[Funland] Giữ gìn bản sắc Tiếng Việt

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
lãng phí khủng khiếp việc in SGK, viết mẹ vô sách, 1 thói xấu vàng vẩu cẩu thả mà những người yêu sách, thích đọc, trân trọng tri thức, những bé trò ngoan rất căm ghét khinh bỉ, đúng, chửi phải rồi, sách vứt đồng nát ko biết bao nhiêu mà kể, ko tái sử dụng đc. Nên chửi lắm
nhưng nó ko liên quan đến pp học của ông Đại, tổ sư nhiều thằng chả làm ra cái đ,éo gì đáng tiền nhưng vào khệnh khạng chê bai, nào là phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt, nào là giáo dục ko dc gọi là ... công nghệ vvv Ông Đại ổng có cải biến cái éo gì chữ với tiếng Việt đâu? ông ý đưa ra 1 phương pháp học mới, hiện đại, nhẹ nhàng, đơn giản cho trẻ con nó đọc đúng, viết đúng Tiếng Việt, chống tái mù chữ (điều đang đau đầu giáo dục ở miền núi hẻo lánh) cái cuốc xẻng, Tổ Quốc nó đọc như nhau nhưng nó viết khác nhau là đúng, thế là đủ rồi, đòi cái gì nữa,Tiếng Anh nó còn đến cả gần đôi chục câm kia, có sao đ,éo đâu. Giọng chuẩn Hà Nội nó éo cần phân biệt trờ nặng chờ nhẹ, sờ nặng sờ soạng, à lộn, xờ nhẹ, rờ dờ gi quy ka.... nó nói như nhau hết, rượu nó vẫn viết đúng nhưng đọc là diệu, có sao đâu? nhưng người có học thức cơ bản nó éo viết sai chính tả (trừ khi cố tình ngọng nghịu cho vui trong cmt)
Uh, đúng.
Cũng như showbiz ấy, miễn là giới trẻ nó khoái, nhiều người thích xem là ăn tiền. Cơ bản là không cần tách bạch thanh nhạc nghệ thuật với giải trí hàng chợ, phỏng :))
Cần gì phân biệt hàn lâm hay hội chợ nhể :))
 

Mơ Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-502057
Ngày cấp bằng
1/4/17
Số km
3,020
Động cơ
208,922 Mã lực
Tuổi
37
Em chỉ biết 1 câu nói nổi tiếng : Tiếng Việt còn thì nước Việt còn.
Và đó là chữ quốc ngữ. Không pải tượng hình, tượng thanh, tượng tườu gì :)
Mỹ Tâm cũng có bài hát khá hay " Thương ca Tiếng Việt "

Đám đông không thể là tinh hoa, ok. Nhưng đám đông là sự phản ánh nguyện vọng đại chúng :))
Cụ đừng còm men nữa :))
 

tungpv90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-573784
Ngày cấp bằng
13/6/18
Số km
199
Động cơ
143,450 Mã lực
Em chỉ biết 1 câu nói nổi tiếng : Tiếng Việt còn thì nước Việt còn.
Và đó là chữ quốc ngữ. Không pải tượng hình, tượng thanh, tượng tườu gì :)
Mỹ Tâm cũng có bài hát khá hay " Thương ca Tiếng Việt "

