[Funland] Giữ gìn tiếng gọi "Bố Mẹ" của miền Bắc

Trạng thái
Thớt đang đóng

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
13,118
Động cơ
396,938 Mã lực
Cụ thấy khắm vì họ không giống cụ thôi. Cá nhân em thấy họ chả làm gì sai cả. Người đang gào rú là cụ chứ chả phải ai khác. Người khác tập cho con gọi ba trong khi điều đó không gây hại gì về các chuẩn mực văn hoá và đạo đức thì sao cụ lại gọi đó là “khắm” nhỉ ???

Kể cả cụ và em có quan điểm trái ngược thì em cũng không thấy đó là “khắm”. Cụ không thấy mình cư xử vô lý à ???
Đm.
Sao hôm nay rảnh háng đi vật nhau với bò.
Khú khú.
 

sparta.leonidas

Xe ba gác
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
20,551
Động cơ
437,878 Mã lực
Đm.
Sao hôm nay rảnh háng đi vật nhau với bò.
Khú khú.
Thấy sai mà lờ đi không nói cũng là đồng loã với cái sai lão ạ. Ít nhiều cũng làm giảm đi sự nhỏ nhen của nhiều người. Sống chưa chắc đã tử tế bằng ai nhưng luôn soi mói đố kị những thứ rất vớ vẩn.

Nay bận gì mà lão ngủ muộn vậy ?
 

H.M.Q

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-607946
Ngày cấp bằng
7/1/19
Số km
435
Động cơ
125,847 Mã lực
Kính thưa các cụ!
Hôm nay em xin được đại diện cho các cụ có cùng tư tưởng, xin phép được chia sẻ suy nghĩ về một cái hiện tượng hiện nay, đó là có một số thanh niên miền Bắc bắt con cái của họ gọi là "Ba".

*Quan trọng, xin lưu ý: Xin nhấn mạnh rằng, đối tượng duy nhất chúng tôi nhắm đến là những thanh niên gốc Bắc, ở miền Bắc luôn mà bắt con gọi Ba. Ở đây không hề có ý nói đến các cụ ở vùng miền khác. Kính mong các cụ nơi khác thông cảm và bỏ qua bài viết này.

Gần đây em bắt gặp một số thanh niên ngoài Bắc mà bắt con gọi là Ba, cá nhân em cảm thấy rất chướng tai. Sau khi trao đổi với các cụ trên diễn đàn này, em thấy đại đa số các cụ cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt. Rất nhiều cụ có ý kiến cho rằng đây là một hiện tượng gây dị ứng, học đòi, lạc lõng, lai căng, kệch cỡm...Rồi thì nổi da gà, sởn gai ốc...

Em có đọc một số ý kiến giải thích cho cách gọi Ba (3) này được đưa ra, tuy nhiên đều bị các cụ phản biện một cách quyết liệt. (Em xin tổng hợp các ý kiến phản biện)

Có người bảo vì gọi Bố khó cho nên phải dạy con gọi 3. Đây là một cách giải thích nực cười. Các cụ có gặp đứa trẻ nào mà lớn lên không gọi được "Bố Mẹ" chưa ạ? Em khẳng định 100% các cháu đều gọi được hết, trừ các cháu bị khiếm khuyết về chức năng não hoặc không có khả năng nói. Cá nhân em cũng chưa từng gặp ai trong gia đình, họ hàng kêu ca gọi Bố khó nên phải gọi 3 cả, mọi thứ đều rất bình thường, và bao nhiêu thế hệ người miền Bắc vẫn dạy và gọi Bố Mẹ hết sức tự nhiên thoải mái, không hề có vấn đề gì cả. Sau này đến cả "khúc khuỷu, khùm khoằm, khèng khẹc, quắt queo, quýnh quáng" mà các cháu còn nói trơn tuột, mà các cụ phải lo nó không nói được từ Bố? Mà nếu ngay đến từ Bố các cụ còn không dạy được con nói, thì sau này các cụ định dạy cháu nó cái gì ạ?

Có người bảo gọi 3 thì nghe nó nhẹ hơn. Vâng, vậy các cụ có cần đổi gọi Mẹ và Mợ thành Ma, đổi Ông và Anh thành A, đổi Chú và Chị thành Cha, đổi Cụ, Cô và Cậu thành Ca, đổi Thím thành Tha, đổi Dì thành Da? Nếu muốn nhẹ thì sao lại chỉ có mỗi ông Bố là nhẹ đi vậy, các vai vế khác thì sao ạ? Chúng ta hãy đổi hết một lượt cho nhẹ cả thể nhé. Cứ cho là nó nhẹ đi, chỉ vậy mà các vị định bỏ luôn cách gọi truyền thống, bản sắc của cộng đồng mình sinh sống?

