[Funland] GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Các cụ cho ý kiến về chất lượng vị ráo xư này

GS-TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị nên dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học rồi thành “học đại”.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, GS-TS Lê Quân, đại biểu Quốc hội tại tỉnh Cà Mau, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, suất học phí hiện nay từ ngân sách chi đảm bảo ở mức thấp và mức học phí của các trường cũng đang còn thấp. Chúng ta thường có quy định mức trần học phí (tức là mức học phí cao nhất), nhưng mức trần này cũng còn thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.

Để giải quyết được bài toán này trong thời gian tới, theo ông, cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc là các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng để đảm bảo quyền được học đại học.

Đặc biệt, ông Lê Quân cho rằng cần đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học trở thành học đại. Phải coi học phí đối với người học là nguồn đầu tư, thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần hai năm tiền lương sau khi tốt nghiệp.



Ngoài ra, vị đại biểu này cho rằng cần phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Tự chủ là phải quản lý được chất lượng đầu ra và có bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả, chất lượng từng cơ sở đào tạo, từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học - 1

Đại biểu Lê Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau thảo luận tại phiên họp sáng 25/7.

Đại biểu tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Tự chủ là phải để từng cơ sở có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội chứ tự chủ vẫn hiểu theo tư duy điểm số mét vuông, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chủ tịch hội đồng trường phải là cơ hữu…. đều là những hạn chế".
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định thêm, từ khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chủ trương và tư duy của Chính phủ đã thay đổi, nhiều chính sách cũng thay đổi, không còn hiểu tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Tuy nhiên, trong triển khai còn lúng túng, việc chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.

Theo ông, những lĩnh vực như an ninh quốc phòng hoặc sư phạm thì có thể đặt hàng bởi đây là những chỉ tiêu cho các khu vực công còn lại khu vực tư đa phần là các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kĩ thuật sâu, chuyên môn kỹ năng cao.

Trong thời gian qua, có thực tế rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên nên thấy sốc. Cần phải hiểu rằng ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách nhà nước phải tăng cao lên hằng năm chứ không phải giảm đi.
Cũng ok. Nhưng học phí phải đi liền với chất lượng. Thu cao cho sướng cái mồm thì thui...
 

Sclass2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781244
Ngày cấp bằng
20/6/21
Số km
463
Động cơ
37,668 Mã lực
Tuổi
33
Em cũng băn khoăn về gốc tích của ông giáo sĩ này, và vừa đọc đc trên FB, xin phép đc tha về đây hầu các cụ:

GIÁO SƯ LÊ QUÂN? CÓ XỨNG ĐÁNG GIÁO SƯ VÀ NHÀ CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG?

1. TẠI SAO PHẢI ĐỂ Ý GS LÊ QUÂN

Tôi không hề để ý đến trường hợp GS Lê Quân, một nhân tố trẻ và mới trong bổ nhiệm cán bộ mấy năm vừa qua, cho đến khi nghe ông ấy phát biểu trước Quôc hội hôm qua (25/7/21).

Phát biểu của Lê Quân, nhất là ý phải tăng học phí như một rào cản kỹ thuật để cho học sinh không lao vào đại học, buộc tôi phải chú ý đến ông.

Tư liệu trên các trang như Wikipedia và các báo (xem ảnh) cho chúng ta biết:

-Lê Quân trưởng thành về đào tạo, học thuật theo hệ đào tạo Pháp – Việt của Đại học thương mại. Ai ở Hà Nội và có hiểu biết về ngành giáo dục đại học và sau đại học đều rất hiểu chương trình này. Những ai đi học theo hệ kỹ thuật bên Pháp thì rất khá, nhưng những ai đi học theo hệ quản trị thì cũng rất tầm thường. Lê Quân là sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ đều theo hệ quản trị.

