- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,199
- Động cơ
- 1,131,524 Mã lực
Cúng bái ở Chùa Hương
Chùa này ông ngoại em để vong ở đây và là ngôi chùa duy nhất bà ngoại em đi vì bà ngoại em dân công giáo toàn tòng!1-1928 – chùa Đồng Quang trong dịp lễ Tết, tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội
Yên Lãng (Láng)
Hà Đông 1920-1929 - Lễ hội làng Yên Lãng (khu vực Láng), nay thuộc Hà Nội
Cụ ơi, có thể chú thích là nhầm lẫn. Đây là Đình, không phải Chùa. Đình có Đôi voi ngự hai Cổng chính, hai cổng phụ phía đuôi voi bên Cụ à.Các cụ thân mến
Em có chuyện băn khoăn, xin ý kiến của các cụ
Đó là chùa Cầu Đơ. Hiện nay ngôi chùa này còn tồn tại hay không?
Em từng trao đổi chùa Cầu Đơ với một một người sinh trưởng ở Cầu Đơ, nay 75 tuổi. Ông ta trả lời cũng ỡm ờ, thậm chí ông không biết ngôi chùa này. Vì thế em phải hỏi các cụ
Vẫn còn cả làng thằng câu ếchChuyện thằng câu ếch và sự tái sinh dân làng Đơ
Ngày xửa ngày xưa, khi mới lập làng, dân Đơ còn thưa vắng lắm. Người hiếm nên càng quý trọng nhau, cuộc sống tuy nghèo nhưng khá hòa thuận, yên vui.
Bỗng tai họa tày trời chụp xuống dân lành. Ấy là vào một hôm đẹp trời, ngoài đường cái quan xuất hiện đoàn người đông đúc với cờ quạt, kèn trống inh ỏi diễu qua. Hỏi ra mới biết đấy là họ đang hộ tống Bà Chúa từ Kinh thành đi du xuân.
Cùng lúc, ở bờ ao ven đường có một thằng câu ếch vốn người làng bên (làng Hà Trì) đang mải quăng mồi. Vừa khi kiệu Bà Chúa đến thì con ếch cụ đớp mồi. Thằng câu ếch khoái chí ra sức văng mạnh cần câu. Trớ trêu thay, lưỡi câu không móc vào hàm ếch, mà lại bay lên móc vào yếm đào của Bà Chúa. Thằng câu ếch sợ quá, càng giật mạnh thì lưỡi càng móc sâu, đến độ rách toang vạt yếm để lộ cả đôi gò bồng đảo. Bị bất ngờ, vừa xấu hổ vừa tức giận, Bà vội lấy tay che ngực và hét toáng lên làm cả đám rước nhốn nháo. Lợi dụng tình thế ấy, thằng câu ếch vội vứt cả giỏ cả cần tẩu thoát. Đoàn rước phải bỏ dở cuộc hành trình, quay vội về Kinh thành.
Chuyện gở đã qua đi ít ngày, làng xóm vẫn bình yên nhưng mấy cụ già trong làng chưa nguôi lo lắng. Họ kháo nhau: “Thằng câu ếch làng bên đã mất tung tích. Họa này không khéo quýt làm cam chịu, rồi làng ta phải gánh đây.”
Lo thì lo vậy nhưng chẳng biết đâu mà lường, mà tránh.
Thế rồi điều gì đến cũng phải đến. Nhằm đúng một ngày nông nhàn, trời lại sậm sụt mưa gió nên ít ai ra khỏi làng thì đùng một cái, giặc giã ở đâu ập tới, lùng sục khắp ngõ hẻm ngách sâu, gươm giáo sáng loáng, gặp ai giết nấy bất kể già trẻ gái trai. Ngập trời tiếng gào khóc la hét bi ai. Chẳng mấy chốc, bọn ác biến hết bỏ lại xác người ngập máu, nhà cửa đổ nát hoang tàn. Làng xóm câm lặng, có chăng chỉ vài tiếng quạ thấy mùi tử khí, quàng quạc trên không.
Mãi sau này, người ta mới biết là Bà Chúa cho lính về trừng phạt dân làng Đơ về tội thằng câu ếch lếu láo gây ra. Nào có biết dân ấy đã bị tội oan.
Ai cũng tưởng dân làng Đơ đã bị tận diệt đận ấy.
May thay, trời còn có mắt nên họa lớn chưa tới mức tận cùng. Mờ sáng cái hôm kinh hoàng ấy, có hai anh em nhà kia - anh trai, em gái, bố mẹ gọi dậy sớm, sai đi chợ Gốt bán rau lú bú - vốn là thứ rau đặc sản của đồng làng. Đến khi tan chợ trở về thì ôi thôi, anh em chỉ còn cách ôm nhau khóc ròng khóc rã đến mấy ngày trời.
Dù cảnh ngộ thế nào, cũng phải sống đã. Dần dà nỗi đau cũng nguôi ngoai, anh em nhà kia bảo nhau dựng lại nhà cửa, cày cấy lại ruộng đồng.
Thấm thoắt qua đi, họ đã đến tuổi trai tìm vợ, gái tìm chồng. Nhưng tìm đâu ra chứ. Làng xóm thì hết người, thiên hạ thì xa lạ? Không biết hỏi ai, anh em họ đành sửa cái lễ mọn đặt giữa trời kêu hỏi các đấng thần linh. Lòng thành của họ đã thấu đến cao xanh. Người anh vừa dứt lời khấn, một ông Tiên phúc hậu đã hiện ra, ôn tồn nói: “Này các con nghe ta dặn đây. Đúng giờ Tý đêm nay, hai con chia làm hai ngả cùng đi vòng quanh làng. Giữa đường các con gặp ai đầu tiên thì lấy người ấy làm chồng, làm vợ. Chúc các con ăn ở với nhau hòa thuận để sinh hạ lại dân làng.”
