Có độc 1 cái máy bay để bay ra bay vào. Đã thế hay delay để dồn chuyến cho kín chỗ
Em không hiểu các cụ dựa vào cái gì mà "đành VNA cho nó lành"hic, nhà cháu đi jettar 1 lần vãi tè luôn, sau toàn VNA, vừa rồi đi du lịch lại dính em air mekong, hic cũng vật vã. Thôi, đành VNA cho lành, may mà em ít đc đi máy bay ^^
Cái dịch vụ mặt đất do công ty mặt đất làm. Ở đây em dự là người của SAGS-Saigon Airport Ground Services (1 đơn vị không thuộc VNA, cạnh tranh với TIAGS của VNA). Cả ông này và ông HGS ở ngoài HN đều thiếu kinh nghiệm, nhân viên phục vụ tồi tệ. Em còn có 1 cái ảnh 1 cậu đứng chân cầu thàng của chuyến bay VJA mà như thằng nghiện, thân hình uốn éo, không ra 1 nhân viên dịch vụ.Nhà cháu xin hầu chuyện các cụ chuyện hôm nhà cháu bay từ SG ra HN ạ, trong khi chờ lên tàu bay.
Cửa ra tàu bay số 12, nhân viên VNA vừa thu dọn đồ, kết thúc phiên làm việc kiểm tra vé của hành khách đi tuyến SG-ĐN xong thì tới VJA làm việc. Cô nhân viên VietJet đặt lên quầy biển Đà Nẵng nền đỏ to đùng. Một bác tầm 50 tuổi đi ra, nhìn một lần nữa vào vé, số cửa (số 12) và tấm biển đó và hỏi:
- Cháu ơi, đây có phải là cửa ra của chuyến bay SG-HN lúc 18 giờ không?
Cô nhân viên nhìn biển và trả lời:
- Không, đây là cửa ra cho tuyến đi Đà Nẵng cô ạ.
Bác này nhìn lại vé lần nữa bảo:
- Trong vé của cô ghi là cửa số 12 lúc 18 giờ mà.
Cô nhân viên thay đổi thái độ ngay lập tức mới khiếp ạ, mặt cau có luôn, nói gắt (quả này cháu hơi choáng)
- Cô nhìn lại vé của mình đi, cháu làm việc làm gì có chuyện sai.
Sau đó cô này cũng nhìn lại lịch của mình và thấy đúng là mình đặt biển sai thật nên quay vào lấy biển HN ra đặt thế. Cũng chả thèm xin lỗi khách hàng một câu
Lúc kiểm tra lên tàu bay, gấu nhà cháu bầu bí nên được ưu tiên không phải xếp hàng mà qua trước, cứ tưởng thế là sướng nhưng ngược lại các cụ ạ.
Nhà cháu và một gia đình khoảng 8 thành viên, 3 bác trung tuổi, một bác khoai Tây nữa kéo nhau ra tới cửa tàu bay thì an ninh không cho vào, nhân viên VietJet và an ninh hơi to tiếng với nhau 1 chút, hình như có trục trặc gì đó. Vấn đề nguyên nhân của sự cố thì không thấy thông báo với hành khách ạ, chỉ yêu cầu mọi người quay lại phòng chờ và hoàn trả vé, chờ tí diễn lại. Bác khoai Tây thì rất bực tức, xổ ra một tràng tiêng Anh nhưng cô nhân viên dẫn đoàn có vẻ như không biết tiếng Anh hoặc không biết giải thích như thế nào nên chỉ nhìn bác ý vào sorry liên tục.
Rốt cục là chuyến bay lúc 18h nhưng cuối cùng thành 18h30 các cụ ạ!
Hehe, đang giờ cao điểm mua vé rẻ 10k mà cụ, mũi tên con chuột của em quay như đĩa hátĐang định đặt vé cuối tháng về HN thấy các cụ bình loạn cháu nản, vừa vào săn vé rẻ của nó mà trang web nó đơ nửa tiếng rồi không chọn nổi chuyến bay. Thôi đi oto cho nó lành vậy.