Có người thì nhai đi nhai lại cái câu "gọi gì cũng được, miễn là yêu thương, quan tâm, chăm sóc abcd efgh xyz..." Lại nực cười nữa rồi. Bố mẹ và con cái thì đương nhiên phải yêu thương, đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc...Tình cảm là chuyện đương nhiên và tự nhiên rồi, thế là được rồi còn gì nữa, sao không gọi Bố như bao người xung quanh mình vẫn gọi, nhưng lại cứ phải lôi cái kiểu gọi ở đâu về cho nó sang cái mồm mới chịu được cơ.

Chính nhiều đời trong gia đình và họ hàng của các vị đều gọi là Bố, mà các vị lại bắt con các vị gọi là 3, như vậy có phải đua đòi, kệch cỡm không? Tất cả chỉ là ngụy biện.

Có cụ cũng có ý kiến rất thực tế về cái việc gọi 3 này, đó là sự lạc lõng trong xưng hô gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Các cụ biết đấy, thời nay tuyệt đại đa số các gia đình miền bắc cho con gọi Bố. Đi đến đâu người ta cũng chỉ hỏi "Bố cháu đâu, Bố mẹ cháu có nhà không?" Khi các cụ đi đâu cũng gọi Bố Mẹ, nhưng oái oăm thay cứ có một số nhà bắt con gọi 3 (mặc dù dân Bắc chính hiệu), đến nhà các cụ sẽ gặp cái cảnh lệch pha, so le, xung đột từ ngữ nên cực kì khó chịu và phiền phức.

Bản thân em là người hiện đại và thoải mái, không bảo thủ hay cực đoan, em cũng ghét các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, em cũng ghét cay ghét đắng cái kiểu này. Em chấp nhận nhiều cái mới, nhiều cái thay đổi, nếu như cái cũ là xấu xí, là sai trái thì chúng ta cần thay đổi. Vậy xin hỏi "Bố Mẹ" xấu xí ở đâu, sai trái ở chỗ nào ạ? Bao lâu nay người miền Bắc vẫn dạy con gọi Bố Mẹ. Bố Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất, đặc trưng nhất, có thể xem là một trong những hồn cốt của văn hóa người Bắc.

Với người miền Bắc, tiếng gọi "Bố" nghe vô cùng giản dị, mộc mạc, chân chất, nhưng cũng vô cùng vững chãi, ấm áp, thân thương. Vậy mà hình như giờ đây có một số thanh niên coi đó là cách gọi quê mùa, thấp hèn, hạ đẳng, nên phải du nhập cái cách gọi 3 về, phải chăng là để chứng tỏ mình khác biệt với phần còn lại, để sang chảnh hơn, thượng đẳng hơn?

Chúng ta tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống của từng nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại. Mà lai căng cái gì thì lai căng, đến cái tiếng gọi đấng sinh thành thiêng liêng mà còn đua đòi được thì quả là đáng buồn, không thể chấp nhận được.

Có điều gì không phải thì mong các cụ lượng thứ. Cảm ơn các cụ đã đọc!
Rảnh háng quá hở thớt ? Đi cày đi.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
5,643
Động cơ
445,839 Mã lực
Cha là biến âm của gia gia, ba ba trong tiếng tàu nhé cụ. Bố mới là thuần việt, ta có "bố cái đại vương đó", Cái là từ cổ chỉ mẹ. Thế gian không có bọn rỗi việc, săm soi duy lý thì ko có bách hoa tề phóng - bách gia tranh minh đâu và có lẽ còn lạc hậu lắm. Nói về "Cha"là bắt buộc trong ngôn ngữ hành chính thì mời cụ xem lại sơ yếu lý lịch nhé, ah mà cụ nói hành chánh thì em mạnh dạn đoán cụ người ở trỏng phải hem :)
Thằng Nga, thằng Pháp nó cũng papa, thì ra là biến âm của tàu khựa papa cả, hả cụ?
Không phải cái gì cũng tùy tiện coi là gốc khựa hết đâu nhé!
 

