Em trích nguồn từ Fb của Gs.Ts Nguyễn Thanh Liêm , nguyên giám đốc bv Nhi Tw
LỖI TẠI AI?
Dư luận phẫn nộ về việc một em bé ở Nam định bị cô giáo buộc cổ vào cửa sổ . Việc cột em bé vào cửa sổ là có thật. Hành động của các cô giáo là không thể chấp nhận tuy nhiên lỗi này do đâu mà có ? Báo Lao động cho biết em bé bị các cô buộc vào cửa sổ đã được chẩn đoán là có rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK), có các biểu hiện tăng, động, xâm hại bạn bè nên các cô chỉ biết cách duy nhất là buộc em vào cửa sổ để không đánh các bạn khác. Có lẽ không chỉ riêng bé này mà còn nhiều bé bị RLPTK ở các vùng nông thôn đã bị bố mẹ “ xích” vào cột nhà khi bố mẹ đi vắng để khỏi chạy ra đường. Đây là bi kịch chung của nhiều trẻ RLPTK ở vùng nông thôn do không được can thiệp, không được điều trị. Chúng ta lên án và trách các cô giáo nhưng cũng nên biết rằng hầu như gần hết giáo viên mầm non chưa được trang bị kiến thức về trẻ RLPTK. Họ không hiểu trẻ RLPTK có những đặc tính gì, cần phải quản lí và giáo dục như thế nào. Vì vậy ngoài lỗi của các cô cũng phải thấy lỗi của những người có trách nhiệm ở cấp cao hơn vì chưa nhận thức được vấn đề và chưa có các chính sách thích hợp. Sự việc rồi sẽ lặp lại ở đâu đó nếu các cô giáo không được trang bị các kiến thức về trẻ tự kỉ vì trong bất cứ lớp học mầm non nào rất có thể có ít nhất một trẻ bị RLPTK theo học.
MONG LẮM MỘT CHÍNH SÁCH QUỐC GIA CHO TRẺ TỰ KỈ TRONG ĐÓ CÓ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN TRANG BỊ KIẾN THỨC VỀ RLPTK CHO TẤT CẢ GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CẢ NƯỚC SỚM RA ĐỜI.
LỖI TẠI AI?
Dư luận phẫn nộ về việc một em bé ở Nam định bị cô giáo buộc cổ vào cửa sổ . Việc cột em bé vào cửa sổ là có thật. Hành động của các cô giáo là không thể chấp nhận tuy nhiên lỗi này do đâu mà có ? Báo Lao động cho biết em bé bị các cô buộc vào cửa sổ đã được chẩn đoán là có rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK), có các biểu hiện tăng, động, xâm hại bạn bè nên các cô chỉ biết cách duy nhất là buộc em vào cửa sổ để không đánh các bạn khác. Có lẽ không chỉ riêng bé này mà còn nhiều bé bị RLPTK ở các vùng nông thôn đã bị bố mẹ “ xích” vào cột nhà khi bố mẹ đi vắng để khỏi chạy ra đường. Đây là bi kịch chung của nhiều trẻ RLPTK ở vùng nông thôn do không được can thiệp, không được điều trị. Chúng ta lên án và trách các cô giáo nhưng cũng nên biết rằng hầu như gần hết giáo viên mầm non chưa được trang bị kiến thức về trẻ RLPTK. Họ không hiểu trẻ RLPTK có những đặc tính gì, cần phải quản lí và giáo dục như thế nào. Vì vậy ngoài lỗi của các cô cũng phải thấy lỗi của những người có trách nhiệm ở cấp cao hơn vì chưa nhận thức được vấn đề và chưa có các chính sách thích hợp. Sự việc rồi sẽ lặp lại ở đâu đó nếu các cô giáo không được trang bị các kiến thức về trẻ tự kỉ vì trong bất cứ lớp học mầm non nào rất có thể có ít nhất một trẻ bị RLPTK theo học.
MONG LẮM MỘT CHÍNH SÁCH QUỐC GIA CHO TRẺ TỰ KỈ TRONG ĐÓ CÓ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN TRANG BỊ KIẾN THỨC VỀ RLPTK CHO TẤT CẢ GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CẢ NƯỚC SỚM RA ĐỜI.