Cửa Lò...
Chơi mãi cũng phải về.
Up gửi các Cụ mấy cái hình suối cá thần ở Cẩm Lương, Thanh Hóa trên đường về.
Bao lần đi đường HCM định rẽ vào mà mãi giờ mới thực hiện được:
Dòng suối nhỏ rộng khoảng 3m, từ ngoài vào, đã nhìn thấy những đàn cá con tung tăng. Càng vào sát chân núi, càng nhiều cá lớn. Ngay cửa hang, hàng nghìn con cá to bằng bắp chân nằm sát bên nhau, kín đặc cả suối.
Tuy nhiều cá như vậy, nhưng dân ở đây không ai ăn thịt cá, họ coi đây là giống cá “Thần”, nếu ăn thịt sẽ gặp điều không may. Dân làng còn lập bàn thờ bên suối đề thờ cúng, và hàng năm, từ ngày 8 đến 15 tháng Giêng âm lịch, mở hội tế thần núi, thần sông, thần cá bên bờ suối.
Dù cá sinh sống kín mặt suối, nhưng điều kỳ lạ là nước suối không hề có mùi tanh. Thậm chí, người dân Lương Ngọc còn dùng nước suối để ăn uống.
Cây cầu vào;
Cầu chỉ đi 1 chiều oto, sát sàn sạt 2 bên gương, nhìn gần các Cụ có thể thấy các vết xước 2 bên tru bê tông.
Xe qua cầu với tiếng cót két của kim loại, tiếng lộc cộc của gỗ, cảm giác bồng bềnh của dây treo....thú phết!
Gần hơn tí:
Vào đến nơi hàng quán đủ cả, phục vụ Du lịch.
Đặc biệt, ở nơi hẻo lánh này dân làng gìn đường xá nhà cửa rất sạch sẽ.
Vào đến đầu suối đã thấy Cá:
Ngược dòng sông Mã, hướng về phía cửa khẩu Na Mèo sang nước bạn Lào, xã Cẩm Lương cách thị trấn Cẩm Thủy 12km về phía Tây, lên đò ngang qua sông Mã, đi thêm khoảng 3km là đến suối cá Lương Ngọc, nằm sát chân núi.n Lương Ngọc còn dùng nước suối để ăn uống.
Em nghe nói, Cách đây mấy năm, người ta còn nhìn thấy con cá nặng đến 20kg. Nhưng sau đó, địa chất vùng núi này có biến động, cửa hang sụp xuống, từ đó không còn nhìn thấy con cá lớn lạ thường này nữa.
Cá ở đây chủ yếu là giống cá dốc. Thân cá giống cá trắm, nhưng môi đỏ chót. Suối cũng có các giống cá trôi, chép, leo hoa, chày... Cá dốc cũng sinh sống ngoài sông, nhưng cá sông màu trắng, còn cá ở suối này có màu xanh sẫm.
-------------