Rất đúng. Nhưng trong cùng 1 đk, độ hấp phụ nhiệt của các khí nó khác nhau nên độ giãn nở nó khác nhau bác ạ.
Các bác vẫn chưa thấy ngay được cái lỗ hổng khá lớn về vật lý khi độ quá sâu vào cái xe!
"Độ hấp thụ nhiệt" theo ý bác cụ thể là cái gì: "nhiệt dung riêng", "hệ số truyền nhiệt",...?
Với 1 cái bóng khí cho giảm sóc, bác thử xem xét từng khái niệm đóng vai trò như thế nào:
Như khả năng truyền nhiệt: kích thước bóng khí không lớn, chênh lệch nhiệt độ khi xe di chuyển từ vùng nhiệt độ thấp (nhiệt độ không khí bên ngoài) ->đến vùng nhiệt độ cao là rất chậm, xe chạy chất khí trong bóng luôn được bơm vào hút ra,... liệu cái giá trị khác nhau giữa chất khí này hay chất khí kia có còn quan trọng hay không?
Nhiệt dung riêng: Đã là giảm sóc thì nó luôn nhún, giống như cái bơm làm cho chất khí chứa bên trong nóng lên. Năng lượng nhún của 1 cái xe nặng hơn tấn+tốc độ nó chạy+độ nhún thì liệu sự sai khác về nhiệt dung riêng của 1 chất khí có xứng đáng để đưa vào hay không (để thử bác lấy 1 cái bơm, chỉ với "lực" của bác thôi, chưa cần cái xe, bịt đầu ra rồi nhún độ một lúc và sờ vào vỏ bơm thấy ngay)?
Mà chắc em cũng không nên đặt nghi vấn về cách hiểu "bơm cho tôi 2 cân" là bơm 2kg không khí (hay ni tơ) vào cái lốp xe. Chắc cả cái lốp xe tải to may ra mới chứa được 1kg không khí (khối lượng riêng của không khí ở bờ biển là 1,29kg/m3)!
Còn các nghĩa khác của khái niệm "độ hấp phụ nhiệt" của bác em vẫn chưa đoán ra, bác cứ nêu lên, em thử "phản biện" xem!!!