[Funland] GS Lê Quân: Dùng học phí làm hàng rào cản học sinh lao vào đại học

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
42
Sao lại phải tránh học sinh lao vào đại học nhỉ? Tay giáo sư này ngáo mnr
 

Amager

Xe hơi
Biển số
OF-721035
Ngày cấp bằng
19/3/20
Số km
179
Động cơ
79,950 Mã lực
Không tăng học phí cũng được, nhưng mọi người phải chấp nhận cơ sở vật chất, chất lượng nghiên cứu của các trường thấp, không được đòi hỏi tại sao không vào top này top kia (nếu tài trợ của nhà nước vẫn giữ nguyên).

Ví dụ với riêng ĐHQGHN với số lượng ngành và sinh viên như vậy thì chính phủ nên phân bổ ngân sách khoảng 10 nghìn tỉ VND (~400 triệu USD) mỗi năm. Mức này tương đương với mức chính phủ HongKong tài trợ trường City University of HongKong (trường có 12000 sinh viên đại học bằng 3/5 số lượng sinh viên đại học của ĐHQGHN) Học phí ở CityU khoảng 5000-7000 USD 1 năm - mức rất vừa phải so với thu nhập của người dân HongKong, cũng giống như mức thu 15tr 1 năm mà các đại học ở VN thu từ sinh viên.

Mức hỗ trợ 400tr đô mỗi năm này là mức hỗ trợ cố định trong lâu dài, còn thời gian đầu có thể là 800tr đô - giảm dần khi có yêu cầu phải có nguồn thu từ nghiên cứu, hợp tác, bán sản phẩm khoa học....

Chỉ có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu của công chúng Việt Nam là trường đại học đẳng cấp quốc tế, học phí rẻ, sinh viên năng động, cơ sở vật chất hiện đại. Đầu tư cho giáo dục là cuộc chơi cần tiền và rất nhiều tiền. Vậy nên muốn nộp ít tiền và chính phủ không đầu tư thêm thì người học cần phải chấp nhận thực tế không sáng sủa.

---------------

Riêng năm 2021 Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh 11,250 chỉ tiêu, bằng tổng số sinh viên đại học của CityU. Vậy nên muốn có đại học đẳng cấp với học phí rẻ, ngân sách nhà nước nên cam kết tài trợ ĐHQGHN mỗi năm ít nhất 800 triệu USD trong dài hạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

timtoi

Xe tăng
Biển số
OF-356388
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
1,565
Động cơ
279,413 Mã lực
Em thấy Rmit các cháu vẫn vào ầm ầm, vì thấy bảo sinh viên Rmit ra trường toàn làm ở chỗ lương cao. Cụ nào có số liệu thống kê vụ này giúp
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
14,033
Động cơ
598,296 Mã lực
Rào cản kỹ thuật là học thật, thi thật nghiêm túc
cái mà các ông không làm được.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Đối với cháu, XHCN làm ra ko đủ gạo cho cháu ăn nên tính XHCN thể hiện hay không không quan trọng.
Còn chuyện "phổ cập giáo dục cho số đông để có nhiều người hữu dụng sau này" là lời hứa mà hệ thống này đã không giữ được nên cháu thấy cần có sự thay đổi. Thay đổi đầu tiên nên bắt đầu từ việc những người đứng đầu hệ thống này thôi ban phán ngân sách và chỉ dạy các trường DH phải làm thế nào. Thay vào đó để các trường tự chủ, tự thu học phí, tự chịu trách nhiệm với danh tiếng.
Còn cụ bảo cháu xem điển hình châu Phi làm gì thì cháu ko hiểu.
Giữa tinh hoa và phổ cập luôn có mâu thuẫn vì hạn chế về nguồn tài nguyên cho đào tạo, tiếc là để giải cần người thạo Marx chữ không cần người thạo hô tự chủ.
Ví dụ bên bóng đá clb tự chủ tất đấy nhưng để bóng đá nâng tàm lại vẫn phải có liên đoàn và quỹ nhà nuwocs rót vào, cái này chỉ có Marx hiểu.
 

langbaohacu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785492
Ngày cấp bằng
24/7/21
Số km
116
Động cơ
30,370 Mã lực
Tuổi
38
Siết chặt lại, tham nhũng cứ bắn như hồi vụ Trần Dụ Châu ấy hay là như bên Nam Triều Tiên ấy, "ai mà ăn cắp 1 đồng của nn thì sẽ tử hình".