- Lê Quân gắn sự nghiệp chính trị và cả khoa học nữa với ông Phùng Xuân Nhạ (ai cũng biết rồi). Vì vậy mới chuyển từ Đại học Thương Mại sang đầu quân cho Đại học Quốc gia, phụ trách Khoa Quản trị Kinh doanh liên kết nước ngoài đầy tai tiếng của Đại học Quốc gia, nơi Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm Giám đốc. Có nhiều bài báo viết chung với ông Nhạ và theo đơn tố cáo của 1 giáo sư có uy tín, các bài báo này đều có dấu hiệu sao chép, vi phạm bản quyền…

- Bản thân thành tích khoa học của Lê Quân, tôi là người trong nghề dạy quản trị mà không hề biết có ông GS quản trị tên Lê Quân. Nghĩa là tôi không hề biết gì về thành tích, đóng góp khoa học quản trị và các công trình để trích dẫn dạy học… Trong 6 bài báo đăng quôc tế, có đến 5/6 bài toàn đăng ở các tạp chí “gà rừng”, tức tạp chí “lá cải” tức là các tạp chí mà giới khoa học quốc tế coi là chuyên mồi chài lấy tiền đăng bài chứ chất lượng khoa học rất thấp…

- Lê Quân được bổ nhiệm tiến thân trên đường chính trị rất nhanh (xem ảnh kèm).

2. BÀI HỌC CỦA KHỔNG TỬ

Chuyện kể trong giai thoại Hậu Khổng tử (Tân Luận ngữ), rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ không theo học nữa để về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy.

Tử Cống thấy vậy hỏi thầy:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

Khổng Tử rung đùi đáp:

– Không sao.

Lại hỏi tiếp:

– Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp:

– Được.

Lại hỏi tiếp:

– Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

– Cũng không hại gì!

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng bạch với thầy:

– Nghe nói Mỗ ấy xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật nẩy mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải, vội vàng chạy bắn ra khỏi cổng!

Học trò đuổi theo hỏi:

– Thầy chạy đi đâu?

Khổng Tử vừa thở vừa đáp:

– Sang ngay nước Đằng.

Học trò lại hỏi:

– Thầy sang nước Đằng làm gì?

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!

3. KẾT LUẬN GÌ

- Ngày xưa, các trí thức lớn lộ diện khá nhiều, một trong những cơ quan tập trung làm việc là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa bây giờ. Lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường, và nhất là lãnh đạo Bộ Đại học đều là những trí thức thực thụ, không những có thành tích khoa học cao mà còn là mẫu mực về đạo đức, tác phong, cả phong độ (tướng mạo) nữa. Họ thường là những nhà khoa học lớn về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ngày nay, từ hồi Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận, rồi đến Phùng Xuân Nhạ, là một thoái trào về cán bộ ngành Giáo dục đại học, kết tinh ở anh hề Nhạ có đệ tử là Lê Quân.

- Lê Quân lập thân ở ngành dạy học, nhưng lập danh lại chuyển rất nhanh sang chính trị (giống ông Nhạ). Đây có thể kết luận là kiểu cơ hội chủ nghĩa điển hình núp danh nhà khoa học, trí thức để tiến thân.

- Phát biểu của lê Quân tại Quốc hội chứng tỏ ông ta thiếu hiểu biết về chính ngành mình làm việc chính là giáo dục đại học, thiếu nhãn quan chính trị của một nhà tổ chức giáo dục. Có thể ông ta chính là nhân vật Mỗ điển hình trong câu chuyện giai thoại về Khổng Tử.

- Nhiệm kỳ qua, công luận tốn khá nhiều công mới truất phế được một tên bất tài, vô dụng nhưng chui sâu leo cao là Phùng Xuân Nhạ, nay tiếp tục có học trò, cộng sự của Nhạ là Lê Quân tiếp tục chui rất sâu vào bộ máy. Rất may là kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, phát biểu vài câu trực tiếp trước Quốc hội cho thấy ngay trình độ và động cơ…

Mọi người hãy chịu khó nghe hết bài phát biểu ở link dưới.

Nguon: Fb Kim Van Chinh
Đáng sợ nhất ko phải sự ngu dốt mà là vô đạo đức núp bóng cải cách
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
22,321
Động cơ
753,413 Mã lực
Em ủng hộ thắt chặt đầu vào bằng cách nâng 1000 lần học phí, tăng 1000 lần độ khó thi cử và quan trọng là giải tán ghế GĐ Đại Học của vị GS nọ.
 

