[Funland] Hà Nội có thiếu trường cấp 3 không

Thuem

Xe buýt
Biển số
OF-594506
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
578
Động cơ
134,056 Mã lực
Học sinh càng ngày càng đông, năm sau thi luôn khốc liệt hơn năm trước. Các cụ mợ nào có con đạt đúng nguyện vọng thì đúng như trúng đề trúng lô, luận sau 6h30 kiểu gì cũng đúng.
Các con chọn nv1 trường top 1 vd CVA, KL năm nay mà được có 43đ là tạch hết, thường để an toàn thì chọn nv2 thấp hơn tầm 3-4đ. Nên sẽ có nhiều trường hợp trượt nv1 nhưng không muốn học nv2 vì trường thấp hơn mong muốn của mình quá, các trường tầm tầm thì do ko đk (an toàn mà) nên không vào được vd Lê Quý Đôn, Quang Trung... mặc dù thừa tứa lưa điểm. Đó là lý do vì sao phụ huynh phải chen chân nhau nộp hs vào PHC, TQB, NBK....
Còn các bác nói xa cũng cần để con phải làm quen để thích nghi vì gia đình bao bọc quá, cũng có lý, nhưng sự an toàn luôn luôn là trên hết. Vì vậy cứ phù hợp điều kiện & mong muốn của từng gia đình mà lựa chọn thôi, sao dùng lựa chọn của mình để phán xét người khác được.
Các bác chưa có con thi vào 10, thì tự rút kinh nghiệm cũng như tính toán cho bản thân, chưa ăn nhạt chưa biết thương mèo đâu!
Năm nay HN có 135k hs hết lớp 9, năm sau có 146k cơ, hơn 11.000 học sinh đấy.
Sau 3 năm nữa con số sẽ tầm nội thành 7 cháu chọn 2. Trong khi ngoại thành vẫn 10 cháu chọn 8-9.
Và chục năm gần đây số trường C3 mở mới ở ngoại thành nhiều hơn nội thành, nếu 4 quận cũ có thể nói ít đất nhưng các quận còn lại làm gì đến mức không có đất xây.
Vấn đề sâu xa lại hơi nhạy cảm.
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,895
Động cơ
663,887 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Đây là em copy từ facebook:
Theo số liệu về học sinh TP Hà Nội từ năm 2022 đối với các cấp học thì con số cụ thể như sau:
- Khối lớp 1: 186k
- Khối lớp 2: 172k
- Khối lớp 3: 175k
- Khối lớp 4: 168k
- Khối lớp 5: 162k
- Khối lớp 6: 167k
- Khối lớp 7: 146k
- Khối lớp 8: 135k
- Khối lớp 9: 127k

Nhà em còn 2k10 nữa cũng không kém phần long trọng so với 2k12 đâu cụ. Ở đây còn đỡ, facebook of nhiều cmts ngứa ... cực kỳ
Theo thống kê cụ đưa thì 2012 ở Hnoi lại ko nhiều lắm, nếu tính cả nước thì chắc nhiều. Còn nhóm fb lởm khởm em thoát lâu rồi, hồi em thoát có gần 300k mạng, giờ chắc ko khá hơn với cái kiểu kiểm duyệt thò tay túi quần.
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,270
Động cơ
722,884 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sau 3 năm nữa con số sẽ tầm 190k cháu.
Nội thành sẽ khoảng 7 cháu chọn 2. Trong khi ngoại thành vẫn 10 cháu chọn 8-9.
Và chục năm gần đây số trường C3 mở mới ở ngoại thành nhiều hơn nội thành, nếu 4 quận cũ có thể nói ít đất nhưng các quận còn lại làm gì đến mức không có đất xây.
Vấn đề sâu xa lại hơi nhạy cảm.
Chỉ là em giờ sang giai đoạn cùng con chọn tổ hợp môn học, vẫn say cái vụ vừa thi vào 10, thấm thía tại sao phụ huynh phải bọn chen xếp hàng lúc nửa đêm (nhà em học công). Mà nhiều người ở ngoài cứ nhả nhễu giễu cợt nên em nói hơi lắm.
Còn trong cuộc sống mình thấp cổ bé họng thì phải tìm cách thích nghi cho mình thôi.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,534
Động cơ
249,814 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Xây trường không khó, khó là chi trả giáo viên và vận hành trường đó. Việt Nam đã chi trả 20% ngân sách cho giáo dục rồi. Cách duy nhất nhất để tăng ngân sách cho giáo dục là tăng thuế, cụ thể là thuế thu nhập cá nhân. Đề nghị cụ đóng mỗi tháng thêm 5% thuế thu nhập. Thế thôi ạ. Muốn như Bắc Âu hay Đức, okie thôi, 39% thuế thu nhập tối thiểu, max là 55-60%, bác làm được 1 tỉ/tháng, đóng thuế 600M.
Nhiều cụ chưa hiểu. Xây trường đã vài trăm tỏi. Nhưng nguồn ngân sách đâu trả lương và biên chế GV thì bị không chế. Đâu phải HN cứ hô xây trường là xây luôn đâu
 

tytum

Xe tăng
Biển số
OF-116880
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
1,119
Động cơ
405,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều cụ phân tích hay, nói như đúng rồi, có vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu được, rõ ràng là thiếu trầm trọng trường công còn gì.
 