Thế là tiêu thoải mái rồi.

-Giáo viên nhà nc trả lg
-Cơ sở có sẵn
...cần gì nữa ?
đi dạy thì giáo án cứ mỗi năm dán cái nhãn mới là xong, có gì đâu, tốn tiền phấn. Mà đa số không biết ngoại ngữ, cần gì sách tiếng Anh, sách tiếng Việt thì cũng có sẵn.

Các môn triết học, tư tưởng,...cho tới toán, kt thì cần gì ngân sách. Mỗi ông thầy cấp cho 1 cuốn sổ, 1 cái bút, 1 hộp phấn, mỗi năm thế là dùng thừa mứa rồi ấy chứ. Cứ lên lớp là chém gió, nói cho sùi bọt mép ra, khỏi cần viết cg đc.
 
Chỉnh sửa cuối:

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,910
Động cơ
595,230 Mã lực
Cụ này n.gu nhất nhắc đến tiền, lại còn đòi tăng. Đúng sai chưa biết, tăng tiền là ăn gạch đá rồi :))
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,355
Động cơ
702,381 Mã lực
Ý kiến của ông đại biểu quốc hội này quá chuẩn. Em hoàn toàn ủng hộ học phí đại học tăng từ 15-40 lần hiện nay tuỳ trường và ngành đào tạo. Tăng như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng đào tạo, cũng tránh được các thành phần học xong rúc vào các khu ổ chuột bám trụ lại thành phố bằng đủ các thứ nghề rồi lại đi ăn cắp ăn trộm.
Nhưng một số trường như Y, Dược, Back Khoa học phí vẫn thấp để tuyển HSG vào chứ.
 

tiqaqa

Xe đạp
Biển số
OF-785550
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
47
Động cơ
29,136 Mã lực
Giữa tinh hoa và phổ cập luôn có mâu thuẫn vì hạn chế về nguồn tài nguyên cho đào tạo, tiếc là để giải cần người thạo Marx chữ không cần người thạo hô tự chủ.
Ví dụ bên bóng đá clb tự chủ tất đấy nhưng để bóng đá nâng tàm lại vẫn phải có liên đoàn và quỹ nhà nuwocs rót vào, cái này chỉ có Marx hiểu.
Cháu cũng đồng ý là cái đấy chỉ Marx hiểu. Chỉ Marx hiểu thì cụ dẫn ra làm gì ạ? Ko lẽ cụ có cách mời Marx ngồi dậy giúp vn.

Cụ nghĩ là vẫn cần người thạo Marx thì cháu chịu rồi. Anh giáo sư tiến sĩ tóc trắng tổng này chủ nọ và cả cái viện khoa học của anh ấy đấy mà bác bác còn chê chưa đủ sao ạ.

Nông dân từ những năm 80 thế kỷ trước cũng phải đòi tự chủ hoặc lén tự chủ mảnh ruộng của mình mới ko chết đói. Bây giờ cũng ko có lý do gì trường Đại học ko được tự chủ tài chính.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Cháu cũng đồng ý là cái đấy chỉ Marx hiểu. Chỉ Marx hiểu thì cụ dẫn ra làm gì ạ? Ko lẽ cụ có cách mời Marx ngồi dậy giúp vn.

Cụ nghĩ là vẫn cần người thạo Marx thì cháu chịu rồi. Anh giáo sư tiến sĩ tóc trắng tổng này chủ nọ và cả cái viện khoa học của anh ấy đấy mà bác bác còn chê chưa đủ sao ạ.

Nông dân từ những năm 80 thế kỷ trước cũng phải đòi tự chủ hoặc lén tự chủ mảnh ruộng của mình mới ko chết đói. Bây giờ cũng ko có lý do gì trường Đại học ko được tự chủ tài chính.
Lại sa đà rồi, những năm 80 là khoán, khi nông nghiệp không đủ máy móc để làm hợp tác xã, bây giờ máy móc nhiều thì vì cho nông dân tự chủ họ lại để cho lưu manh nắm máy:
" Vài năm gần đây, ở Nghệ An, hễ bước vào vụ thu hoạch lúa, các chủ máy gặt thuê đều bị các đối tượng “xã hội đen” ép đóng tiền “bảo kê” ngay trên các cánh đồng."