Logen

Xe hơi
Biển số
OF-711745
Ngày cấp bằng
29/12/19
Số km
108
Động cơ
87,133 Mã lực
Với tư cách đại biểu quốc hội, anh Quân phát biểu như vậy khiến cho dân không biết anh đại diện cho ai. Người dân đóng thuế, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cơ hội học tập chứ không đẩy khó khăn cho dân. Hiện nay học phí của chương trình chất lượng cao đại học quốc gia là hơn 3tr/tháng, trong khi đó lương của bộ trưởng khoảng 15tr/tháng. Như vậy về mặt lý thuyết bộ trưởng bộ giáo dục cũng vất vả đóng tiền học cho con ngay tại trường trong hệ thống của mình. Tại Mỹ, học phí các trường công trong khoảng 10k- 15k/năm trong khi thu nhập của bộ trường là 220K/năm.
Với tư cách là người quản lý đại học công, để tăng chất lượng đào tạo chưa gì anh đã đòi tăng học phí. Trong khi đó bộ máy của anh cồng kềnh, nhân viên hành chính quá đông so với giảng viên. Đấy là chưa kể đến chương trình đào tạo.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,428
Động cơ
422,290 Mã lực
Nơi ở
.
Cứ chê giáo dục Việt Nam tệ hại, nhưng lại vùi dập ý tưởng cải cách đúng của người dám thay đổi. Chán!
Hô hô, cải cách GD là tăng học phí để làm rào cản kỹ thuật. Đúng là tận cùng của sự khốn nạn cho những kẻ có chủ trương này và những thằng bưng bô cho chúng.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nguỵ biện rồi đó, bao cấp học phí free là một cách lựa chọn người tài khi nguồn lực trong toàn xã hội còn yếu đuối, từ hồi bỏ bao cấp đến nay học phí vẫn tăng đều chứ có giảm hay miễn phí bao giờ. Học phí nên tính đúng và đủ chứ không nên dùng nó làm hàng rào, đúng và đủ ở đây là phải tính được chi phí thuê thầy, chi -hí duy trì các phòng thí nghiệm cao cấp (ở ta chưa có), các thư viện đồ sộ và chất lượng (ta cũng chưa thấy nhiều)… tính chuẩn rồi mới có học bổng đủ cho những cá nhân học giỏi chi cho việc học tập đã tính đúng đủ ở trên. Chưa nói những sách, những thầy và phòng thí nghiệm nói trên phải tạo một môi trường hun đúc một con người hữu dụng thật sự, có chém gió thì gió nó cũng ra điện chứ đừng thành … điên.
Xin nhắc lại, hữu dụng thôi chứ chưa cần giỏi.
Cụ đang phản biện theo lối mòn.
1. Em ủng hộ để các trường đại học tự chủ về tài chính, nhất là tự chủ về đầu vào càng tốt. Để thị trường phản ánh theo quy luật cung cầu. Các công ty, doanh nghiệp là người đánh giá.

2. Muốn đi lên cần người giỏi, đào tạo đc 1 người giỏi còn hơn đào tạo 1000 người chỉ biết việc. Sao các nước phát triển nhất là các trường đại học thu hút người giỏi rất nhiều. Ví dụ như vacxin astra ở VN tiêm là do phòng nghiên cứu của đại học Oxford đấy, tương tự ở mỹ rất nhiều bằng sáng chế đều từ các phòng nghiên cứu của các trường đai học...

3. Thử hỏi ở VN giờ bằng đại học thất nghiệp đến đâu, khéo giờ bằng cao đẳng, trung cấp đi làm có nghề có việc ngay và lương cao hơn bằng đại học. Học 1 mớ lý thuyết, xong cái gì cung ko biết. Cụ là doanh nghiệp tuyển nhân viên mới biết.

4. Nói không đâu xa, ở Mỹ chỉ khoảng 50% học sinh trung học chọn học đại học, còn lại chọn nghề luôn để học.

5. Đừng chạy theo thành tích nữa, hãy định hướng công việc phù hợp với năng lực

6. Sinh viên giỏi thực sự sẽ học cách tự lập, học cách phân bổ thời gian. Như kiếm học bổng, và làm thêm.
Thân ái.
 

Tit_mu_tap

Xe tăng
Biển số
OF-100032
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
1,860
Động cơ
413,567 Mã lực
phổ cập đại học rồi, grap giờ có bằng đại học đầy ra.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,309
Động cơ
269,041 Mã lực
Cứ chê giáo dục Việt Nam tệ hại, nhưng lại vùi dập ý tưởng cải cách đúng của người dám thay đổi. Chán!

Tăng học phí suông không gọi là cải cách. Đấy chỉ là 1 mẹo khôn vặt thôi.

Cải cách đúng nghĩa, phải là từ nội tại bên trong, chứ không phải chỉ là thay đổi 1 con số.

Giáo dục VN liên tục "cải cách" đã 40 năm rồi mà vẫn loay hoay như anh thọt chân đi mãi lại trở về chỗ ban đầu.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,114
Động cơ
32,545 Mã lực
Khổ bác ạ, dân Cà Mau mí Kiên Giang thì chắc học đến trung cấp y rồi ra làm y tá là cùng.

