Làm quản lý như cô giáo chủ nhiệm lớp, dân như các học sinh, mỗi em mỗi tính, không em nào giống em nào, có em hiền có em hiếu động, em hư, em ngoan. Thế mới cần cô giáo chủ nhiệm, mới cần nhà quản lý. Dân mà ý thức trăm người như một thì cần gì nhà quản lý, cần gì các chế tài... Nếu cứ đổ tại ý thức người dân giống như cô giáo đổ tại học sinh chứ ko phải tại cô làm chưa tròn trách nhiệm. Có mỗi nạn chặt chém gửi xe ngày lễ em thấy bao nhiêu năm nay, bao nhiêu đợt ra quân rầm rộ, báo chí tung hô, nghe rất quyết tâm, dân cả tin thì hí hửng hy vọng sẽ hết, nào giá thành phố quy định, nào xử lý các điểm thu phí gửi xe vượt quy định... Vậy mà thực tế sao, những gì báo chí, tivi đưa chỉ là trên báo, tivi. Các điểm gửi xe vẫn thu vượt xa giá quy định; các đối tượng vẫn ngang nhiên chặn xe thu tiền. Qua em lên chợ hoa Quảng Bá vẫn nộp tiền gửi xe 100 nghìn chẳng vé gì, bảo chính quyền biết không? Xe chính quyền lượn qua như đèn cù đuổi các xe dừng đỗ quanh đó trừ khu vực trông giữ 100 nghìn/xe kia! Lên bờ hồ, rồi các điểm khắp Hà Nội chỗ nào cũng giá đó. Chuyện nhỏ mà không nhỏ bởi người lao động nghèo kiếm 100 nghìn cũng vất vả lắm trong khi một số đối tượng “trấn lột” dễ dàng, gọi là trấn lột vì không phải lực lượng chức năng nhưng ngang nhiên thu tiền và đuổi nếu chủ xe không chịu nộp. Có bảo kê không? Nói chính quyền biết không? Bao giờ người dân được gửi xe đúng giá quy định, bao giờ người dân được dừng đỗ xe đúng quy định? Bao giờ hết tắc? Tất cả là do nhà quản lý có muốn làm hay không thôi.