Nghe lời Tiên ông, chờ đúng nửa đêm, khi con cuốc ngoài bờ tre đã im tiếng, con dế dưới gốc bầu đã ngừng kêu, hai anh em lặng lẽ chia hai ngả để cùng bắt đầu cuộc hành trình cầu duyên linh thiêng. Và rồi, không thể là ai khác, anh em họ đã gặp nhau đúng nơi trước kia làng dựng miếu thần. Họ làm lễ tạ ơn thiên địa, rồi từ đó ăn ở với nhau, sinh năm đẻ bảy, lần nào cũng vuông tròn, suôn sẻ. Đời này tiếp đời kia, cứ thế, dân làng Đơ dần dần trở lại nhộn nhịp đông vui từ bao giờ chẳng mấy ai để ý.
Để ghi nhớ đại họa xưa, sau đó dân làng Đơ mỗi năm có chung một ngày giỗ, gọi là “Ngày giỗ trận”. Hôm ấy nhà nào cũng làm cỗ cúng tổ tiên và mời con cháu họ hàng ở xa về dự để cùng nhắc lại chuyện cũ, cũng là để nhắc nhau một câu cửa miệng: “Dân làng Đơ dù là họ Lưu, họ Nguyễn hay họ Lê họ Trần… tất cả đều là con cháu sinh ra từ một cội, phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.”
Không thể đồng nghĩa yên lãng với phú yên đc. Yên lãng là từ hán việt có nghĩa là tạm dừng, vùng đất này xưa gồm gò, đầm nước và ao, lò gạch, là nghĩa trang của ấp Thái hà, nhiều lần di chuyển nên không còn vết tích.Cái tên Yên Lãng (Láng) chỉ 1 khu vực rất dài, rộng ở phía Đông sông Tô lịch; đối diện với nó ở bờ Tây là Yên Hòa, Hạ Yên (Quyết), Thượng Yên (Quyết). Do đó chữ Yên ở đấy có lẽ ám chỉ đây là 1 khu vực biên viễn xa xôi nên được yên ổn (như tên đất Phú Yên thời chúa Nguyễn mở cõi).
Trong lịch sử, bờ Tây của khu vực này cũng thường là khu vực tập kết của các cánh quân trước khi đánh vào kinh thành Thăng Long, từ thời Phùng Hưng đánh thành Tống Bình thời Đường, cho tới thời Lê Lợi đánh Đông Đô thời Minh, quân Tây Sơn đánh đồn Khương Thượng thời giặc Thanh.
Cụ cho em xin vài địa chỉ ăn uống ngon ở HĐ đc k ạ? Từ lúc về đây ở em vẫn lang thang lên khu nhà cũ để kiếm ăn ạRa cầu thang cửa phía tây bắc ( phía ubnd cũ của quận ) làm cốc chè . Ngon phết cụ ạ.
Không thể đồng nghĩa yên lãng với phú yên đc. Yên lãng là từ hán việt có nghĩa là tạm dừng, vùng đất này xưa gồm gò, đầm nước và ao, lò gạch, là nghĩa trang của ấp Thái hà, nhiều lần di chuyển nên không còn vết tích.
Chắc Cụ Ngao5 nhầm đấy. 15 năm trước thì còn 2 con lươn 2 bên. Sau 2 con lươn này cũng bỏ đi vì nhiều xe đi đâm vào.Nếu đúng thì cầu này phá lâu rồi chứ sao còn tồn tại cách đây có 15 năm nhỉ? Em nhớ hồi bé khi thông đường Nguyễn Trãi xuống tận cầu trắng là đã có cầu mới to đẹp, tết tụi em toàn phi xe đạp xuống Bình đà mua pháo làm gì thấy cái cầu trắng bé như này đâu ạ.
Em chỉ quen ăn uong chứ ít khi ngóc đầu nhìn biển hay địa chỉ. HĐ thì chỉ gọi là ăn đc chứ k dám gọi là Ngon đâu cụ.Cụ cho em xin vài địa chỉ ăn uống ngon ở HĐ đc k ạ? Từ lúc về đây ở em vẫn lang thang lên khu nhà cũ để kiếm ăn ạ
Em có bức ảnh đứng trên thành cầu này khoảng năm 91 92 thì phải. Khi đó đã là cầu mới. Cái cầu cũ em biết , trên lòng cầu cũ có dấu vết ray tàu điện và 2 cái cột trụ cổng bên bờ tây của cầu khi đó là 2 ống thép lớn dựng đứng đkinh cỡ 60cm. Trông giống vỏ ống chứa tên lửa chế thành. Trụ cổ đầu cầu trong ảnh cụ Ngao khi áy đã không còn nữa.Chắc Cụ Ngao5 nhầm đấy. 15 năm trước thì còn 2 con lươn 2 bên. Sau 2 con lươn này cũng bỏ đi vì nhiều xe đi đâm vào.
"Con lươn bẫy xe" trên cầu Trắng - Hà Đông
Cầu Trắng trên địa phận phường Yết Kiêu (quận Hà Đông, Tp. Hà Nội) là địa điểm thường xảy ra TNGT do phương tiện đâm, leo lên gờ phân cách làn đường.m.autopro.com.vn