Đám đông không thể là tinh hoa, ok. Nhưng đám đông là sự phản ánh nguyện vọng đại chúng :))
Trước dùng chữ hán thì mất nước à :D.
Nói người Việt mình không có tinh thần cải cách quả không sai. Ít nhất ổng cũng đã có nghiên cứu và đã có thực nghiệm rồi. cứ để ổng làm đi, sai thì nó sẽ tự bị đào thải theo chọn lọc tự nhiên. Đúng thì là một điều tốt. Em thấy nó cũng chỉ là một thay đổi nhỏ chứ chẳng việc gì phải làm quá lên. Theo em đánh giá là nó tốt, tư duy con cái nó có khác biệt so với bố mẹ biết đâu đất nước lại khá. đặc biệt rèn được tính tự lập trong suy nghĩ. Vì thế không nên bàn về nó nữa.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,412
Động cơ
523,852 Mã lực
Uh, đúng.
Cũng như showbiz ấy, miễn là giới trẻ nó khoái, nhiều người thích xem là ăn tiền. Cơ bản là không cần tách bạch thanh nhạc nghệ thuật với giải trí hàng chợ, phỏng :))
Cần gì phân biệt hàn lâm hay hội chợ nhể :))
=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
bạn trẻ càng cmt người ta càng cười cho, mình thật=))
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
Trước dùng chữ hán thì mất nước à :D.
Nói người Việt mình không có tinh thần cải cách quả không sai. Ít nhất ổng cũng đã có nghiên cứu và đã có thực nghiệm rồi. cứ để ổng làm đi, sai thì nó sẽ tự bị đào thải theo chọn lọc tự nhiên. Đúng thì là một điều tốt. Em thấy nó cũng chỉ là một thay đổi nhỏ chứ chẳng việc gì phải làm quá lên. Theo em đánh giá là nó tốt, tư duy con cái nó có khác biệt so với bố mẹ biết đâu đất nước lại khá. đặc biệt rèn được tính tự lập trong suy nghĩ. Vì thế không nên bàn về nó nữa.
Phần dưới miễn còm với cụ
Câu in đậm lại thì :) ờ mà cụ nghe đến chữ nôm bao giờ chưa :)
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Em đọc bài này trên báo thấy hay nên copy cho mọi người đọc ạ

“Mấy ngày nay tôi nghe các phản biện về cách học Tiếng Việt theo chương trình sách công nghệ. Với tư cách phụ huynh có con sắp bước vào năm học đầu tiên bậc tiểu học, tôi cũng không muốn con học theo chương trình này, bởi các lý do.

Thứ nhất, tôi muốn nói về cách dùng hình vuông, tròn, tam giác... Mục đích thứ nhất là đếm tiếng trong câu. Điều này là không cần thiết với Tiếng Việt. Trong Tiếng Anh có rất nhiều tiếng đa âm. Ví dụ "computer" bao gồm ba âm. Ngoài ra họ còn âm gió, âm câm... Vì một từ có thể đa âm nên họ nói rất nhanh trong giao tiếp dẫn đến khó nghe, nghe nhầm. Chưa kể cách đọc các âm còn phụ thuộc vào trọng âm (trọng âm rất quan trọng trong tiếng Anh). Vì vậy, cách phân tách các từ thành từng âm rất phù hợp để người học không bỏ sót âm trong từ và dễ dàng trong việc xác định trọng âm.

Nhưng với Tiếng Việt thì không có bất cứ từ đa âm nào. Các từ ghép cũng là ghép từ từ đơn âm và cách nhau rõ ràng bằng khoảng trắng. Như vậy bản thân cách viết Tiếng Việt là rõ ràng, không thể nhầm từ, bớt hay bỏ qua âm được. Sinh ra các hình tượng trưng làm lãng phí chi phí in ấn, bắt học sinh nhớ thêm khái niệm "vật thật", "vật ảo" trừu tượng mà không dùng để làm gì trong thực tế.

Kể từ khi trẻ biết nói, rồi 2-3 năm mẫu giáo, việc đọc tiếng đã không còn là vấn đề với trẻ. Chưa nói hiện nay rất nhiều trẻ đã qua giai đoạn nghe tiếng (các bé có thể học thuộc rất nhiều bài hát, thơ, truyện) và còn học chữ ngay từ mẫu giáo nên giáo dục tiểu học nên bắt đầu ngay với việc học chữ, chứ không nên quá chú trọng vào kỹ năng nghe, đọc vẹt nữa.

Mục đích thứ hai khi dùng các hình vuông, tam giác, tròn... để tách các vần trong từ (tách nguyên âm và phụ âm) cũng là không cần thiết vì kể cả học theo cách cũ thì học sinh cũng học từ chữ cái trước rồi đến ghép vần. Trong đó chỉ rõ phần nguyên âm và phụ âm, sau đó đánh vần từng phần để ghép thành từ. Các cháu hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là nguyên âm hay phụ âm và các phần của từng từ.