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
7,456
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Tôi thấy ai gọi thế nào thì kệ cụ họ gọi thế đấy. Tạo hoá cho họ cái quyền đấy khi dc sinh ra cơ mà. Anh lấy gì để áp đặt họ khi điều đó ko bị pl cấm, anh nghe trái tai nhưng họ thấy thuận tai. Anh nên tôn trọng quyền của người khác như chính quyền dc nói của anh!
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,697
Động cơ
321,998 Mã lực
Nhà cháu thì cứ THẦY ,U diễn.Thổ đu nhưng ngụ cư ạ.
 

sparta.leonidas

Xe ba gác
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
20,551
Động cơ
437,878 Mã lực
Tôi thấy ai gọi thế nào thì kệ cụ họ gọi thế đấy. Tạo hoá cho họ cái quyền đấy khi dc sinh ra cơ mà. Anh lấy gì để áp đặt họ khi điều đó ko bị pl cấm, anh nghe trái tai nhưng họ thấy thuận tai. Anh nên tôn trọng quyền của người khác như chính quyền dc nói của anh!
Hiểu được điều đơn giản ấy thì đã dell có thớt này cụ ạ :D
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
5,643
Động cơ
445,839 Mã lực
Thớt quá cổ hủ, bảo thủ...
 

Xe 5B

Xe hơi
Biển số
OF-131632
Ngày cấp bằng
20/2/12
Số km
125
Động cơ
373,672 Mã lực
Muốn chém ra cái gió gì thì cũng phải đầu tư chút kiến thức chứ cụ thớt.

Ba - Mẹ, là cách phát âm theo từ tiếng Pháp, được kí âm bằng chữ quốc ngữ.
Ba - Papa
Mẹ - Mère
Đều là âm môi B - M, dễ phát âm, chỉ cần dùng môi là phát âm được. Do trong tiếng Việt ko có âm môi P nên mới biến thành âm môi B. Cách gọi này đồng bộ hơn Bố Mẹ. Vì Sao?

Nếu chỉ bàn về danh xưng Bố. Ngày xưa người miền bắc, lại phổ biến cách gọi những người sinh thành ra mình là Bố - Cái (tiếng Hán Việt). Trong đó:
Bố : là người đàn ông tham gia hợp tác với người đàn bà đẻ ra mình.
Cái: là người đàn bà đẻ ra mình.
Cách gọi Bố - Cái này được kí âm bằng 2 chữ Hán 布 và 盖.

Em chịu chẳng biết có từ khi nào, nhưng ít ra cũng được ghi lại từ thời cụ Phùng Hưng với thụy hiệu là Bố Cái Đại Vương. Ở giữa lòng Hà Nội còn có 1 cái làng được gọi là làng Quảng Bá, 1 cách gọi khác là làng Quảng Bố, đình làng Quảng Bố có 1 tấm bia đá được gọi là Bia Bố Cái. Và cái từ Bố Cái này đã được nhiều từ điển giải thích rất nét. Em cũng chịu chả biết từ khi nào có cái câu ca dao : "Nàng về nuôi cái cùng con, để anh đi trẩy nước non Cao Bằng". Từ đó thấy cách gọi này đã có từ rất rất lâu ở miền bắc nhé.

Vậy thì Bố ( tiếng Hán Việt) + Mẹ (tiếng Pháp) chắc chắn ko động bộ như cách gọi Ba (Tiếng Pháp) + Mẹ (tiếng Pháp) nhé ạ.

Rồi thì tiếp là có nhiều địa phương ở miền bắc trước cũng có nhiều cách gọi bố mẹ khác nhau: Thầy U, Cậu Mợ, Ông Bà (gọi thay con)... Tại sao giờ ko gọi cả cặp danh xưng như vậy cho tối đồng bộ truyền thống? Mà nhiều cụ mợ xưng dân bắc nói, phải gọi là Bố - Mẹ mới truyền thống. Em xin thưa, nếu dính chữ đến Mẹ, thì truyền thống này cũng mới thôi ạ, nếu so với danh xưng Bố - Cái về độ truyền thống thì như đem hạt vừng so với quả bí ngô thôi ạ.

Túm lại con cái nhà ai, goi là bố mẹ họ là gì thì kệ tía má nhà họ thôi. Bức xúc gì cho mang tiếng vô duyên.

Một chút gió đến từ người có những đứa con gọi mình bằng Bố, gọi vợ mình bằng Mẹ và gọi ông bà nội ngoại chúng là Bố Mẹ :)) :))
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
13,118
Động cơ
396,938 Mã lực
Thấy sai mà lờ đi không nói cũng là đồng loã với cái sai lão ạ. Ít nhiều cũng làm giảm đi sự nhỏ nhen của nhiều người. Sống chưa chắc đã tử tế bằng ai nhưng luôn soi mói đố kị những thứ rất vớ vẩn.