Thôi bàn làm gì cho nó nẫu mề ra. ;))

Tầm này chúng mình cứ lo sao mai có xíp bơ để đong mấy cân gạo là được, kệ đê. :(
Người Hà Nội đấy, học sinh Yên Hòa, tiền bối của mợ Jochi Daigaku. Thấy ghi đại biểu Cà Mau tưởng cụ ấy Cà Mau hả?
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,610
Động cơ
245,706 Mã lực
Tuổi
51
Em cũng băn khoăn về gốc tích của ông giáo sĩ này, và vừa đọc đc trên FB, xin phép đc tha về đây hầu các cụ:

GIÁO SƯ LÊ QUÂN? CÓ XỨNG ĐÁNG GIÁO SƯ VÀ NHÀ CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG?

1. TẠI SAO PHẢI ĐỂ Ý GS LÊ QUÂN

Tôi không hề để ý đến trường hợp GS Lê Quân, một nhân tố trẻ và mới trong bổ nhiệm cán bộ mấy năm vừa qua, cho đến khi nghe ông ấy phát biểu trước Quôc hội hôm qua (25/7/21).

Phát biểu của Lê Quân, nhất là ý phải tăng học phí như một rào cản kỹ thuật để cho học sinh không lao vào đại học, buộc tôi phải chú ý đến ông.

Tư liệu trên các trang như Wikipedia và các báo (xem ảnh) cho chúng ta biết:

-Lê Quân trưởng thành về đào tạo, học thuật theo hệ đào tạo Pháp – Việt của Đại học thương mại. Ai ở Hà Nội và có hiểu biết về ngành giáo dục đại học và sau đại học đều rất hiểu chương trình này. Những ai đi học theo hệ kỹ thuật bên Pháp thì rất khá, nhưng những ai đi học theo hệ quản trị thì cũng rất tầm thường. Lê Quân là sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ đều theo hệ quản trị.

- Lê Quân gắn sự nghiệp chính trị và cả khoa học nữa với ông Phùng Xuân Nhạ (ai cũng biết rồi). Vì vậy mới chuyển từ Đại học Thương Mại sang đầu quân cho Đại học Quốc gia, phụ trách Khoa Quản trị Kinh doanh liên kết nước ngoài đầy tai tiếng của Đại học Quốc gia, nơi Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm Giám đốc. Có nhiều bài báo viết chung với ông Nhạ và theo đơn tố cáo của 1 giáo sư có uy tín, các bài báo này đều có dấu hiệu sao chép, vi phạm bản quyền…

- Bản thân thành tích khoa học của Lê Quân, tôi là người trong nghề dạy quản trị mà không hề biết có ông GS quản trị tên Lê Quân. Nghĩa là tôi không hề biết gì về thành tích, đóng góp khoa học quản trị và các công trình để trích dẫn dạy học… Trong 6 bài báo đăng quôc tế, có đến 5/6 bài toàn đăng ở các tạp chí “gà rừng”, tức tạp chí “lá cải” tức là các tạp chí mà giới khoa học quốc tế coi là chuyên mồi chài lấy tiền đăng bài chứ chất lượng khoa học rất thấp…

- Lê Quân được bổ nhiệm tiến thân trên đường chính trị rất nhanh (xem ảnh kèm).

2. BÀI HỌC CỦA KHỔNG TỬ

Chuyện kể trong giai thoại Hậu Khổng tử (Tân Luận ngữ), rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ không theo học nữa để về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy.

Tử Cống thấy vậy hỏi thầy:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

Khổng Tử rung đùi đáp:

– Không sao.

Lại hỏi tiếp:

– Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp:

– Được.

Lại hỏi tiếp:

– Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

– Cũng không hại gì!

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng bạch với thầy:

– Nghe nói Mỗ ấy xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật nẩy mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải, vội vàng chạy bắn ra khỏi cổng!

Học trò đuổi theo hỏi:

– Thầy chạy đi đâu?

Khổng Tử vừa thở vừa đáp:

– Sang ngay nước Đằng.

Học trò lại hỏi:

– Thầy sang nước Đằng làm gì?

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!

