Nếu muốn 100% học sinh cấp 2 lên cấp 3 thì thiếu. Nếu theo đúng quy hoạch phân luồng khi lên cấp 3 thì không thiếu.
Sự thật là có hơi thiếu và phân bố trường không phù hợp với phân bố dân cư. Tại sao lại hơi thiếu tôi phân tích bên dưới.
Phân bố sai do quy hoạch giáo dục không liên quan đến phê duyệt quy hoạch khu đô thị. Các KĐT mới chỉ đảm bảo đủ các lớp mầm non, còn giáo dục phổ thông thì thả tùy tiện.
1) HN có gần 130,000 học sinh tốt nghiệp THCS năm nay. Trong đó có 104,000 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập. Như vậy có 80% (104/130) học sinh đăng ký thi vào THPT công lập. Số không dự thi là 26,000 đây là những học sinh chuyển sang học nghề, học ở các trung tâm GDTX, thôi học, hoặc đã xác định học trường tư nên không thi.
2) Trong số 104,000 đăng ký dự thi công lập có 72,000 cháu đỗ vào lớp 10 công lập. Như vậy có 32,000 cháu cần chỗ học ở các trường dân lập.
3) Chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các trường dân lập là 27,000. Như vậy bằng mắt thường cũng thấy là CÓ thiếu chỗ học. Và không phải thiếu 5000 chỗ (32000-27000) mà có thể lớn hơn nhiều. Lý do là trong số 26,000 cháu không đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập đã có một phần các cháu đã chiếm xuất trường tư. Bao nhiêu không rõ, nhưng có thể ước tính vài nghìn.
4) Như vậy ước tính có thể thiếu khoảng 6000-7000 chỗ học cho học sinh không đỗ công lập, và không được nhận vào các trường tư. Các cháu này sẽ phải chuyển sang các tỉnh khác hoặc học ở các TT GDTX (thực tế là dạng bổ túc).
5) HN sẽ không thiếu chỗ học nếu các trường công đảm bảo được 60% số học sinh tốt nghiệp cấp 2 (khoảng 78,000 chỉ tiêu), và các trường tư, trường nghề đủ năng lực giáo dục 52,000 (khoảng gần 40%), còn lại các TTGDTX đảm nhận 10,000 mỗi năm.
6) Và trong số 78,000 chỉ tiêu lớp 10 công lập thì phân bố các chỉ tiêu quận/các huyện cần phải dựa trên số học sinh ở khu vực lân cận. Như hiện nay thi vào lớp 10, ở ngoại thành 10 học sinh lấy 9, còn các quận nội thành thì 10 lấy 6. Tiện cho ngành GD nhưng gây ra bất bình đẳng.