Nay bận gì mà lão ngủ muộn vậy ?
Chia sẽ với Lão.
Tâm ý của Lão không có gì bàn cãi.
Khú khú.
Hôm nào nhờ lão tư vấn cho tí đấy nhé
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
13,118
Động cơ
396,938 Mã lực
E thì dặn vài lời phòng thân với các cụ thấy đú đởn, gai gai , kệch khỡm như thế này:
Đời mình còn dài, các cháu còn lớn, văn hoá giao tiếp còn tùy biến và nhất là mồn miệng thì nó đẹo có xương.
Nếu lỡ may các cháu về nhà có xưng Con gọi Ba. Các cụ nhớ nhẹ nhàng bảo bạn chỉ dạy. Chớ có điên máu viết giấy từ con, đòn gánh quá đầu, nó điên lên nó Xiên lại cho thì thiệt thân.
Khú khú.
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
34
Muốn chém ra cái gió gì thì cũng phải đầu tư chút kiến thức chứ cụ thớt.

Ba - Mẹ, là cách phát âm theo từ tiếng Pháp, được kí âm bằng chữ quốc ngữ.
Ba - Papa
Mẹ - Mère
Đều là âm môi B - M, dễ phát âm, chỉ cần dùng môi là phát âm được. Do trong tiếng Việt ko có âm môi P nên mới biến thành âm môi B. Cách gọi này đồng bộ hơn Bố Mẹ. Vì Sao?

Nếu chỉ bàn về danh xưng Bố. Ngày xưa người miền bắc, lại phổ biến cách gọi những người sinh thành ra mình là Bố - Cái (tiếng Hán Việt). Trong đó:
Bố : là người đàn ông tham gia hợp tác với người đàn bà đẻ ra mình.
Cái: là người đàn bà đẻ ra mình.
Cách gọi Bố - Cái này được kí âm bằng 2 chữ Hán 布 và 盖.

Em chịu chẳng biết có từ khi nào, nhưng ít ra cũng được ghi lại từ thời cụ Phùng Hưng với thụy hiệu là Bố Cái Đại Vương. Ở giữa lòng Hà Nội còn có 1 cái làng được gọi là làng Quảng Bá, 1 cách gọi khác là làng Quảng Bố, đình làng Quảng Bố có 1 tấm bia đá được gọi là Bia Bố Cái. Và cái từ Bố Cái này đã được nhiều từ điển giải thích rất nét. Em cũng chịu chả biết từ khi nào có cái câu ca dao : "Nàng về nuôi cái cùng con, để anh đi trẩy nước non Cao Bằng". Từ đó thấy cách gọi này đã có từ rất rất lâu ở miền bắc nhé.

Vậy thì Bố ( tiếng Hán Việt) + Mẹ (tiếng Pháp) chắc chắn ko động bộ như cách gọi Ba (Tiếng Pháp) + Mẹ (tiếng Pháp) nhé ạ.

Rồi thì tiếp là có nhiều địa phương ở miền bắc trước cũng có nhiều cách gọi bố mẹ khác nhau: Thầy U, Cậu Mợ, Ông Bà (gọi thay con)... Tại sao giờ ko gọi cả cặp danh xưng như vậy cho tối đồng bộ truyền thống? Mà nhiều cụ mợ xưng dân bắc nói, phải gọi là Bố - Mẹ mới truyền thống. Em xin thưa, nếu dính chữ đến Mẹ, thì truyền thống này cũng mới thôi ạ, nếu so với danh xưng Bố - Cái về độ truyền thống thì như đem hạt vừng so với quả bí ngô thôi ạ.

Túm lại con cái nhà ai, goi là bố mẹ họ là gì thì kệ tía má nhà họ thôi. Bức xúc gì cho mang tiếng vô duyên.

Một chút gió đến từ người có những đứa con gọi mình bằng Bố, gọi vợ mình bằng Mẹ và gọi ông bà nội ngoại chúng là Bố Mẹ :)) :))
Em chả biết cụ dẫn từ nguồn nào chứ theo từ điển chữ Hán:

Chữ 布 (Bố)
https://hvdic.thivien.net/whv/布
nghĩa phổ thông là vải vóc

Chữ 盖 (Cái)
https://hvdic.thivien.net/whv/盖
nghĩa phổ thông là che đậy, trùm lên

Chả có từ nào nghĩa cha mẹ cả.

