước đó, có nhà máy sản xuất diêm cho toàn xứ Đông Dương. Nhưng trước đó nữa, những thế kỷ trước, đây từng là đàn Nam Giao; xuân thu nhị kỳ, Nhà vua từ trong Cấm thành ra đây làm lễ tế trời đất. Trước khi đến đàn Nam Giao, nhà vua còn phải rẽ vào phía sau thôn Hương Viên thay đổi quần áo. Chỗ ấy có tên là đổi mã (thay cái mã bên ngoài- tiếng cổ) và dần dần, nó thành phố Hòa Mã đến nay. Hương Viên chính là chỗ chợ Đức Viên bây giờ.

Hàng Đào buôn bán vải vóc tơ lụa. Nhưng kèm thêm nghề nhuộm, mà chỉ nhuộm màu tươi như đỏ, vàng, hồng… vì thế mới có tên Hàng Đào. Nối với nó là Hàng Ngang tên cũ gọi theo người nhuộm, chuyên nhuộm các mầu như thanh nhẹ, như xanh, lam, da trời, hồ thủy, vì thế Hàng Ngang từng có tên là Hàng Lam. Những màu khác lại phải nhuộm ở nơi khác. Vải đen nhộm ở phố Hàng Vải Thâm gần đó. Vải nâu nhuộm ở làng Đồng Lầm, quãng làng Kim Liên ngày nay, nổi tiếng về vải màu nâu may áo dài phụ nữ Hà thành nhiều thế kỷ. Riêng ngôi đình phố Hàng Vải Thâm thông thường có hàng nem rán nhân cua bể ngon nổi tiếng, chỗ ngồi xuềnh xoàng nhưng món thì thiệt ngon nên khách đông nghịt.

Một trong các chợ khá to là chơ Mơ. Tên ấy vì sao mà có? Nguyên có chợ Hôm phía trên, bắt đầu đường thiên lý vào Nam, chợ Hôm bị đuổi dạt xuống phía nam là chợ Đuổi. Còn chợ Mơ xây mới nên gọi là chợ mới Mơ. Mơ là tên gọi của quả mai. Khu vực này là đất trồng mai, đất phong của tướng Trần Khát Trân đời nhà Trần, có các làng Thanh Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, có thứ quả mơ ngon nổi tiếng, rượu mơ cũng là đặc sản kinh kỳ. Thời Nguyễn kiêng tên húy của vua Tự Đức là Hồng Nhâm nên các chữ tên hồng cũ phải đổi. Khu vực hồng mai thành Bạch Mai, cả làng nay đã biến thành phố. Chợ ngày càng mở rộng và sắp trở thành trung tâm thương mại.

Liệu chúng ta có thể giữ gìn một Hà Nội hào hoa, với những dòng tên thật đặc biệt mang theo bao dấu ấn của nhiều thời đại đã qua?:^)(c):^)(c):^)(c)
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu

Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài




Một góc thành Hà Nội
 

Trường Vũ

Xe máy
Biển số
OF-11239
Ngày cấp bằng
25/10/07
Số km
55
Động cơ
531,150 Mã lực
Nhìn loạt ảnh thời bao cấp của cụ Ngọc kỳ lân, làm em nhớ quá về quá khứ quá, nhất là cảnh xếp hàng mua gạo:^)(c):^)(c):^)(c). Cảm ơn cụ chủ thớt đã cho e có được một sân chơi bổ ích(l)(l)(l)(b)(b)


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Trưa nay xem chương trình Hà Nội mến yêu của chúng ta trên đài PTTH Hà Nội H1, mục ĐẶC SẢN HÀ THÀNH , nói về món ỐC TRÔNG TRĂNG ngày xưa của các cụ hay quá. Vì sao lại gọi là ỐC TRÔNG TRĂNG , tức là buổi tối trăng thanh gió mát, các cụ mới mang một chậu đồng , đổ đầy lưng nước để được nhìn thấy mặt trăng soi vào chậu và làm nồi ốc luộc nhâm nhi chén rượu đế. Phê quá, đúng là thú ẩm thực của các cụ hồi xưa cũng cầu kỳ và cả một nghệ thuật:^)(c):^)(c):^)(c)
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
em cũng góp cùng các bác mấy hình ảnh về hà nội những ngày mới giải phóng :6:


Ảnh của bác cũng rất đẹp:41::41::41: Không biết con phố này ở đâu:^)(c):^)(c):^)(c)
 

rocke04

Xe buýt
Biển số
OF-5427
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
750
Động cơ
551,480 Mã lực
Nơi ở
cùng 2 thằng cu tí
Website
toankhanh.com.vn
em úp thêm ít ảnh hầu các bác khà khà
vẫn là ảnh về hà nội xưa
BƯU ĐIỆN HN

CHỢ ĐỒNG XUÂN

SÂN QUẦN NGỰA
 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Lễ hội cổ truyền tiêu biểu ở Hà Nội

Hội làng Triều Khúc:




Hội Lê Mật:


 

maibencon

Xe hơi
Biển số
OF-19660
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
138
Động cơ
503,280 Mã lực
Nơi ở
bên các F1 thân yêu
Lễ hội

Hội Gióng






Hội Gò Đống Đa(Quang Trung)













"]http://i51.photobucket.com/albums/f397/MQLPAU/Lehoi/images471021_anh8.jpg[/img][/URL]



 

SondAuTo

Xe điện
Biển số
OF-2200
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
2,252
Động cơ
589,090 Mã lực
Nơi ở
HONDA CHINA
Website
sondauto.blogspot.com
Hà nội hồi xưa còn đẹp... chứ hà nội bây giờ toàn tệ nạn... em còn phải bỏ quê thân yêu của em đi đấy... giờ mỗi lần về hà nội là lại muốn biến đi thật nhanh
 

AZE

Xe tải
Biển số
OF-10565
Ngày cấp bằng
3/10/07
Số km
449
Động cơ
537,270 Mã lực
Cực kỳ yêu cái chất phong lưu, tao nhã, không bon chen của Người Hà Nội.
(l)
Cực ghét cái bọn như nông dân, cậy "người Hà Nội" ra đường là hống hách, bấm còi ầm ĩ, nói tục chửi bậy:mad:
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
212
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Làng Linh Đàm (c)(c)(c)

Làng Linh Đàm (hay Linh Đường) thời phong kiến hợp với làng Đại Từ thành xã Linh Đàm, từ sau hoà bình lập lại là một thôn thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì cũ, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Làng như một hòn đảo nhỏ nổi lên ở phía Nam đầm Linh Đàm.
Linh Đàm có nghĩa là đầm cỏ thơm. Còn Linh Đường có nghĩa là hồ nước có cỏ linh chi – một loại cỏ dùng làm thuốc. Đầm còn được gọi là Liên Đàm, nghĩa là đầm sen, bởi đầm có nhiều hoa sen. Sử triều Nguyễn gọi là Nguyệt Kính hồ. Hồ còn nổi tiếng cả về hình dáng đẹp và sắc nước trong, nên chiếc cầu bắc qua cửa đầm gọi là Cầu Tiên. Đầm Linh Đàm rộng khoảng 72 ha, từ xa xưa nó giữ vai trò là trung tâm liên kết các làng xã xung quanh hồ thông qua những hình thức thờ phụng và lễ hội. Khối tâm linh đó là vị Thần của đầm, tương truyền là học trò của Chu Văn An có công giúp dân chống hạn, cứu mùa màng, được huyền thoại hóa là con vua Thủy Tề đã làm mưa cho 5 xã 7 thôn, được cả vùng thờ làm Thành hoàng.
Làng Linh Đàm có họ Hoàng là dòng họ nổi tiếng, có 2 vị đỗ đại khoa là Hoàng Đình Tá (1816 - ?), đỗ Đình nguyên, Hoàng giáp khoa Nhâm Dần đời Thiệu Trị (1842), làm quan Tri phủ, Hoàng Đình Chuyên (1812 - ?), là anh Hoàng Đình Tá, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Dậu đời Tự Đức (1849), làm quan án sát Tuyên Quang, sau làm Đốc học Tuyên Quang.
Linh Đàm còn có họ Nguyễn khá nổi tiếng với ông Nguyễn Đình Tư, đỗ Giải nguyên thời chúa Trịnh Giang, làm Tư giảng cho cả vua Lê ý Tông và chúa Trịnh Doanh. Nguyễn Đình Tư uyên thâm Nho học, là bạn của nhiều danh sĩ đương thời, có 3 người con trai được phong Quận công và 3 người con gái đều làm vương phi trong phủ chúa Trịnh, trong đó có bà Quốc Thánh mẫu Nguyễn Thị Hoa Dung (Nguyễn Thị Khương) lấy chúa Trịnh Doanh đẻ ra Trịnh Sâm. Vì thế, Nguyễn Đình Tư được Trịnh Sâm phong là Triệu Khánh công, Thượng đẳng phúc thần. Khi Đặng Thị Huệ (vợ Trịnh Sâm) lộng quyền, bà Hoa Dung về sống ở quê Linh Đường, giúp làng sửa đình, chùa.
Thời Nguyễn, Linh Đường có 3 vị đỗ Cử nhân, trong đó có 2 anh em Trương Điền và Trương Mãn cùng đỗ khoa Tân Tỵ đời Minh Mạng (1821). Một sự kiện lịch sử quan trọng khác liên quan đến làng Linh Đàm là việc Quang Toản làm mộ giả vua cha Quang Trung ở đây để sứ thần nhà Thanh đến thăm viếng vào năm Qúy Sửu (1793, theo Hoàng Lê nhất thống chí).
Linh Đàm trước có ngôi đình được xây dựng khá quy mô vào năm Chính Hòa thứ 19 (1698), lúc đầu là đình chung với làng Đại Từ kề cận, sau trở thành tâm điểm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của chung các làng xã quanh đầm Linh Đàm, do thờ vị Thủy Thần của đầm. Đình đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp và mới được xây dựng lại theo quy mô cũ.
Làng có chùa Linh Đàm, mới được dựng vào năm đầu đời Bảo Đại (1926) và chùa Đại Bi, là chùa chung với làng Đại Từ, được dựng từ lâu, đến năm Hoằng Định thứ năm (1604), vợ chồng Ngạn Quận công họ Trịnh đứng ra tu sửa. Sau đó, được tu sửa nhiều lần.Linh Đường ngày nay đã trở thành khu đô thị lớn, đẹp ở phía Nam thành phố.(l)(l)(l)
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
212
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Những nẻo đường hoa Hà Nội

