Toàn bộ thác Bản Giốc nhìn từ phía trảng cát ở khoảng cách gần hơn bao gồm cả thác chính và thác phụ.
Góp vui với Mợ chủ. Lại nói vụ mua dao ở Cao Bằng, cách đây độ chục năm em cũng lên Cao Bằng và dừng mua dao ở đó. Bây giờ bà con đã giới thiệu rõ ràng loại nào là " nhíp xanh" - loại nào là "nhíp đỏ" rổ giá đàng hoàng tùy du khách chọn,năm em lên bà con chỉ nói là dao bằng nhíp o tô thôi chẳng nói xanh - đỏ gì cả . Em thấy cũng hay nên mua một đôi dao chặt về tặng nhạc phụ - nhạc mẫu đại nhân một con (tất nhiên là có cầm mấy đồng để không mang tiếng như các cụ nhà ta nói không mua dao - kéo tặng nhau), phải công nhận là dao dùng tốt thật, chặt chém xương to xương nhỏ không xi nhê gì còn chặt gà thì không phải nói . Nhưng mỗi tội dao đó mà lâu lâu mình không động dao ,động thớt là có vết gỉ, nóc nhà em cứ lường nguýt em mãi (của đáng tội vì trước đó em có gửi bạn bên Đức xách về cho một bộ dao) em nghĩ thấy cũng tủi thân, người Việt dùng hàng Việt mà cũng bị lườm. Hai năm sau, em lại có dịp lên Cao bằng, em dừng xe ở đúng cửa hàng đấy và phản ánh "tại sao bán cho đồng bào miền xuôi loại dao chất lượng không tốt thế...." và hỏi cách bảo quản dao, thì chủ cửa hàng cho biết "bà con ở trên này khi chặt , thái xong không rửa dao mà giắt ngay lên vách nhà, khi có việc mang dao xuống rửa và khi dùng xong lại giắt lên vách chẳng thấy dao bị gỉ bao giờ " . Với chi thức đã được học em thấy đồng bào quả thật là cao minh, về nhà em đợi dịp áp dụng ngay, quả thật dao không bị có vết gỉ nữa, nhưng mỗi tội mấy ông kiến đến bu đầy và thế là em lại bị nóc nhà nhắc nhở . Sau này mỗi khi nóc nhà đi công tác em phải vào bếp là em lại mang con dao đấy ra để băm ,chặt nhưng thay vì làm như đồng bào rửa dao xong em đổ chút dầu ăn bôi đều lên dao vừa bảo quản vừa không có kiến. Em ra nghiêm lệnh cho nóc nhà không được thủ tiêu con dao em đã mua tại Cao Bằng, các cụ các mợ thấy em có oai hùng không !!!Đoạn này em cũng có dừng chân, ngắm nghía dao mà không mua. Nhìn bằng mắt thường thì thấy dao rất tốt
May mà em không mua dao, heheGóp vui với Mợ chủ. Lại nói vụ mua dao ở Cao Bằng, cách đây độ chục năm em cũng lên Cao Bằng và dừng mua dao ở đó. Bây giờ bà con đã giới thiệu rõ ràng loại nào là " nhíp xanh" - loại nào là "nhíp đỏ" rổ giá đàng hoàng tùy du khách chọn,năm em lên bà con chỉ nói là dao bằng nhíp o tô thôi chẳng nói xanh - đỏ gì cả . Em thấy cũng hay nên mua một đôi giao chặt về tặng nhạc phụ - nhạc mẫu đại nhân một con (tất nhiên là có cầm mấy đồng để không mang tiếng như các cụ nhà ta nói không mua dao - kéo tặng nhau), phải công nhận là dao dùng tốt thật, chặt chém xương to xương nhỏ không xi nhê gì còn chặt gà thì không phải nói . Nhưng mỗi tội dao đó mà lâu lâu mình không động dao ,động thớt là có vết gỉ, nóc nhà em cứ lường nguýt em mãi (của đáng tội vì trước đó em có gửi bạn bên Đức xách về cho một bộ giao) em nghĩ thấy cũng tủi thân, người Việt dùng hàng Việt mà cũng bị lườm. Hai năm sau, em lại có dịp lên Cao bằng, em dừng xe ở đúng cửa hàng đấy và phản ánh "tại sao bán cho đồng bào miền xuôi loại dao chất lượng không tốt thế...." và hỏi cách bảo quản dao, thì chủ cửa hàng cho biết "bà con ở trên này khi chặt , thái xong không rửa dao mà giắt ngay lên vách nhà, khi có việc mang dao xuống rửa và khi dùng xong lại giắt lên vách chẳng thấy dao bị gỉ bao giờ " . Với chi thức đã được học em thấy đồng bào quả thật là cao minh, về nhà em đợi dịp áp dụng ngay, quả thật dao không bị có vết gỉ nữa, nhưng mỗi tội mấy ông kiến đến bu đầy và thế là em lại bị nóc nhà nhắc nhở . Sau này mỗi khi nóc nhà đi công tác em phải vào bếp là em lại mang con dao đấy ra để băm ,chặt nhưng thay vì làm như đồng bào rửa dao xong em đổ chút dầu ăn bôi đều lên dao vừa bảo quản vừa không có kiến. Em ra nghiêm lệnh cho nóc nhà không được thủ tiêu con dao em đã mua tại Cao Bằng, các cụ các mợ thấy em có oai hùng không !!!
Mợ hơi nhầm một tý, điểm giao nhau giữa 2 QL này thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng rồi, mợ đã sang đất Bảo Lâm, Cao Bằng được trên 20 km khi qua cầu sông Niệm??? (em cũng không chắc chắn có đúng tên sông hay không) cách Mèo Vạc khoảng 35km. Trước khi qua cầu Lý Bộn thì mợ đã đi qua thủy điện Bảo Lâm đấy.điểm giao nhau giữa QL4C và QL34 là vào địa phận tỉnh Cao Bằng.
Vâng, đoạn này em nhầm, đúng như cụ nói đấy ạ. Điểm giao nhau này là đã trong địa phận Cao Bằng chứ không phải ranh giới của tỉnh Cao Bằng ạ.Mợ hơi nhầm một tý, điểm giao nhau giữa 2 QL này thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng rồi, mợ đã sang đất Bảo Lâm, Cao Bằng được trên 20 km khi qua cầu sông Niệm??? (em cũng không chắc chắn có đúng tên sông hay không) cách Mèo Vạc khoảng 35km. Trước khi qua cầu Lý Bộn thì mợ đã đi qua thủy điện Bảo Lâm đấy.
Em không đi bằng ô tô nên không để ý lắm. Nhưng em nghĩ là từ trên núi đi xuống thì vẫn chỉ có xe máy thôi vì đường bé xíu à. Đi ô tô đau tim lắm!Em mới xem tivi thấy bảo đi Nho Quế giờ có xe oto đưa đón khá tiện, bác nào có thông tin không ạ, e chuẩn bị làm chuyến HG đây ( thấy bác chủ đi mê quá )
Cái này Bác vào các hội nhóm du lịch Hà Giang trên fb hỏi sẽ có thông tin chính xác hơn. Em cũng nghe nói gần đây người ta cấm không cho lái xe máy xuống sông Nho Quế mà bắt buộc phải đi xe oto trung chuyển xuống gần bến thuyền.Em mới xem tivi thấy bảo đi Nho Quế giờ có xe oto đưa đón khá tiện, bác nào có thông tin không ạ, e chuẩn bị làm chuyến HG đây ( thấy bác chủ đi mê quá )