Thứ hai, với cách đánh vần c, k, q đều đọc là "cờ" và gi, d, r đều đọc là "dờ", tôi thấy làm mất đi sự phong phú của Tiếng Việt và vô lý. Nguyên tắc chính của ngữ âm là một âm ứng với một ký tự. Cách của GS Hồ Ngọc Đại vi phạm hoàn toàn nguyên tắc cơ bản này khi một âm được thể hiện bằng ba ký tự khác nhau. Việc đồng âm gây nhiều khó khăn cho việc học viết (ta cứ vào vùng ngọng l, n mà xem, họ không những không phân biệt nổi l, n khi nghe người khác nói mà còn đa số sẽ viết sai hai vần này. Trong thực tế tại nơi tôi ở học sinh bắt đầu phải hỏi lại khi nghe để viết rằng dùng cờ hay cờ ca, cờ quy).

Nếu đều đồng âm là "cờ" thì khi đọc các từ c, k, q và khi viết cùng nhau ta sẽ đọc như thế nào? Qua nhiều thế hệ ta sẽ không có cách nào đọc nổi khi không còn khái niệm đọc thứ hai là "ca", "quy" nữa. Nếu không đọc theo âm mà đọc theo tên chữ thì tạo rắc rối cho học sinh lúc đọc âm, lúc đọc tên chữ.

Hơn nữa, Tiếng Việt cũng có một quy tắc đơn giản nhất là đọc sao viết vậy. Tiếng Việt vì vậy còn không cần phân biệt tên chữ với âm đọc. Cái hay nhất của việc này là không cần kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ, cách đọc và viết cùng thống nhất. Đọc xong là viết được ngay không cần thêm quy tắc gì đi kèm. Cách của GS Hồ Ngọc Đại đã bỏ quy tắc phổ quát nhất này để sáng tạo ra các quy tắc viết khác rườm rà hơn như tôi sẽ nói dưới đây.

Có quy tắc để khi nào dùng c, k hay q, nhưng như vậy là tư duy ngược làm chậm quá trình viết. Khi nghe đọc, học sinh phải hình dung ngay ra cấu tạo của từ đó để biết chữ đứng sau đó là chữ gì rồi mới nhớ lại quy tắc sử dụng c, k, q. Như vậy là tư duy ngược, đi ngược lại hoàn toàn quy tắc viết của Tiếng Việt là đọc sao ghi vậy.

Đã thế nó cũng không thể giải quyết nổi các từ bất quy tắc, ví dụ "quốc", "cuốc", "khước", "cước", "khe", "que"... Với các từ này thì các em buộc phải ghi nhớ hoặc hỏi lại và khi hỏi lại thì thật đau đầu vì không có cách nào nói cho các em biết được dùng c, k hay q (sẽ có câu hỏi là dùng cờ hay cờ ca, cờ quy như tôi đã nói bên trên ấy. Điều này thực tế đã xảy ra với địa phương tôi đang ở).

Cách đọc gi, d, r đều đọc là "dờ" còn vi phạm nguyên tắc ngữ âm nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng lại được "hợp lý hóa" bằng cách cho rằng dựa vào cách phát âm của "người Hà Nội"! Cái này thật vô lý.

Thứ ba là các vần ghép. Với các vần iê, yê, ia, ya đều được đánh vần là /ia/ vừa vô lý vì không giải thích được cho trẻ tại sao viết khác nhau lại đọc giống nhau mà còn có vấn đề về ghép vần. Vần trong Tiếng Việt vừa có thể đứng một mình để phát âm thành tiếng, vừa có thể thêm phụ âm để tạo thành từ khác. Nói cách khác, nếu đã đánh vần được vần đó thì sẽ có thể thêm phụ âm để tạo thành một từ khác.

Nếu theo cách cũ sẽ không tồn tại vần iê, yê, ya (vì không đánh vần được), do vậy cũng không thể ghép một phụ âm nào với các vần đó được. Học sinh sẽ hiểu là không tồn tại từ (cách viết) đó trong Tiếng Việt. Nếu giờ theo cách mới nó có thể đánh vần được là /ia/ thì ta cũng có thể có chữ là "kya, kiê, kyê" đều đọc là "kia". Thật vô lý!

Học sinh theo chương trình mới sẽ không biết được từ đó có tồn tại hay không trong khi đó nếu học chương trình cũ thì sẽ biết ngay rằng không thể có cách viết đó được vì không đánh vần được. Cái này hữu ích cho người nước ngoài vô cùng khi học Tiếng Việt. Ngoài ra còn một số vần ghép nữa cũng được đồng âm mà lẽ ra là không thể có.