Qua đó mới thấy cái chữ tự chủ nó chỉ là che cái chữu "tư hữu nhỏ" mà với trình độ ở ta nó không chuyển thành đại tư bản mà thành tư hữu nhỏ + bảo kê, nông nghiệp đã thế, liệu giáo dục có khác?
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Cháu cũng đồng ý là cái đấy chỉ Marx hiểu. Chỉ Marx hiểu thì cụ dẫn ra làm gì ạ? Ko lẽ cụ có cách mời Marx ngồi dậy giúp vn.

Cụ nghĩ là vẫn cần người thạo Marx thì cháu chịu rồi. Anh giáo sư tiến sĩ tóc trắng tổng này chủ nọ và cả cái viện khoa học của anh ấy đấy mà bác bác còn chê chưa đủ sao ạ.

Nông dân từ những năm 80 thế kỷ trước cũng phải đòi tự chủ hoặc lén tự chủ mảnh ruộng của mình mới ko chết đói. Bây giờ cũng ko có lý do gì trường Đại học ko được tự chủ tài chính.
Ruộng của người ta thì họ tự chủ chứ ĐH của Nhà Nước cho nó tự chủ thì khác gì đưa mỡ vào miệng mèo.
Phải có hệ thống kiểm định chất lượng chuẩn, thằng nào chất lượng cao cho tự chủ, ví dụ ĐH BK, những thằng bình thường nếu nó ko tự nâng chất lượng lên thì ko cho phép tăng học phí, nó cứ thế mãi cũng được, đến khi kém quá không có người học thì giải tán.
 

tiqaqa

Xe đạp
Biển số
OF-785550
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
47
Động cơ
29,136 Mã lực
Ruộng của người ta thì họ tự chủ chứ ĐH của Nhà Nước cho nó tự chủ thì khác gì đưa mỡ vào miệng mèo.
Phải có hệ thống kiểm định chất lượng chuẩn, thằng nào chất lượng cao cho tự chủ, ví dụ ĐH BK, những thằng bình thường nếu nó ko tự nâng chất lượng lên thì ko cho phép tăng học phí, nó cứ thế mãi cũng được, đến khi kém quá không có người học thì giải tán.
Cụ nhầm ạ. Ruộng đất đến bây giờ vẫn sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý nhé. Chả có của họ nào cả ạ, họ chỉ có quền sử dụng thôi.

Còn như BK, không cho tăng học phí thì cụ nghĩ chất lượng cứ thế mà giữ được chắc.
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,007
Động cơ
829,744 Mã lực
Em xin đề xuất:
- Ý tưởng: bán chữ (giá cao) cho người giàu, lấy tiền hỗ trợ cho người nghèo ham học
- Cách làm: mức thu học phí tỷ lệ nghịch với điểm thi. Cụ thể trúng tuyển điểm thấp đóng học phí cao ( thậm trí rất cao), ngược lại trúng tuyển điểm cao thì đóng học phí thấp. Điểm càng cao đóng càng thấp
Thời em học ĐH thì đã như thế rồi. Em được học bổng toàn phần 22k hẳn hoi. Trong khi năm ấy các trường tuyển sinh hệ B điểm thấp hơn phải đóng học phí. Sau khi thi HK vị trí hoàn toàn có thể thay đổi theo kết quả học tập.
 

tiqaqa

Xe đạp
Biển số
OF-785550
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
47
Động cơ
29,136 Mã lực
Lại sa đà rồi, những năm 80 là khoán, khi nông nghiệp không đủ máy móc để làm hợp tác xã, bây giờ máy móc nhiều thì vì cho nông dân tự chủ họ lại để cho lưu manh nắm máy:
" Vài năm gần đây, ở Nghệ An, hễ bước vào vụ thu hoạch lúa, các chủ máy gặt thuê đều bị các đối tượng “xã hội đen” ép đóng tiền “bảo kê” ngay trên các cánh đồng."


Qua đó mới thấy cái chữ tự chủ nó chỉ là che cái chữu "tư hữu nhỏ" mà với trình độ ở ta nó không chuyển thành đại tư bản mà thành tư hữu nhỏ + bảo kê, nông nghiệp đã thế, liệu giáo dục có khác?
Cụ tự dẫn Marx vào rồi tự than xa đà ạ. Cháu cũng biết thế nên dừng tại đây để Marx ngủ yên.
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,007
Động cơ
829,744 Mã lực
Thế những người nghèo nhưng óc họ lại ở mức phải nộp học phí (là một số rất đông) sẽ thành người thế nào, trong khi những người khá hơn về tiền nhưng óc họ lại không ở tầm được nộp học phí (cũng rất đông) lại thành người có bằng.
Kết quả sẽ là chất lượng chất xám kèm theo bằng cấp sẽ ngày càng suy giảm.
Em thì thấy thế này:
Thực ra lều báo kéo tít gây giật mình chứ lão nói cũng đúng mà.