Giờ em mới nghiệm ra 1 điều tiết kiệm cái gì cũng được đừng đi HK giá rẻ, máy bay cũ, tiếp viên xấu, các dịch vụ kém cỏi, ngồi trên máy bay cứ như đi tàu thời bao cấp, bán đủ các thể loại. Mỗi lần các em tiếp viên đi qua đi lại cứ như sàn máy bay sắp thủng đấn nơi. Sợ hết cả vía.
Còn đây là câu chuyện về hành khách đi chui ở Đà Nẵng đăng trên Infonet ạ
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngày 27/10, đoàn công tác gồm 2 cán bộ Văn phòng UBND TP Đà Nẵng là anh A.H., anh P.T.N và 2 cán bộ Sở GD-ĐT Đà Nẵng đáp chuyến bay của VietJet Air ra Hà Nội dự họp. Theo lịch, lẽ ra chuyến bay cất cánh lúc 8g sáng nhưng liên tục bị hoãn với lý do trục trặc kỹ thuật. Do bị hoãn đến 4g chiều khiến không thể dự cuộc họp tại Hà Nội nên hai cán bộ Sở GD-ĐT Đà Nẵng không tiếp tục bay nữa.
Anh A.H.cho hay, hôm đó do ảnh hưởng bão số 8 nên Đà Nẵng có mưa to gió lớn. Trong khi VietJet Air lại thông báo quá gấp trước giờ máy bay cất cánh nên chỉ có anh ra sân bay kịp. Nghĩ là trong đoàn không có ai bay nữa nên anh A.H. thông báo cho quầy vé của VietJet Air xác nhận để làm thủ tục hoàn tiền vé cho 3 người kia. Vừa thông báo xong thì anh P.T.N. đến sân bay. Do cả hai đều đã có boarding pass (phiếu lên máy bay) nên họ gấp rút làm thủ tục lên máy bay ngay và tắt điện thoại di động theo quy định.
Sau khi từ Hà Nội trở về, anh A.H. liên hệ với Chi nhánh VietJet Air tại Đà Nẵng để lấy lại tiền vé cho những người không bay và hoá đơn 2 vé đã bay của mình và anh P.T.N. Anh A.H. được hẹn ra sân bay Đà Nẵng lúc 2g45 chiều 31/10 để giải quyết, nhưng khi đề nghị hoàn lại tiền vé cho hai người không bay thì nhân viên quầy vé VietJet Air ở đây không chấp nhận mà buộc phải... đưa hai người đó ra sân bay đối chứng, bất kể anh A.H. đã có phiếu thu của hãng này xác nhận anh mua vé cho 4 người với tổng số tiền 5,4 triệu đồng cũng như boarding pass của 2 người đã bay!
Theo những gì mà anh A.H. ghi âm được tại chỗ cho thấy, phải sau một hồi giằng co, cô nhân viên VietJet tên Đoàn Thanh Phương Linh mới chấp nhận cho anh A.H. dùng giấy chứng minh nhân dân của hai người này để làm thủ tục hoàn tiền vé. Thế là anh A.H. phải chạy từ sân bay quốc tế Đà Nẵng về Sở GD-ĐT cách đó mấy cây số, lấy giấy chứng minh nhân dân của hai người không bay rồi trở ngược lại sân bay làm thủ tục!
Mỗi người giải quyết một kiểu
Đến khi anh A.H. lấy hoá đơn cho hai vé đã bay thì cô Phương Linh chỉ đồng ý xuất hoá đơn cho vé của anh và... trả lại tiền vé cho 3 người vốn trước đó được anh A.H. thông báo không bay, chứ không chấp nhận xuất hoá đơn cho vé đã bay của anh P.T.N. với lý do không biết anh này có bay trên chuyến vừa rồi (!?) Anh A.H. bức xúc nói với cô nhân viên này: "Tôi là cán bộ nhà nước đi làm việc nên chỉ muốn giải quyết nhẹ nhàng chứ không muốn to tiếng giữa chỗ đông người. Nhưng cô nói như thế là hoàn toàn sai". Và đó chính là lý do anh mời chúng tôi đến chứng kiến một chuyện "hiếm có"!
