Đền Preah Khan
Ta Prohm là ngôi đền Jayavarman VII xây dựng cho mẹ và Prea Khan chính là ngôi đền vị vua này giành cho cha của mình.
Đền tôn vinh người cha hết sức đồ sộ, khuôn viên rộng đến gấp đôi đền Ta Prohm. Iem thả bộ vào đền, theo một con đường dài có hai hàng cột trang trí mà người ta bẩu là để thắp đèn khi trời lặn.
Nếu đúng thế thì chim thần Garuda ở 4 mặt dưới chân cột đang nâng đèn lên cao.
Trước chiếc cổng rất lớn của đền là một sân đá rộng.
Hai hàng lực sĩ khiêng rắn đứng hai bên, thể hiện chốn này đã từng là nơi ở của hoàng gia.
Các lực sĩ được thể hiện rất mềm mại và kỹ lưỡng. Vòng trang trí ở cổ của họ vẫn nổi bật trong khi những chiếc vảy rắn đã hao mòn.
Khu đền hình chữ nhật có khích thước 700 m x 800 m, tường bao chỉ còn vài đoạn ngả nghiêng.
Ngay cả Garuda thần thông cũng không biết mình sẽ biến mất khi nào.
Được cái hào nước bảo vệ đền hãy còn trong xanh lắm.
Cổng đền thực là vạm vỡ với 3 cửa ra vào, hơn hẳn cổng 2 đền cũng kiểu dáng là Ta Prohm và Banteay Kdei. Nghe thổ dân bẩu chỉ có nhà vua và thần linh mới được đưa rước qua cửa giữa, quan và dân chia làm 2 phe, mỗi phe đi 1 cửa bên.
Vòm mái cổng đá cài đan xen.
Ngước lên nom khá hãi.
Preah Khan cũng là 1 thành phố đền. Thời đang xây dựng Angkor Thom thì nơi này có khoảng gần 100 000 người sinh sống và nhà vua cũng ở tại đây. Nên cổng đền bề thế âu cũng là lẽ thường tình.
Đường đất nhỏ dẫn em tới ngôi đền thấp thoáng sau tán lá.
Mặt sau của đền nhỏ và rất giống với bên Banteay Kdei. Ấy là vì mặt trước rất lớn của đền quay về hướng đông nên iem đang đi ngược vì vào từ cửa tây.
Sân đá đã tản mát, chỉ còn một phần ở chính giữa. Không thể nhận ra đây từn là 1 sân đá hoàng gia.
Hai lực sĩ gác ở cửa đã bị lấy mất đầu…
Tay đã gãy, kiếm cũng rơi đâu mất.
Tên đền có nghĩa là “ Kiếm Thánh”, hẳn là do đền được xây đúng tại địa điểm người Khmer oánh bại quân Chiêm Thành xâm lược, khiến máu giặc chảy thành sông.
Đây là khu đền chính, cửa vào còn khá nguyên vẹn, cơ mà devata đã bị đục đi, tường cũng chỉ còn một mẩu.
Phù điêu trên cửa có cảnh oánh nhau dữ dội. Tên bắn chiu chíu, xe phi ầm ầm, hẳn không phải là nguyên bản ban đầu.
Iem theo hành lang chính đi vào đền.
Văn bia trong đền cho ta biết đền có bao nhiêu vàng, bạc, đá quý và rằng đền được xây xong niên 1191, khi người ta hoàn thành bức tượng phật dưới hình dạng cha của Jayavarman VII. Lúc khánh thành thì đền có tòa ngang dãy dọc dư vầy ( Mũi tên đỏ là cổng iem đi vào, ở phía tây).
Iem phải nói rằng đây là một ngôi đền khổng lồ, một trong những đền lớn nhất ở Angkor nên định hướng là vô cùng gian nan. Các hành lang ngang dọc cứ lôi ta đi và vì các tháp đã sụp đổ rất nhiều nên rất khó định vị rằng ta đang ở đâu.
Dư iem tới đây 2 lần liên tùng tục mà vẫn ngơ ngác không hiểu cơ sự dư lào. Cơ mà không sao, cứ đi và ngắm nghía, đẹp là được dồi. Ta đang ở nơi nao của đền quả thực là không quan trọng.