Khi sắc tím của bằng lăng vẫn còn vương trên phố Thợ Nhuộm, Kim Mã thì những chùm hoa phượng đỏ rực bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Và con đường Phan Đình Phùng thì vẫn lãng mạn với những chiếc xe hoa đủ sắc màu.




Những cành điệp vàng gần Nhà thờ Lớn.



Tháng sáu đã về với những bông hoa sen hồng.



Hoa cúc đã vàng dù mùa thu chưa sang.



Những bông hoa nhí xinh xắn tươi trong nắng vàng đầu hạ.



Hoa khế tim tím hứa hẹn mùa sai quả.


Những chùm bằng lăng bên bờ Hồ vẫn rực rỡ suốt cả tháng qua mà chưa nhạt màu.


Hoa phượng buông xuống bờ hồ Hoàn Kiếm.



Sắc tím bằng lăng trên nền xanh của lá.


Một vài bông phượng tím còn sót lại.


Những chùm phượng tràn xuống cả dòng nước gần cầu Thê Húc.


Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm và rất nhiều hồ khác ở Hà Nội vẫn rực rỡ hoa phượng đỏ.
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
212
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Gặp người dịch bức điện "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của Bác Hồ



Gần một thập kỷ qua, bên bờ Hồ Gươm - Hà Nội có bức tượng đài sừng sững mang dòng chữ "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh". Đã có rất nhiều người lầm tưởng đó là lời của Bác Hồ gửi tới Trung đoàn Thủ Đô vào tháng 1.1947, nhưng sự thật không phải như vậy. Chúng tôi đã tìm hiểu về sự thật của lời thề "Quyết tử..." và gặp được bà Nguyễn Thị Bích Thuận, nguyên chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô, Cục phó Cục Cảnh vệ - Bộ Công an, người trực tiếp dịch bức điện đó của Bác.
Cách đây 58 năm, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ từ Thủ đô Hà Nội vào khoảng 20h ngày 19.12.1946. Quân và dân Hà Nội đã chiến đấu với tinh thần "Sống chết với thủ đô". Trong bối cảnh lịch sử hào hùng đó, ngày 6.1.1947, tại địa bàn Liên khu I Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm), một trung đoàn chủ lực của quân đội ta được thành lập trong vòng vây của địch. Lực lượng của trung đoàn hồi ấy là sự kết hợp giữa Vệ quốc quân, lực lượng tự vệ với những người dân của đất Tràng An là những công nhân, tiểu thương, tiểu chủ, bác sĩ, nghệ sĩ, sinh viên, học sinh và cả các em nhi đồng... Vũ khí, trang phục đa dạng, ai có gì dùng nấy, chỉ có sự thống nhất ở chiếc quân hiệu sao tròn và lời thề "quyết tử" bảo vệ thủ đô. Ngày 14.1.1947, trung đoàn ấy chính thức mang danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô. Vào một ngày hạ tuần tháng giêng năm 1947, Trung đoàn Thủ Đô được Bác Hồ gửi điện động viên, khen ngợi, người trực tiếp dịch bức điện ấy của Bác là bà Nguyễn Thị Bích Thuận.