tuongvt

Xì hơi lốp
Biển số
OF-182466
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
647
Động cơ
342,804 Mã lực
Thiếu là thiếu công thôi. Trường tư 100 củ 1 năm đâu phải gia đình nào cũng lo được
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,270
Động cơ
722,884 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thiếu là thiếu công thôi. Trường tư 100 củ 1 năm đâu phải gia đình nào cũng lo được
Tư 100 củ/ năm vừa rồi vẫn phải chen nhau xếp hàng từ nửa đêm đấy cụ: PHC 58tr/năm + ăn+ bán trú + đồng phục + đi lại ~ 100tr/ năm.
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,545
Động cơ
76,045 Mã lực
Do ý chí và mong muốn của PH thôi cụ, kể cả đi lại thuận tiện thì đa số vẫn muốn con học trường có tiếng có bề dầy thành tích hơn là 1 trường top dưới đến vét đĩa
Lý do khác thì còn là vấn đề học phí nữa.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,534
Động cơ
249,814 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc

noname1981

Xe tải
Biển số
OF-836434
Ngày cấp bằng
3/7/23
Số km
383
Động cơ
1,830 Mã lực
Có lẽ chỉ một số rất ít nước mới lấy hết học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Phần lớn các nước đều định hướng nghề nghiệp khi học sinh tốt nghiệp THCS nên số lượng trường công chỉ chiếm khoảng 60% lượng học sinh tốt nghiệp THCS là vừa!
Vấn đề là lỗi quy hoạch, hiện tượng chỉ tập trung ở HN, HCM. Ở các nước là phân bổ đều trên cả nước nên không bức xúc
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,182
Động cơ
532,389 Mã lực
Quận Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm 20 năm qua vẫn không tăng thêm 1 trường công nào, không hiểu quy hoạch thành phố ra sao?
Hoàn Kiếm thôi cụ ơi còn Hai Bà Trưng cũng vãi ra với mớ chung cư ý, mà đó còn được nhiều nhà ở chung cư HBT vẫn cho con về HK học cụ nhé. Chứ dân gốc HBT ngoài chung cư ra còn các cháu bố mẹ di cư ra Hoàng Mai, Thanh Xuân nhưng giữ hộ khẩu nữa.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,182
Động cơ
532,389 Mã lực
Hôm qua xem phóng sự trường cấp 3 công lập Hoàng Cầu hot đến mức phụ huynh xếp hàng xuyên đêm để đăng ký mới nhớ 25 năm trước thời của mình thì cái trường Hoàng Cầu này nó là trường Bán Công Đống Đa là nơi mà các cháu không vào nổi công lập thì phải vào đây học, học sinh thì phần lớn là học dốt, chơi bời và quậy phá.
Chơi bời, quậy quá là nói giảm nói tránh mợ ạ. Oánh nhau mới là điểm mạnh của BCĐĐ.
 

Thuem

Xe buýt
Biển số
OF-594506
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
578
Động cơ
134,056 Mã lực
Chỉ là em giờ sang giai đoạn cùng con chọn tổ hợp môn học, vẫn say cái vụ vừa thi vào 10, thấm thía tại sao phụ huynh phải bọn chen xếp hàng lúc nửa đêm (nhà em học công). Mà nhiều người ở ngoài cứ nhả nhễu giễu cợt nên em nói hơi lắm.
Còn trong cuộc sống mình thấp cổ bé họng thì phải tìm cách thích nghi cho mình thôi.
Em vừa thống kê sơ bộ về trường C3 trên wiki, tính từ 2009 (Hà Nội mở rộng năm 2008) Hà Nội mở thêm 6 trường công nội thành (9 trường công ngoại thành), còn trong thời gian đó TPHCM mở thêm 16-17 trường công nội thành (9 trường công ngoại thành), trong khi đó số học sinh thi năm vừa rồi của 2 thành phố là tương đương nhau.
 

KeanuR

Xe tăng
Biển số
OF-493813
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
1,924
Động cơ
230,361 Mã lực
Tuổi
37
Cầu Giấy nơi e ở từ 2000-nay cơ bản trừ 2010 trg ams chuyển về thì k có thêm trg c3 nào
Mà dân số vs nhà ở tăng ntn thì chắc cũng k ai khó tưởng tượng ra
 

tytum

Xe tăng
Biển số
OF-116880
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
1,119
Động cơ
405,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em lứa 7x đây học Việt Ba mà gần 30 năm nay mạn TT chả có thêm trường công méo nào, bảo sao
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,388
Động cơ
1,015,638 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bây giờ còn nhiều trường, chứ thời nhà cháu ngày xưa mới là thiếu trường. Tình trạng 2 trường chung 1 cơ sở trường lớp (trường học sáng, trường học chiều) là bình thường. Ví dụ: Trường Việt Đức và trường Lý thường Kiệt chung nhau, Trường Trần Phú và Hoàn Kiếm, trường Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu chung nhau.
Nhớ lại hồi thi lên cấp 3, phố nhà cháu cũng khá nhiều đứa thi trượt (nhất là lứa 197x sau này) vào trường công lập. Lúc đó không có trường dân lập như bây giờ, nếu muốn học tiếp thì chỉ có xin vào trường vừa học vừa làm, bổ túc văn hoá hay còn gọi là trường dạy nghề, sau này các trường này đổi tên là Trung tâm giáo dục thường xuyên. Như đội ở phố nhà cháu thi trượt trường công thì có 2 lựa chọn, nghỉ học hoặc ra trường vùa học vừa làm, bổ túc văn hoá ở Hàng Quạt (nay là trung tâm GDTX Nguyễn văn Tố).
Học ở đây thì ko rõ dạy nghề là những nghề gì, nhưng về kiến thức văn hoá thì hầu như ko có ai sau khi tốt nghiệp lớp 12 ở đây mà leo lên tiếp ĐH được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top