Thứ tư, tôi muốn đề cập về cách đánh vần mới. Tựu chung lại sẽ có hai quy tắc đánh vần. Thứ nhất là đánh vần tiếng có thanh ngang trước (đánh vần ghép nguyên âm cùng phụ âm). Thứ hai là với tiếng có thanh thì sẽ đánh vần tiếng đó với thanh ngang rồi thêm thanh sau. Học sinh phải nhớ đến hai cách đánh vần (trong đầu sẽ tự động phân thành hai giai đoạn: đánh vần thanh ngang rồi ghi nhớ tiếng thanh ngang sau đó đánh vần với thanh (dấu) đi kèm). Rõ ràng là phải nhìn tổng thể rồi nhớ lại quy tắc để lựa chọn đánh vần theo cách nào, như thế làm chậm đi quá trình đánh vần.

Trong khi đó theo cách cũ ta chỉ cần nhớ một quy tắc đánh vần duy nhất: Đánh vần nguyên âm ghép với phụ âm rồi thêm thanh (dấu), không cần phân biệt tiếng đó là tiếng thanh bằng hay có thanh đều dùng chung một quy tắc. Rõ ràng là tính thống nhất trong cách đánh vần cũ bao quát hơn và đơn giản. Hơn nữa, cách đánh vần theo kiểu mới chỉ để đánh vần cho giai đoạn đầu học chữ chứ không có ích gì. Trong khi đó theo cách cũ ta có lợi ích rất lớn.

Tôi lấy ví dụ một người không biết viết chữ "khách" như thế nào. Nếu theo cách mới đánh vần là "khach - sắc - khách", chẳng để làm gì cả. Theo cách cũ đánh vần "khờ - a - chờ - ách - sắc- khách" hoặc "a - chờ - ách - khờ - ách - khach - sắc - khách", hoặc "khờ - a- chờ - ách - khờ - ách - khach - sắc - khách" ta sẽ viết được tiếng đó ngay. Cái này vô cùng có ích với người nước ngoài học Tiếng Việt hoặc người chưa biết hình dạng chữ đó như thế nào. Đánh vần bình thường thì dài dòng hơn, nhưng lại phù hợp với tốc độ viết khi chưa biết viết như thế nào.

Thứ năm, tôi muốn đề cập nội dung khác trong sách công nghệ. Đã có nhiều người chỉ ra những bất cập trong cách dùng từ, trích đoạn bài viết, các câu chuyện trong sách tôi sẽ không đề cập sâu vào đó vì đó hoàn toàn có thể thay đổi trong các lần tái bản. Tuy nhiên, tôi chỉ nói rằng, các từ ít phổ thông, từ khó thì bản thân nó đã được ít sử dụng trong cuộc sống nên cũng không cần phổ biến làm gì. Việc đó sẽ tiếp tục được trau dồi trong suốt 12 năm học và suốt phần đời sau này.

Ở giới hạn học sinh "vỡ lòng" chỉ nên dạy những cái phổ biến và những cái mang tính đơn giản, rõ ràng, không đưa nội dung đa chiều vào bài học gây ra tranh cãi không cần thiết. Đến như Toán học hay Vật lý ta cũng chấp nhận các tiên đề, mệnh đề mà không cần phải chứng minh tính đúng đắn thì tại sao lại nói dạy trẻ những cái có sẵn là áp đặt, không cho trẻ phản biện.

Tôi nghĩ ở giai đoạn đầu này là lúc để kinh nghiệm và các đúc kết giáo dục cũ thể hiện được tinh hoa, tính nhân văn của mình chứ không phải để tư tưởng giáo dục mới phủ định và bài trừ hoàn toàn.”
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
bạn trẻ càng cmt người ta càng cười cho, mình thật=))
Đang tranh luận lại quay sang tán dóc. Cụ có luận chứng gì đưa ra, em bẻ cụ chơi. Ở đó mà đánh tráo khái niệm, ộp oạp hội chợ :))
Cụ chắc nhớn tuổi, cơ mà đừng để " chúng nó " tủm tỉm cười :))
 

mrbinhhg

Xe buýt
Biển số
OF-48349
Ngày cấp bằng
9/10/09
Số km
514
Động cơ
461,880 Mã lực
Bản sắc việt là chữ tượng hình, chứ hán nôm cụ thớt ạ.
Trước khi chửi hãy nghe nhiều chiều.
"đám đông không thể là tinh hoa"
Ưng cụ này rất. Tiếng việt của ta là chữ nôm (chắc chế từ chữ hán ra). Còn chữ chúng ta đang viết đây là do cha đạo người Pháp nghiên cứu chế ra để phục vụ công cuộc của mình.
 