Từ cách giải quyết "kỳ lạ" của cô nhân viên Phương Linh (áo xanh) đã làm lộ ra nhiều kẻ hở "đáng sợ" trong hệ thống quản lý, vận hành của VietJet Air - Ảnh: HC
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cách giải quyết kỳ lạ kể trên, cô Phương Linh cho rằng khi anh A.H. thông báo có 3 người không bay thì quầy vé đã xác nhận với hệ thống để refund (hoàn tiền) vé của 3 người này. Nhưng sau đó anh P.T.N. vẫn bay mà không thông báo lại cho quầy vé biết nên khi xuất hoá đơn trên mạng thì không có hoá đơn của anh này.
"Nếu vậy, lẽ ra vé của anh P.T.N. đã bị huỷ và anh không thể bay được. Đằng này anh P.T.N. vẫn quét được boarding pass để lên máy bay. Nếu sau khi bay xong, anh quay lại bắt VietJet Air phải hoàn tiền với lý do chưa bay thì sao?" - Cô Phương Linh trả lời: "Đó là vì anh P.T.N. không đưa lại boarding pass cho em" - "Không đưa boarding pass cho bọn em thì làm sao lên được máy bay?" - Cô này vẫn khăng khăng: "Em chỉ làm quầy vé chứ không ở cửa boarding nên không biết!". Tuy nhiên cô cũng thừa nhận việc sau khi bay, anh P.T.N. chỉ yêu cầu xuất hoá đơn mà không lợi dụng khe hở trong hệ thống quản lý của VietJet Air để đòi lại tiền vé là "mấy ảnh nghĩ tốt cho em"!
Mãi đến hơn 1 giờ sau, khi anh Trương Văn Tuy, chuyên viên khai thác mặt đất của VietJet Air tại sân bay quốc tế Đà Nẵng đến nơi, gọi điện vào TP.HCM, sau đó gọi nhân viên chăm sóc khách hàng tên Nguyễn Thị Phương Hồng đến làm thủ tục thì anh A.H. mới nhận được hoá đơn tiền vé của anh P.T.N. Như vậy là chỉ trong một quầy vé với 4 - 5 nhân viên nhưng mỗi người lại giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Thực tình chúng tôi cũng không biết hệ thống của VietJet Air đang vận hành như thế nào nữa?
Khách đi trên máy bay nhưng VietJet Air hoàn toàn không biết?
Thay mặt quầy vé VietJet Air tại sân bay Đà Nẵng, cô Phương Hồng đã đứng ra xin lỗi anh A.H. và cho biết, do hãng bay này mới đi vào hoạt động, quy trình còn mới nên chưa có được sự thống nhất từ trên xuống dưới. Do đó đã dẫn đến những sự nhầm lẫn trong khi giải quyết các tình huống!
Tuy nhiên chúng tôi thấy thật "đáng sợ" khi cô Phương Hồng cho biết: "Trên danh sách thực tế hôm đó bọn em có 177 khách lên máy bay. Việc kiểm soát khách lên máy bay là do đội thủ tục. Nhưng trong hệ thống ngày hôm đó lại chỉ có 176 khách, và trong danh sách thì có 1 khách chưa làm thủ tục check-ing. Em đã liên lạc hỏi khách nhưng khách không nghe điện thoại. Hôm nay anh A.H. nói thì mới biết người khách đó là anh... P.T.N.!".