Tóm tắt lại: (để đơn giản) có thể thấy học sinh VN gồm giỏi và dốt, giàu và nghèo.
  1. Giỏi và giàu
  2. Dốt và giàu
  3. Giỏi và nghèo
  4. Dốt và nghèo
Loại 1 thì tự bỏ tiền ra học, coi như là đầu tư cho tương lai chẳng ai nói gì.
Loại 2 không nên cấm học, giờ thậm chí khuyến khích, vì bỏ thêm tiền ra để nuôi trường và nuôi loại 3.
Loại 3 cần nuôi ăn học bằng học bổng, lấy từ loại 1 và 2, hoặc có cơ chế cho vay để học, không lấy tiền ngân sách nữa.
Loại 4 thì học làm gì, đi làm và đi học nghề thôi cho đỡ tốn thời gian tốn tiền và giúp đỡ gia đình.

Vấn đề là thay đổi cơ chế để tuyển cả loại 2, tăng học phí nhưng chuyển tiền của loại 2 sang loại 3, đỡ tiền ngân sách, thế thôi.

Nếu vẫn cản ĐH bằng kiến thức chứ không phải tiền thì mất loại 2 muốn đóng tiền để học, và ngân sách phải nuôi loại 3 thay vì sửa đường chẳng hạn.
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực
Nói chung tăng thu mọi lĩnh vực cũng được, nhưng nếu tư nhân hóa thì cũng nên cho tất cả các ngành nghề trong cuộc sống này đi...
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,327
Động cơ
674,961 Mã lực
Chỉ là tiếp diễn của quá trình thương mại hóa giáo dục. Người ta hướng tới phổ cập giáo dục phổ thông, mở rộng giáo dục đại học để nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nhân lực thì ông nháo sư đi hạn chế giáo dục đại học bằng tiền.
Nói chung là khi đã del muốn bỏ tiền ngân sách vào cho giáo dục thì sẽ del thiếu cách lý lẽ lập luận với các kiểu nháo sư với pha học gia.
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,468
Động cơ
422,254 Mã lực
Nơi ở
.
Em cũng băn khoăn về gốc tích của ông giáo sĩ này, và vừa đọc đc trên FB, xin phép đc tha về đây hầu các cụ:

GIÁO SƯ LÊ QUÂN? CÓ XỨNG ĐÁNG GIÁO SƯ VÀ NHÀ CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG?

1. TẠI SAO PHẢI ĐỂ Ý GS LÊ QUÂN

Tôi không hề để ý đến trường hợp GS Lê Quân, một nhân tố trẻ và mới trong bổ nhiệm cán bộ mấy năm vừa qua, cho đến khi nghe ông ấy phát biểu trước Quôc hội hôm qua (25/7/21).

Phát biểu của Lê Quân, nhất là ý phải tăng học phí như một rào cản kỹ thuật để cho học sinh không lao vào đại học, buộc tôi phải chú ý đến ông.

Tư liệu trên các trang như Wikipedia và các báo (xem ảnh) cho chúng ta biết:

-Lê Quân trưởng thành về đào tạo, học thuật theo hệ đào tạo Pháp – Việt của Đại học thương mại. Ai ở Hà Nội và có hiểu biết về ngành giáo dục đại học và sau đại học đều rất hiểu chương trình này. Những ai đi học theo hệ kỹ thuật bên Pháp thì rất khá, nhưng những ai đi học theo hệ quản trị thì cũng rất tầm thường. Lê Quân là sinh viên, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ đều theo hệ quản trị.