3. KẾT LUẬN GÌ

- Ngày xưa, các trí thức lớn lộ diện khá nhiều, một trong những cơ quan tập trung làm việc là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa bây giờ. Lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường, và nhất là lãnh đạo Bộ Đại học đều là những trí thức thực thụ, không những có thành tích khoa học cao mà còn là mẫu mực về đạo đức, tác phong, cả phong độ (tướng mạo) nữa. Họ thường là những nhà khoa học lớn về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ngày nay, từ hồi Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận, rồi đến Phùng Xuân Nhạ, là một thoái trào về cán bộ ngành Giáo dục đại học, kết tinh ở anh hề Nhạ có đệ tử là Lê Quân.

- Lê Quân lập thân ở ngành dạy học, nhưng lập danh lại chuyển rất nhanh sang chính trị (giống ông Nhạ). Đây có thể kết luận là kiểu cơ hội chủ nghĩa điển hình núp danh nhà khoa học, trí thức để tiến thân.

- Phát biểu của lê Quân tại Quốc hội chứng tỏ ông ta thiếu hiểu biết về chính ngành mình làm việc chính là giáo dục đại học, thiếu nhãn quan chính trị của một nhà tổ chức giáo dục. Có thể ông ta chính là nhân vật Mỗ điển hình trong câu chuyện giai thoại về Khổng Tử.

- Nhiệm kỳ qua, công luận tốn khá nhiều công mới truất phế được một tên bất tài, vô dụng nhưng chui sâu leo cao là Phùng Xuân Nhạ, nay tiếp tục có học trò, cộng sự của Nhạ là Lê Quân tiếp tục chui rất sâu vào bộ máy. Rất may là kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, phát biểu vài câu trực tiếp trước Quốc hội cho thấy ngay trình độ và động cơ…

Mọi người hãy chịu khó nghe hết bài phát biểu ở link dưới.

Nguon: Fb Kim Van Chinh
Em nghĩ là sự nghi ngờ của mình có cơ sở, ông giáo sư đề nghị tăng học phí, việc dễ có thể làm ngay.

Còn dùng học phí tăng lên đó để nâng chất lượng đào tạo thì có lẽ là tới mùa quýt, và ông cũng ko có lý lẽ nào cho thấy là bản thân ông hay cái ngành của ông có khả năng làm việc đó.

Ngăn cản người ta đâm đầu vào những đại học lởm là ý tưởng không tệ, nhưng biện pháp thực hiện đề ra có lẽ là quá tệ.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
14,965
Động cơ
493,414 Mã lực
Ở đâu đó tư bản thì người ta free học phí để đảm bảo các con em dù xuất phát từ hoàn cảnh nào cũng đều có cơ hội như nhau để học tập, đằng này phải dựng hàng rào kỹ thuật bằng học phí nghĩ mà thấy chán
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chưa đủ, chúng ta cần phổ cập ĐH cho tài xế taxi, osin, thợ nề, bảo vệ, trông xe...

Cần mở tiếp các ĐH Tinh tinh, Tiên Ông...

Cho láng giềng nó kinh. :))
Nhiều người sợ con mình giỏi phải đóng học phí cao.
Thưa các cụ có suy nghĩ thế bỏ đi, anh giỏi hãy thể hiện anh giỏi bằng cách thi, bằng các năng lực phụ. Như các cháu học sinh amterdam, chu văn an xin học bổng du học ấy.
Ngoài năng lực chuyên môn, anh cần thể hiện anh là người có ích cho xã hội, có tính tự lập...Học bổng cần gì phải đóng tiền.
Sinh viên ta toàn làm thế để xin học bổng các truong nước ngoài, tại sao sinh viên ta ko làm thế với chính ngôi trường ta học ở VN.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
22,321
Động cơ
753,413 Mã lực
Thế éo nào mà học phí đại học rẻ hơn phí gửi trẻ mẫu giáo thì bảo sao kĩ sư ra trường chả biết cái éo gì =))
Thế thì mới sinh ra một GS, đại diện cho Dân, thân làm GĐ Đại học mà phát biểu như thế đó.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở đâu đó tư bản thì người ta free học phí để đảm bảo các con em dù xuất phát từ hoàn cảnh nào cũng đều có cơ hội như nhau để học tập, đằng này phải dựng hàng rào kỹ thuật bằng học phí nghĩ mà thấy chán
Ở đâu free học phí đại học toàn dân thế cụ? Cụ có nhầm với giáo dục phổ thông không thế?
 

