- Biển số
- OF-2264
- Ngày cấp bằng
- 4/11/06
- Số km
- 2,222
- Động cơ
- 588,320 Mã lực
- Nơi ở
- Lung tung linh tinh
- Website
- glaptop.com
Chợ phiên _hà giang
Vầng, đúng lại là đi chơi chợ. Ai lên Hà giang mà không đi chơi chợ phiên thì đúng là mất đến một nửa thú vị của chuyến đi. Có lẽ cuộc sống tinh thần của người dân tộc vùng cao đều thể hiện ở chợ phiên thì phải. Trẻ con, người già, lớn bé đều đi chợ. Có những người xa chợ họ đi bộ từ nửa đêm gà gáy có khi cũng chỉ đến chợ chơi, ngắm mà không mua gì mang về.
Chợ phiên vẫn là nơi lắm kẻ đến mà không muốn về. Có thể ban đầu sẽ là cảm giác bỡ ngỡ, cảm giác gì đó hơi ghê ghê gờn gợn. Nhưng rồi nếu đi thêm lần nữa thì không thể không chìm đắm sắc màu ở chợ. Sắc màu theo đúng cả nghĩa đen nghĩa bóng.
Và tôi cứ đắm đuối trong cái sắc màu đó. Màu mà người ta dùng bao giờ cũng là những gam màu cơ bản, sặc sỡ nhưng không loè loẹt. Sắc xanh sắc đỏ cả sắc vàng váy áo của các cô thiếu nữ người H’mông. Những chiếc khăn đội đầu rực rỡ hồng lam tím cứ làm tôi mê mẩn.
Cũng là chợ, cũng để trao đổi mua bán nhưng chợ vùng cao là dường như là chỗ để người ta tận hưởng cuộc sống. Họ hồn nhiên như cây như cỏ. Đàn ông chúi đầu uống rượu bên nồi thắng cố, đàn bà ăn bánh, trẻ con gặm mía. Họ ăn, họ uống ngon lành, thảnh thơi mặc kệ những gì diễn ra xung quanh.
Còn những người đàn ông chỉnh chu thì chọn mua cho mình những vật dụng cần thiết cho việc ruộng nương, những người đàn bà đảm đam thì tranh thủ bán được cái gì mình nuôi trồng được. Đám thiếu nữ chọn mua cho mình những món đồ nho nhỏ để làm duyên. Những người lanh lợi hơn họ biết làm ra những thứ đồ lưu niệm hay mua từ bên Trung quốc về bán cho những kẻ hiếu kỳ như chúng ta muốn mua về làm kỷ niệm.
Mà có một điều nữa là đàn bà trẻ con ở đây đều rất thích ăn mía và ăn kem. Mía họ ăn không cần róc vỏ, cứ để bẻ cây để cả khúc rồi gặm, nom rất là ngon. Kem thì kẻ thì mút, kẻ cầm trên tay lạnh cũng ăn kem, túm năm túm ba hay đứng một mình cũng ăn kem.
Cùng ăn kem cùng cười khúc khích
Vầng, đúng lại là đi chơi chợ. Ai lên Hà giang mà không đi chơi chợ phiên thì đúng là mất đến một nửa thú vị của chuyến đi. Có lẽ cuộc sống tinh thần của người dân tộc vùng cao đều thể hiện ở chợ phiên thì phải. Trẻ con, người già, lớn bé đều đi chợ. Có những người xa chợ họ đi bộ từ nửa đêm gà gáy có khi cũng chỉ đến chợ chơi, ngắm mà không mua gì mang về.
Chợ phiên vẫn là nơi lắm kẻ đến mà không muốn về. Có thể ban đầu sẽ là cảm giác bỡ ngỡ, cảm giác gì đó hơi ghê ghê gờn gợn. Nhưng rồi nếu đi thêm lần nữa thì không thể không chìm đắm sắc màu ở chợ. Sắc màu theo đúng cả nghĩa đen nghĩa bóng.
Và tôi cứ đắm đuối trong cái sắc màu đó. Màu mà người ta dùng bao giờ cũng là những gam màu cơ bản, sặc sỡ nhưng không loè loẹt. Sắc xanh sắc đỏ cả sắc vàng váy áo của các cô thiếu nữ người H’mông. Những chiếc khăn đội đầu rực rỡ hồng lam tím cứ làm tôi mê mẩn.
Cũng là chợ, cũng để trao đổi mua bán nhưng chợ vùng cao là dường như là chỗ để người ta tận hưởng cuộc sống. Họ hồn nhiên như cây như cỏ. Đàn ông chúi đầu uống rượu bên nồi thắng cố, đàn bà ăn bánh, trẻ con gặm mía. Họ ăn, họ uống ngon lành, thảnh thơi mặc kệ những gì diễn ra xung quanh.
Họ cứ ăn uống, vui vẻ mà chẳng cần biết vàng tăng đô tăng hay xăng...
Còn những người đàn ông chỉnh chu thì chọn mua cho mình những vật dụng cần thiết cho việc ruộng nương, những người đàn bà đảm đam thì tranh thủ bán được cái gì mình nuôi trồng được. Đám thiếu nữ chọn mua cho mình những món đồ nho nhỏ để làm duyên. Những người lanh lợi hơn họ biết làm ra những thứ đồ lưu niệm hay mua từ bên Trung quốc về bán cho những kẻ hiếu kỳ như chúng ta muốn mua về làm kỷ niệm.
Mà có một điều nữa là đàn bà trẻ con ở đây đều rất thích ăn mía và ăn kem. Mía họ ăn không cần róc vỏ, cứ để bẻ cây để cả khúc rồi gặm, nom rất là ngon. Kem thì kẻ thì mút, kẻ cầm trên tay lạnh cũng ăn kem, túm năm túm ba hay đứng một mình cũng ăn kem.
Cùng ăn kem cùng cười khúc khích