- Lê Quân gắn sự nghiệp chính trị và cả khoa học nữa với ông Phùng Xuân Nhạ (ai cũng biết rồi). Vì vậy mới chuyển từ Đại học Thương Mại sang đầu quân cho Đại học Quốc gia, phụ trách Khoa Quản trị Kinh doanh liên kết nước ngoài đầy tai tiếng của Đại học Quốc gia, nơi Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm Giám đốc. Có nhiều bài báo viết chung với ông Nhạ và theo đơn tố cáo của 1 giáo sư có uy tín, các bài báo này đều có dấu hiệu sao chép, vi phạm bản quyền…

- Bản thân thành tích khoa học của Lê Quân, tôi là người trong nghề dạy quản trị mà không hề biết có ông GS quản trị tên Lê Quân. Nghĩa là tôi không hề biết gì về thành tích, đóng góp khoa học quản trị và các công trình để trích dẫn dạy học… Trong 6 bài báo đăng quôc tế, có đến 5/6 bài toàn đăng ở các tạp chí “gà rừng”, tức tạp chí “lá cải” tức là các tạp chí mà giới khoa học quốc tế coi là chuyên mồi chài lấy tiền đăng bài chứ chất lượng khoa học rất thấp…

- Lê Quân được bổ nhiệm tiến thân trên đường chính trị rất nhanh (xem ảnh kèm).

2. BÀI HỌC CỦA KHỔNG TỬ

Chuyện kể trong giai thoại Hậu Khổng tử (Tân Luận ngữ), rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ không theo học nữa để về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy.

Tử Cống thấy vậy hỏi thầy:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

Khổng Tử rung đùi đáp:

– Không sao.

Lại hỏi tiếp:

– Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp:

– Được.

Lại hỏi tiếp:

– Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

– Cũng không hại gì!

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng bạch với thầy:

– Nghe nói Mỗ ấy xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật nẩy mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp buộc giải, vội vàng chạy bắn ra khỏi cổng!

Học trò đuổi theo hỏi:

– Thầy chạy đi đâu?

Khổng Tử vừa thở vừa đáp:

– Sang ngay nước Đằng.

Học trò lại hỏi:

– Thầy sang nước Đằng làm gì?

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!

3. KẾT LUẬN GÌ

- Ngày xưa, các trí thức lớn lộ diện khá nhiều, một trong những cơ quan tập trung làm việc là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa bây giờ. Lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường, và nhất là lãnh đạo Bộ Đại học đều là những trí thức thực thụ, không những có thành tích khoa học cao mà còn là mẫu mực về đạo đức, tác phong, cả phong độ (tướng mạo) nữa. Họ thường là những nhà khoa học lớn về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ngày nay, từ hồi Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận, rồi đến Phùng Xuân Nhạ, là một thoái trào về cán bộ ngành Giáo dục đại học, kết tinh ở anh hề Nhạ có đệ tử là Lê Quân.

- Lê Quân lập thân ở ngành dạy học, nhưng lập danh lại chuyển rất nhanh sang chính trị (giống ông Nhạ). Đây có thể kết luận là kiểu cơ hội chủ nghĩa điển hình núp danh nhà khoa học, trí thức để tiến thân.

- Phát biểu của lê Quân tại Quốc hội chứng tỏ ông ta thiếu hiểu biết về chính ngành mình làm việc chính là giáo dục đại học, thiếu nhãn quan chính trị của một nhà tổ chức giáo dục. Có thể ông ta chính là nhân vật Mỗ điển hình trong câu chuyện giai thoại về Khổng Tử.

- Nhiệm kỳ qua, công luận tốn khá nhiều công mới truất phế được một tên bất tài, vô dụng nhưng chui sâu leo cao là Phùng Xuân Nhạ, nay tiếp tục có học trò, cộng sự của Nhạ là Lê Quân tiếp tục chui rất sâu vào bộ máy. Rất may là kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, phát biểu vài câu trực tiếp trước Quốc hội cho thấy ngay trình độ và động cơ…

Mọi người hãy chịu khó nghe hết bài phát biểu ở link dưới.

Nguon: Fb Kim Van Chinh
 

Cavoi01

Xe tải
Biển số
OF-545907
Ngày cấp bằng
15/12/17
Số km
211
Động cơ
322,880 Mã lực
Tuổi
34
Nhưng một số trường như Y, Dược, Back Khoa học phí vẫn thấp để tuyển HSG vào chứ.
y mà học răng hàm mặt thì học phí cũng k thấp đâu. Năm rồi là 90 triệu/ năm và tăng 10% cho những năm tiếp theo
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Chừng nào còn cổ súy cho hành vi "học sinh đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám thắp hương là nét văn hóa đẹp" trước mỗi kỳ thi thì chừng đó SV ra trường thất nghiệp cũng không có gì lạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top