"Hoá ra là hôm đó anh P.T.N.... đi máy bay chui?" - anh A.H. hỏi. Cô Phương Hồng phân trần: "Khi ra máy bay, mọi người cứ nghĩ ai có thẻ thì lên thôi, khâu kiểm soát không được chặt lắm vì bọn em chưa có máy để kiểm tra số thẻ mà chỉ làm tay nên gây ra sự nhầm lẫn này. Thực sự là bọn em đang thiếu một khách mà tìm từ hôm thứ Bảy đến nay vẫn chưa ra. Nếu hôm nay anh không lên nói thì thiệt tình em cũng không biết!".
Với cách quản lý, vận hành như thế này thì chuyện VietJet Air có thể bị thiệt hại về kinh tế nếu gặp phải những khách không trung thực chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn chính là khâu an toàn, an ninh trên các chuyến bay của hãng này. VietJet Air chở khách trên máy bay trong khi người đó hoàn toàn "tàng hình" trong hệ thống quản lý của hãng thì liệu điều gì sẽ xảy ra nếu đó là một hành khách bất hảo?
3 ngày sau khi đăng bài "VietJet để lọt hành khách bay "chui"?" xảy ra tại sân bay Đà Nẵng, báo điện tử Infonet nhận được công văn phản hồi số 001/2012 của Công ty cổ phần hàng không VietJet (VietJetAir) do Giám đốc điều hành Lưu Đức Khánh ký ngày 5/11.
Qua công văn này, Infonet đã kiểm tra và nhận thấy do lỗi trong khâu đánh máy nên sự việc "để lọt khách bay "chui" xảy ra trên chuyến bay Đà Nẵng - TP.HCM mang số hiệu VJ8381 hôm 27/10 đã bị ghi nhầm thành chuyến bay Đà Nẵng - Hà Nội.
Đáng chú ý, trong công văn 001/2012 lãnh đạo VietJetAir khẳng định: "Hoàn toàn không có việc hành khách bay "chui". Việc thực hiện hành trình của khách P.T.N. trên chuyến bay đã nằm trong sự kiểm soát của chúng tôi và đảm bảo an ninh, an toàn cho chuyến bay. Tổng số hành khách trên chuyến bay đều được thông qua kiểm soát chặt chẽ của nhiều khâu an ninh và được lưu giữ trong tài tiệu bay của chúng tôi".
Tuy nhiên, trong các nội dung trả lời của nhiều nhân viên VietJetAir trực tiếp xử lý vụ việc này tại sân bay Đà Nẵng chiều 31/10 mà PV Infonet đã ghi âm, có những thông tin do nữ nhân viên chăm sóc khách hàng Nguyễn Thị Phương Hồng nêu lên lại cho thấy những điều hoàn toàn ngược lại:
"Thực tế ngày hôm đó bên em có 177 khách lên tàu và việc kiểm soát khách lên tàu thuộc về đội thủ tục. Ngày hôm đó họ báo có 177 khách lên tàu, nhưng thực tế ngày hôm đó trong hệ thống chỉ có 176 khách. Trong danh sách có 1 khách chưa làm check-in, em đã liên lạc với khách để hỏi nhưng khách không nghe điện thoại (vì đã tắt điện thoại di động theo quy định sau khi lên máy bay - PV). Hôm nay anh A.H. đến nói ra thì mới phát hiện ra hành khách đó là anh P.T.N. này đây!".
PV Infonet đặt câu hỏi: Như thế hoá ra anh P.T.N. trở thành khách đi "chui"?
Cô Nguyễn Thị Phương Hồng trả lời: "Thực ra ngay từ đầu làm thủ tục thì đã có tên 4 người rồi, nhưng đến chiều anh A.H. báo hoàn vé 3 người, chỉ có mình ảnh đi thôi. Khi ra tàu thì các bạn cứ nghĩ ai có thẻ thì cứ lên tàu, khâu kiểm soát chưa được chặt lắm vì bọn em chưa có máy để check số thẻ vào, chỉ làm tay thôi nên mới gây ra sự nhầm lẫn này. Đúng là hôm nay anh không lên nói thì bọn em cũng không biết thiệt tình. Thực sự là bọn em đang thiếu 1 khách!"