Mợ Yến

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,145
Động cơ
1,327,941 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Em thấy cụ chủ không vừa đâu, có sự chuẩn bị sẵn sàng cân cả quán cf đấy :))
Không đủ trình em đi ra thôi.
 

kloven0912

Xe tải
Biển số
OF-83646
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
242
Động cơ
414,538 Mã lực
Em chỉ biết 1 câu nói nổi tiếng : Tiếng Việt còn thì nước Việt còn.
Và đó là chữ quốc ngữ. Không pải tượng hình, tượng thanh, tượng tườu gì :)
Mỹ Tâm cũng có bài hát khá hay " Thương ca Tiếng Việt "

Đám đông không thể là tinh hoa, ok. Nhưng đám đông là sự phản ánh nguyện vọng đại chúng :))
Chữ Quốc ngữ thì có lịch sử ngắn hơn rất rất nhiều so với lịch sử của dân tộc nhé cụ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có lẽ. Nếu biết thì có khi em lại thành nhà cải cách mới rùi cụ nhỉ :D
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/phu-huynh-phan-bien-cach-danh-van-cua-gs-ho-ngoc-dai-3806715.html
Không biết giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ thế nào. Cũng học hàm, học vị hẳn hoi chứ không phải cỡ giáo sư chạy, tiến sĩ giấy mà bày vẽ chuyện nhảm nhí
Thà an phận tuổi già hưởng lộc trời. Cùng lắm viết mấy trang sách ôn cố tri tân
Chứ đừng có ôm cái tư duy " cố cống hiến nốt cho đời " mà cố bịa ra chuyện, tự sáng tác ra môn phái mới đem ra giang hồ. Thế lại thành lẩn thẩn của tuổi hoàng hôn chập tối.
Rồi có ngày bố mẹ không dạy học cho con, anh chị không kèm bài cho em được. Vì cải cách, thay đổi quá nhiều. Ngày xưa anh học xong, sách vở để lại em học. Giờ thì tốn bao tiền mua sách vở, giáo trình mới.
Xứ sở thiên đường, dân giàu nước mạnh có khác. Tiền thừa nên phải nghĩ cách tiêu thoai :)

Chưa cần làm cải cách cái gì, nếu biết thì dù biết hay không biết bác cũng sẽ không

"Không biết.....
Thà an phận.....
Chứ đừng có......
Rồi có ngày......
Xứ sở .....có khác..."
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
Ưng cụ này rất. Tiếng việt của ta là chữ nôm (chắc chế từ chữ hán ra). Còn chữ chúng ta đang viết đây là do cha đạo người Pháp nghiên cứu chế ra để phục vụ công cuộc của mình.
Cụ ạ, đúng là quốc ngữ sinh ra để làm phương tiện truyền bá của cha đạo, cũng là cách thao túng và khống chế con dân nước Nam.
Nhưng sau đó lại bị " đồng hóa " biến thành Tiếng Việt. Cái này gọi là " mượn hoa hiến Phật " đúng bài của người phúc ta :)
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
Chưa cần làm cải cách cái gì, nếu biết thì dù biết hay không biết bác cũng sẽ không

"Không biết.....
Thà an phận.....
Chứ đừng có......
Rồi có ngày......
Xứ sở .....có khác..."
Rồi, em nghe lời cụ ạ :D
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,412
Động cơ
523,852 Mã lực
Đang tranh luận lại quay sang tán dóc. Cụ có luận chứng gì đưa ra, em bẻ cụ chơi. Ở đó mà đánh tráo khái niệm, ộp oạp hội chợ :))
Cụ chắc nhớn tuổi, cơ mà đừng để " chúng nó " tủm tỉm cười :))
=))=))=))=))
chúng nó cười hay khóc kệ cụ chúng nó chớ, tuổi gề=))
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
Chữ Quốc ngữ thì có lịch sử ngắn hơn rất rất nhiều so với lịch sử của dân tộc nhé cụ.
Vầng, ý em là cái câu nói đó ( câu nói về chữ quốc ngữ ) , được nói ra trong khoảng thế kỉ trước ở cái bối cảnh phải rất dũng cảm, tự tôn dân tộc mới nói ra được ạ. Nên em trân trọng câu ấy lắm.
 