Đã nhiều năm rồi, bà Thuận đã đi nhiều nơi để xin xác minh lại lời của Bác Hồ trong bức điện của Người gửi cho Trung đoàn Thủ Đô "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" chứ không phải "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" được ghi tạc trên bức tượng đài ở Hà Nội. Năm nay, bà Nguyễn Thị Bích Thuận đã ngoài 80 tuổi, nhưng khi kể cho chúng tôi nghe về thời khắc lịch sử đó, bà vẫn không giấu nổi niềm xúc động, song giọng bà vẫn sang sảng và đầy khí thế của người chiến sĩ thuở nào: Hồi đó, tôi được đồng chí Trần Quốc Hoàn giao cho mã hoá bức điện mật của Bác gửi vào Liên khu I Hà Nội cho Trung đoàn Thủ Đô. Khi vừa mở mã dịch điện, tôi vô cùng xúc động, cố ngăn không cho nước mắt trào ra để khỏi mã hoá sai. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, mà không lúc nào tôi quên được lời của Bác trong bức điện đó: "Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời sau...".
Khi tôi đi xin xác minh lại lời của Bác "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" thì các nơi tôi đến đều hỏi tôi có còn bức điện gốc đó không. Thời khắc đó giáp ranh mặt trận, vì nguyên tắc đảm bảo bí mật, xử lý tài liệu nên rất tiếc tôi không còn giữ được bức điện của Bác. Tôi nghĩ lời Bác đã động viên các chiến sĩ nêu cao sự hy sinh tột cùng trong một giai đoạn bức thiết để tổ quốc Việt Nam nhất định quyết sinh. Bác dùng từ ngữ rất chuẩn xác, rất nghĩa tình và khi Bác hạ bút với lòng yêu thương chiến sĩ vô vàn, chắc chắn Bác đã cân nhắc rất kỹ sinh mạng của các chiến sĩ, sức mạnh trong chiến đấu của quân ta với vận mệnh sống còn của một dân tộc, sự trường tồn của non sông, đất nước. Yêu nước thương nòi thì khi cần phải có những sự hy sinh cao cả để tổ quốc bất diệt. Tôi nghĩ nhiều tới các đồng chí, đồng bào, đồng đội bằng tình cảm kính phục mến thương chân thành, họ đã tự nguyện vâng lời Bác, hy sinh đời mình ở tuổi thanh niên và bám trụ chiến đấu đến cùng cho tổ quốc Việt Nam mãi mãi độc lập, dân tộc Việt Nam vĩnh viễn sinh tồn. Vì vậy nếu tôi không xác minh lại lịch sử, tôi sẽ là người có tội với Bác, với các đồng đội đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: Trung đoàn Thủ Đô là trung đoàn có một không hai, ra đời từ trong khói lửa 60 ngày đêm chiến đấu trên chiến trường Hà Nội. Vào dịp Tết Đinh Hợi (1947), trung đoàn đã được Bác Hồ khen tặng "Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Rồi giữa một ngày đông lạnh giá đầu năm 1947, đoàn quân ấy lặng lẽ "Ra đi đầu không ngoảnh lại", để lại sau lưng một Hà Nội "cháy khói lửa ngợp trời" và lời thề thủ đô sẽ thắng quân thù, cho đến ngày "trùng trùng quân đi như sóng" giữa mùa thu lộng gió năm 1954, trở về giải phóng quê hương.

Lời thề "Quyết tử..." năm xưa cũng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi nhận: Tình cảm của Bác Hồ mùa xuân năm 1947 dành cho các chiến sĩ đang chiến đấu giữa vòng vây tại Liên khu I rất lớn. Trong thư gửi các chiến sĩ quyết tử quân thủ đô, Bác viết: "Các em ăn Tết thế nào?... Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em nên không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ kháng chiến".

"Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh...".
Được biết, sau nhiều năm bà Thuận cùng với các chiến sĩ của Trung đoàn Thủ Đô đề nghị xác minh lại lời lời thề "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" năm xưa, gần đây, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định dựng tượng đài: "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" tại vườn hoa Hàng Đậu.
Bà Thuận cùng đồng đội thật tự hào, hạnh phúc khi sự thật về lời hịch cứu nước lịch sử của Bác đã được ghi nhận chính xác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top