Đào tạo sử dụng bản đồ cho các chuyên viên Sở Giáo dục Hà Nội?
Mấy hôm nay cộng đồng các phụ huynh học sinh 2006 khu vực Hà Nội sôi sục vì kế hoạch tuyển sinh PTTH với mấy điểm mới như tuyển sinh theo hộ khẩu, bỏ quy định đổi khu vực tuyển sinh, bổ sung nguyện vọng 3 "học đâu cũng được". Sôi nổi nhất là những tranh luận xung quanh vấn đề đăng ký nguyện vọng 1, 2 theo hộ khẩu. Ai cũng biết thực trạng người một nơi hộ khẩu một neo, nhất là ở Hà Nội nơi có hiện tương tăng dân số cơ học cao chắc không nhất thì nhì toàn quốc, hộ khẩu các chú công an không kịp in, không kịp ký, lại vướng quy định về đất đai nên tình trạng nhiều gia đình đã ở HN mười mấy năm nhưng hộ khẩu vẫn ở Thái Bình là chuyện thường tình. Lý lẽ thì vô vàn, có người còn viện dẫn cả Hiến pháp với lại quy định của các nước văn minh này nọ, công dân có quyền tự do cứ trú, aka tự do học tập, thi cử, sắp bỏ hộ khẩu đến nơi rồi, sắp tới các cháu học sinh giỏi Hà Giang sẽ ùn ùn về Hà nội hưởng môi trường giáo dục ưu tú nhằm đào tạo hiền tài cho đất nước vân vân và mây mây. Cãi nhau hăng nhất đương nhiên là các bố mẹ "xe ôm", những gia đình với phương tiện hạn chế nhưng vô cùng khao khát con cái được hưởng những điều kiện, môi trường giáo dục tốt nhất. Nóng đến nỗi quyết định của ủy ban ký còn chưa ráo mực, hôm sau Sở Giáo dục đã lên báo cải chính, rằng thì là mọi cái vẫn y nguyên, thí sinh nào muốn đổi khu vực tuyển sinh chỉ việc làm đơn ra phường xác nhận rồi ... thi.
Thế nà sao?
Với mong muốn rất chân thành là tìm lý do bênh vực các bác Sở, mình ngồi nghiên cứu cái quy định phân khu vực tuyển sinh của các bác í. Với thói quen nghề nghiệp mình ra sức tìm cái bản đồ phân bố các khu vực tuyển sinh của các bác Sở ỏi mắt mà đương nhiên chả thấy, tìm số liệu thống kê thì vào
https://www.gso.gov.vn/ của Tổng cục thống kê chờ quay quay một hồi rồi lại ra, thôi thì dùng tạm nguồn wiki và nhặt nhạnh trên các báo vậy tổng hợp một hồi thì ra cái bảng dưới đây.
Hẳn là hồi các bác Sở thì tốt nghiệp cấp 2 không phải thi môn Địa.
Đùa vậy chứ hack não cả buổi mà không hiểu các bác ấy phân khu vực tuyển sinh dựa trên tiêu chí gì, nhằm mục đích gì? theo số liệu của bảng dưới đây thì học sinh mấy quận nội thành như Tây Hồ, Ba Đình hoặc Hoàn Kiếm, HBT là sướng nhất vì đảm bảo được đi học gần nhà, miễn là ... đỗ. Tỷ lệ đỗ công lập của học sinh các khu vực này tính theo tỷ lệ chỉ tiêu / số thí sinh xấp xỉ 60%. Thêm vào đó, lựa chọn của các bạn rất giới hạn, mỗi khu vực chỉ có 5 lựa chọn. Các bạn Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy còn tội nghiệp hơn, theo chỉ tiêu năm 2020, tỷ lệ đõ chỉ có 52%. Chắc các bác Sở tính các quận nội thành toàn gia đình có điều kiện, nên đã chuẩn bị sắn hai mấy nghìn chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường dân lập, bán công, chờ các bạn và túi tiền của bố mẹ các bạn.
Quy định năm nay có tiến bộ, các cô chú cún được đăng ký nguyện vọng 3, chỗ nào cũng được. Dự là sẽ có làn sóng học sinh các quận nội thành đổ về Thạch Thất, Quốc Oai hoặc Thường Tín, Phú Xuyên, nơi các thí sinh phải vất vả lắm mới không trượt.
Việc ghép các quận, huyện thành khu vực tuyển sinh bộc lộ nhiều bất cập, chằng hạn thí sinh Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có thể thoải mái với 17 lựa chọn trường trong một khu vực diện tích hơn 600 km2
Dự là các bác Sở phân chia khu vực chỉ để tiện giao lưu giữa các phòng giáo dục thì phải?
Trong khi với mục đích đảm bảo cơ hôi cho các con được học trường gần nhà, phù hợp với năng lực và điều kiện của bố mẹ chỉ cần biết đọc bản đồ hay vài cú nhấp chuột. Chẳng hạn quy định KVTS mềm bao gồm quận huyện nơi thường trú tạm trú và các quận huyện lân cận, hoặc phương án 10 trường PTTH gần nhất tính từ trường cấp 2 , các trường trong quận huyện cư trú và một số nhất định các trường gần nhất ...
Thay đổi đi các bác ơi, thời buổi 4.0. Nhất là phải chịu khó vào Nhóm Đồng hành lắng nghe tâm tư của các bố các mẹ ạ.
Nguồn: Facebook Nhóm đồng hành