Đồng thời cô cũng cho biết thêm: "Quy trình ở đây cũng mới cho nên chưa có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Tuỳ những tình huống khả năng mình xử lý được thì mình nên xử lý, hỗ trợ cho khách. Hãng của em cũng vừa mới ra nên quy trình từ trên xuống dưới chưa được thống nhất lắm nên tuỳ linh hoạt của mỗi đầu sân bay".
Xin nhắc lại, cô Nguyễn Thị Phương Hồng chính là người đã trực tiếp đến giải quyết vấn đề xuất hoá đơn và thay mặt nhân viên quầy vé VietJetAir tại sân bay Đà Nẵng đứng ra xin lỗi về những bức xúc mà đồng nghiệp Đoàn Thanh Phương Linh đã gây ra cho khách trong vụ này. Hơn ai hết, những thông tin được bộc lộ qua trao đổi với nữ nhân viên này đã cho thấy những điều mà lãnh đạo VietJetAir khẳng định trong công văn phản hồi số 001/2012 có thể đáng tin cậy tới mức độ nào?!
HẢI CHÂU
Ở đây em thấy hệ thống phần mềm quản lý việc việc bán vé và hệ thống quản lý của nhân viên mặt đất kết nối không đồng bộ thì phải cụ nhỉ, trong trường hợp hai hệ thống của hai bộ phận này cùng kết nối tới một cơ sở dữ liệu thì: Khi phòng vé báo hủy thì nhân viên mặt đất không thể làm thủ tục checkin cho hành khách được.Vụ ở INFONET ở trên thì em dự là do lỗi nghiệp vụ. Ở đây cũng lại là nhân viên mặt đất (SAGS) và nhân viên bán vé giờ chót của VJA. Nhân viên mặt đất có thể đã chấp nhận cho khách kia bay do thấy có thẻ lên máy bay và danh sách hành khách vẫn có (do danh sách truyền vào hệ thống check-in trước giờ bay vài giờ, hệ thống lớm). Nhân viên bán vé giờ chót thì thao tác hoàn vé nhưng không kiểm tra xem đã check-in chưa và đã không tịch thu thẻ lên máy bay (trình lởm vì cái thẻ lên máy bay là tối quan trọng, ngày xưa bọn em viết tay mà còn chỉ có 1 người gọi là NV số 1 quản lý cho đến khi hoàn thành chuyến bay). Khách ra máy bay rồi mà vì bất cứ lý do gì quay lại thì cũng không bao giờ phát lại thẻ lên máy bay mà phát 1 loại thẻ khác để phân biệt với hành khách chưa lên máy bay.
Cụ đi máy bay bao giờ chưa ạ? Sự cố này hoàn toàn không liên quan tới vấn đề an ninh khủng bố màTrời! Nếu lên máy bay mà dễ như này thì khủng bố lên máy bay rồi ... Bùm 1 cái là xong. Mà sau đó cũng ko biết tại sao lại Bùm
Theo em thì hệ thống đặt giữ chỗ là hãng hãng không quản lý và khai thác (thuê của 1 hãng bên Canada thì phải), còn hệ thống làm thủ tục check-in thì của công ty dịch vụ mặt đất (theo em thì do non trẻ nên hệ thống check-in của ông SAGS này chả có mựa giề, hình như tự phát triển, non-standard).Ở đây em thấy hệ thống phần mềm quản lý việc việc bán vé và hệ thống quản lý của nhân viên mặt đất kết nối không đồng bộ thì phải cụ nhỉ, trong trường hợp hai hệ thống của hai bộ phận này cùng kết nối tới một cơ sở dữ liệu thì: Khi phòng vé báo hủy thì nhân viên mặt đất không thể làm thủ tục checkin cho hành khách được.
Thường chỉ có sự cố hi hữu mới bộc lộ sơ hở thôi mà
Cụ đi máy bay bao giờ chưa ạ? Sự cố này hoàn toàn không liên quan tới vấn đề an ninh khủng bố mà