TLLD

Xe đạp
Biển số
OF-589172
Ngày cấp bằng
9/9/18
Số km
30
Động cơ
133,760 Mã lực
Tuổi
30
Cái vụ cải cách này đã học thực nghiệm vài chục năm trước rồi chứ có phải là đùng cái mà làm đâu. Nhiều người anh, người chị mà em kính nể cũng đi ra từ trường thực nghiệm, nay làm cả nhà báo, nhà văn viết lách còn hay là đằng khác. Thế nên mong các cụ có cái nhìn thấu đáo hơn, chớ đừng bị truyền thông dắt mũi :x:x
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
=))=))=))=))
chúng nó cười hay khóc kệ cụ chúng nó chớ, tuổi gề=))
Thế là người ta cung kính gọi là " trầu gia " rồi :) có tuổi mà luôn muốn cống hiến nốt kiểu ông HND ngay và nuôn :)
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
lãng phí khủng khiếp việc in SGK, viết mẹ vô sách, 1 thói xấu vàng vẩu cẩu thả mà những người yêu sách, thích đọc, trân trọng tri thức, những bé trò ngoan rất căm ghét khinh bỉ, đúng, chửi phải rồi, sách vứt đồng nát ko biết bao nhiêu mà kể, ko tái sử dụng đc. Nên chửi lắm
nhưng nó ko liên quan đến pp học của ông Đại, tổ sư nhiều thằng chả làm ra cái đ,éo gì đáng tiền nhưng vào khệnh khạng chê bai, nào là phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt, nào là giáo dục ko dc gọi là ... công nghệ vvv Ông Đại ổng có cải biến cái éo gì chữ với tiếng Việt đâu? ông ý đưa ra 1 phương pháp học mới, hiện đại, nhẹ nhàng, đơn giản cho trẻ con nó đọc đúng, viết đúng Tiếng Việt, chống tái mù chữ (điều đang đau đầu giáo dục ở miền núi hẻo lánh) cái cuốc xẻng, Tổ Quốc nó đọc như nhau nhưng nó viết khác nhau là đúng, thế là đủ rồi, đòi cái gì nữa,Tiếng Anh nó còn đến cả gần đôi chục câm kia, có sao đ,éo đâu. Giọng chuẩn Hà Nội nó éo cần phân biệt trờ nặng chờ nhẹ, sờ nặng sờ soạng, à lộn, xờ nhẹ, rờ dờ gi quy ka.... nó nói như nhau hết, rượu nó vẫn viết đúng nhưng đọc là diệu, có sao đâu? nhưng người có học thức cơ bản nó éo viết sai chính tả (trừ khi cố tình ngọng nghịu cho vui trong cmt)

Nhưng công nhận vụ này có nhiều tay chuyên nghiệp truyền thông bẩn dẫn dắt. Một mình ông Đại có thể nó vùi dập được, nhưng chúng nó lại vẫn nhầm khi tin tuyệt đối rằng nhân dân mình ngu.
Sáng nay trên Phắc búc còn có đưa thay mặt cho 90 triệu dân Nam thương xót đau lòng trước sự phá hoại tiếng Việt của ông Đại. Tài thế!
 

Lé Xai

Xe điện
Biển số
OF-192864
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
2,030
Động cơ
347,019 Mã lực
Cái vụ cải cách này đã học thực nghiệm vài chục năm trước rồi chứ có phải là đùng cái mà làm đâu. Nhiều người anh, người chị mà em kính nể cũng đi ra từ trường thực nghiệm, nay làm cả nhà báo, nhà văn viết lách còn hay là đằng khác. Thế nên mong các cụ có cái nhìn thấu đáo hơn, chớ đừng bị truyền thông dắt mũi :x:x
Vầng, em cũng nghe nói ông ấy là thầy của NBC ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top