ying80

Xe buýt
Biển số
OF-104646
Ngày cấp bằng
1/7/11
Số km
700
Động cơ
398,451 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Ủng hộ tăng học phí. Nếu không đủ tiền học đại học thì học nghề. Nếu có chí thì làm lấy tiền học Đại học. Trường tự chủ mà tiền ko đủ thì lấy đâu ra chất lượng. Họ lên được chức Giám đốc thì đầu cũng đầy sỏi rồi. Lên otofun này coi chẳng ra gì
Nhiều đứa con nhà có đk học ngu hơn các cháu vùng sâu vùng tỉnh lẻ mà k có đk lắm ạ. Cu bắt các cháu nó đi kiếm đủ tiền rồi học thì hết moẹ tuổi rồi
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế thì mới sinh ra một GS, đại diện cho Dân, thân làm GĐ Đại học mà phát biểu như thế đó.
Theo cụ phổ cập bằng đại học toàn dân như hiện nay là tốt? Công nhân bằng đại hoc, grap bằng đại học, giup việc bằng đại học, thợ xây bằng đại học... Cụ là doanh nghiệp cụ tuyển người như thế nào
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,754
Động cơ
382,603 Mã lực
Cụ tính kiểu đơn giá đại học Hong Kong để ra 400 triệu đô với 800 triệu đô đấy à.

Thực tế thì ngân sách nhà nước cấp cho mỗi ĐHQG đâu đó cỡ khoảng 600-700 tỷ/năm, tức là cỡ 30 triệu đô/năm. Bằng 50% tổng nguồn thu.
Nếu được hỗ trợ nguồn tiền 400 triệu đô/năm, thì hai đại học này sẽ lên ở đẳng cấp nghiên cứu cao hơn rất nhiều.

Nguồn thu từ học phí và các hoạt động nghiệp vụ sự nghiệp cỡ 700 tỷ/năm.

Nếu CP ngừng hỗ trợ ĐHQG thì học phí chắc chắn phải nhảy lên 2 lần, khoảng 30T/năm. Và thực tế khi ĐHQG HCM đi vào tự chủ tài chính từ năm nay, học phí từ 30-60 triệu/năm là đã công bố.


Không tăng học phí cũng được, nhưng mọi người phải chấp nhận cơ sở vật chất, chất lượng nghiên cứu của các trường thấp, không được đòi hỏi tại sao không vào top này top kia (nếu tài trợ của nhà nước vẫn giữ nguyên).

Ví dụ với riêng ĐHQGHN với số lượng ngành và sinh viên như vậy thì chính phủ nên phân bổ ngân sách khoảng 10 nghìn tỉ VND (~400 triệu USD) mỗi năm. Mức này tương đương với mức chính phủ HongKong tài trợ trường City University of HongKong (trường có 12000 sinh viên đại học bằng 3/5 số lượng sinh viên đại học của ĐHQGHN) Học phí ở CityU khoảng 5000-7000 USD 1 năm - mức rất vừa phải so với thu nhập của người dân HongKong, cũng giống như mức thu 15tr 1 năm mà các đại học ở VN thu từ sinh viên.

Mức hỗ trợ 400tr đô mỗi năm này là mức hỗ trợ cố định trong lâu dài, còn thời gian đầu có thể là 800tr đô - giảm dần khi có yêu cầu phải có nguồn thu từ nghiên cứu, hợp tác, bán sản phẩm khoa học....

Chỉ có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu của công chúng Việt Nam là trường đại học đẳng cấp quốc tế, học phí rẻ, sinh viên năng động, cơ sở vật chất hiện đại. Đầu tư cho giáo dục là cuộc chơi cần tiền và rất nhiều tiền. Vậy nên muốn nộp ít tiền và chính phủ không đầu tư thêm thì người học cần phải chấp nhận thực tế không sáng sủa.

---------------

Riêng năm 2021 Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh 11,250 chỉ tiêu, bằng tổng số sinh viên đại học của CityU. Vậy nên muốn có đại học đẳng cấp với học phí rẻ, ngân sách nhà nước nên cam kết tài trợ ĐHQGHN mỗi năm ít nhất 800 triệu USD trong dài hạn.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,754
Động cơ
382,603 Mã lực
Ở Đức cụ ơi, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam, đặc biệt là viện toán đã qua học bên đó
Muốn miễn phí học phí đại học thì phải áp mức thuế cao như Đức cụ nhé. Nếu chơi thêm đánh thuế nhà ở 2%/năm thì tẹt ga, siêu cường luôn. Nhưng ở VN quên đi chuyện tăng thuế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top