Ở đây có phân tích cụ thể hơn nguồn gốc của cụm này, cụ có thể đọc tham khảo ạ
http://www.e-cadao.com/Coinguon/timhieusuvietco-bocaidaivuong.htm

CÁI còn một nghĩa cổ ít khi dùng. Đó là ‘cái = dù’, ‘ cái = lọng’ (thành ra mới dẫn đến nghĩa rộng hơn: che đậy, che chở). Có thể ở thời Phùng Hưng (cuối thế kỷ 8) nghĩa này được dùng nhiều hơn thành ra BỐ CÁI co' thể la` ca'i lọng bằng vải che cho tướng quân hay đại vương Phùng Hưng. ‘Bố Cái Đại Vương’ do đó có thể là ‘Một vị đại vương được che nắng bằng lọng bằng vải bố’.
Nói chung là cũng éo liên quan gì đến cha mẹ cả
 

Xe 5B

Xe hơi
Biển số
OF-131632
Ngày cấp bằng
20/2/12
Số km
125
Động cơ
373,672 Mã lực
Em chả biết cụ dẫn từ nguồn nào chứ theo từ điển chữ Hán:

Chữ 布 (Bố)
https://hvdic.thivien.net/whv/布
nghĩa phổ thông là vải vóc

Chữ 盖 (Cái)
https://hvdic.thivien.net/whv/盖
nghĩa phổ thông là che đậy, trùm lên

Chả có từ nào nghĩa cha mẹ cả.
Cụ vào wiki mà search Bố Cái Đại Vương nhé. Nếu chưa chắc chắn thì mời cụ lên quận Hồ Tây, làng Quảng Bá, tìm tới đình Quảng Bố và xem cái bia Bố Cái ở đấy nhé ạ.
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
34
Cụ vào wiki mà search Bố Cái Đại Vương nhé. Nếu chưa chắc chắn thì mời cụ lên quận Hồ Tây, làng Quảng Bá, tìm tới đình Quảng Bố và xem cái bia Bố Cái ở đấy nhé ạ.
Em search rồi, nhưng mà cái này em thấy chả hợp lý em mới nói. Bia ghi thì cũng chỉ là đời nay ghi lại treo lên thôi chứ không hợp lý thì vẫn là không hợp lý.

Cái câu giải thích "tục gọi cha mẹ là Bố Cái" trích nguồn Việt sử tiêu án do Ngô Thì Sĩ viết vào tk18, Phùng Hưng thì từ tk8. Cách cả ngàn năm thế cũng chả tin được.
 

bocuteo

Xe tải
Biển số
OF-386728
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
431
Động cơ
241,469 Mã lực
Tuổi
46
Em chỉ ghét quả đến nhà ai xong hỏi: bố cháu đâu? Dạ ba cháu dưới bếp. Gọi bố cháu lên đây. Ba ơi lên có bác gặp.
Nhập gia , tùy tục.

Em thấy người bất lịch sự ở đây là ông khách, không phải đứa trẻ khi tới câu thứ 2 vẫn dùng từ 'bố'.

Cụ ơi, mấy cha dị ứng với từ "ba" này em thấy hãi lẵm. Bạn thân của mấy cha đấy đẻ con mà lỡ xưng "ba con" là mấy cha đấy từ mặt luôn, éo thèm chơi nữa.
Thế mới kinh chứ.
Loại bạn ấy, next luôn cho lành ạ.

Em ở miền bắc, và con em gọi Ba, cụ nào dị ứng với việc gọi ba thì cứ việc block em nhé... đỡ mất thời gian của nhau.
 

CaribbeanBlue

Đi bộ
Biển số
OF-646451
Ngày cấp bằng
4/5/19
Số km
1
Động cơ
109,810 Mã lực
Tuổi
39
Nhập gia , tùy tục.

Em thấy người bất lịch sự ở đây là ông khách, không phải đứa trẻ khi tới câu thứ 2 vẫn dùng từ 'bố'.



Loại bạn ấy, next luôn cho lành ạ.

Em ở miền bắc, và con em gọi Ba, cụ nào dị ứng với việc gọi ba thì cứ việc block em nhé... đỡ mất thời gian của nhau.
Đọc bài xong nhìn nick đi ra.
 

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
677
Động cơ
125,369 Mã lực
Theo em Cha hay Bố đều là gốc tiếng Tàu (gia gia, phụ thân)
Ba là gốc tiếng Pháp (papa)
Nó chả liên quan miền Nam hay miền Bắc.
Nhiều vùng hay gọi thầy, u.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top