Có một số người không phải Nam kỳ nhưng gọi bố là ba, lý do là ba hay ba ba hay rùa rùa thì nó có cái mu khum khum, nên họ thích.
Họ là người dân tộc Pờ hò.
Họ là người dân tộc Pờ hò.
Các Cụ xưa chả nói “chém cha ko bằng pha tiếng”, dễ oánh nhau nhất là pha tiếng đội 36, 37, 38.Nói về vụ pha tiếng này em lại nhớ năm 93-94 em vào SG học.
Học quân sự đội hình đội ngũ em lên cứ hô: một, hai, be, bốn...
Mà hồi mới vào tiếng của em cứng thật nên cả lớp cứ cười ầm lên.
Lần sau cứ mỗi lần em lên là bọn nó đồng thanh: một, hai, be, mé... đến ông thầy còn cười
Em chỉ thấy vui vui chứ chả giận gì tụi nó vì mình cũng sai mà.
Sau hơn 25 năm thì giờ giọng em cực hay rồi.
Đùa vui và không ác ý đâu Cụ, em hiểu bọn nó mà. Sau đó thì chơi rất thân.Các Cụ xưa chả nói “chém cha ko bằng pha tiếng”, dễ oánh nhau nhất là pha tiếng đội 36, 37, 38.
Như Cụ thoải mái thì thấy vui, đội kia hay bị trêu đùa thì mặc cảm nên rất dễ manh động.
Vừa đọc đến đây em giật mình luôn. Vậy là giáo sư, nhà báo quốc tế này cho răng người việt déod có cách gọi người đẻ ra mình. Toàn đi mượn của tây và tàu. Trước khi có tây và tàu chắc người Việt kg biết gọi người đẻ ra mình là gì ấy nhỉ. Sợ quá, giáo dục kiểu gì vậy Nhạ ngọng ơiTheo em Cha hay Bố đều là gốc tiếng Tàu (gia gia, phụ thân)
Ba là gốc tiếng Pháp (papa)
Nó chả liên quan miền Nam hay miền Bắc.
Nhiều vùng hay gọi thầy, u.
Cứ nhẹ nhàng bình tĩnh nêu quan điểm như cụ thì đã chẳng tranh cãi. Đây ông thớt chụp mũ, áp đặt, lý luận suông thì mới nên chuyện.Thớt này dự là gây tranh cãi. Bản thân em, ngay từ những ngày đầu tập nói em đã dạy con bé nhà em gọi "bố" và cũng rất không thích cách gọi "ba" nên em đồng quan điểm với cụ chủ thớt ạ
Gọi thế nào là chuyện của nhà người ta, miễn là người ta thích, có zì mà chối tỉ mà cụ đòi góp ý như đúng rồi. Có bạn như cụ mới đúng là chối tỉ .Em là em ghét kiểu nửa nạc nửa mỡ Bắc Nam . Có thằng bạn lấy vợ , 2 vợ chồng gốc Bắc chả dính tí Nam nào nó bắt con gái gọi Ba Ba giữa Hà Nội nghe chối tỉ lắm mà không biết góp ý kiểu j.
Những người như cụ sống trong Nam hoặc gốc Nam thì không nói làm gì. Có những thành phần chả liên quan méo gì đến gốc gác trong Nam cũng không sinh ra, học tập hay làm việc sinh sống trong Nam cũng bắt con gọi là ba thì là cái giống gìem sinh ra miền Bắc, sống trong miền Nam. gọi cụ thân sinh là "bố", con em gọi em "ba". cách gọi cũng chỉ là cách gọi, từ ngữ cũng chỉ là từ ngữ. bác thấy nó nặng thì nó nặng, còn nó nhẹ thì nó nhẹ. nếu bác tự nhận là cởi mở thoải mái thì nên để đầu óc thực sự thoải mái. cuộc sống cứ đúng sai để làm gì, phù hợp là được. chỉ 1 cách gọi mà bác có thể suy ra là "đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại" thì bác nên tự vấn lại chính mình. đừng từ 1 cây mà suy ra cả rừng, 1 sự vụ lại suy ra cả con người. con lợn, con heo, con pig, ... vẫn chỉ là cùng 1 con thôi mà
Cụ thuộc tầng lớp bình dân nên suy nghĩ và cảm nhận như vậy, nhiều gia đình Hà Nội gốc thuộc tầng lớp trên con cái vẫn gọi ba, mẹ.Kính thưa các cụ!
Hôm nay em xin được đại diện cho các cụ có cùng tư tưởng, xin phép được chia sẻ suy nghĩ về một cái hiện tượng hiện nay, đó là có một số thanh niên miền Bắc bắt con cái của họ gọi là "Ba".
*Quan trọng, xin lưu ý: Xin nhấn mạnh rằng, đối tượng duy nhất chúng tôi nhắm đến là những thanh niên gốc Bắc, ở miền Bắc luôn mà bắt con gọi Ba. Ở đây không hề có ý nói đến các cụ ở vùng miền khác. Kính mong các cụ nơi khác thông cảm và bỏ qua bài viết này.
Gần đây em bắt gặp một số thanh niên ngoài Bắc mà bắt con gọi là Ba, cá nhân em cảm thấy rất chướng tai. Sau khi trao đổi với các cụ trên diễn đàn này, em thấy đại đa số các cụ cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt. Rất nhiều cụ có ý kiến cho rằng đây là một hiện tượng gây dị ứng, học đòi, lạc lõng, lai căng, kệch cỡm...Rồi thì nổi da gà, sởn gai ốc...
Em có đọc một số ý kiến giải thích cho cách gọi Ba (3) này được đưa ra, tuy nhiên đều bị các cụ phản biện một cách quyết liệt. (Em xin tổng hợp các ý kiến phản biện)
Có người bảo vì gọi Bố khó cho nên phải dạy con gọi 3. Đây là một cách giải thích nực cười. Các cụ có gặp đứa trẻ nào mà lớn lên không gọi được "Bố Mẹ" chưa ạ? Em khẳng định 100% các cháu đều gọi được hết, trừ các cháu bị khiếm khuyết về chức năng não hoặc không có khả năng nói. Cá nhân em cũng chưa từng gặp ai trong gia đình, họ hàng kêu ca gọi Bố khó nên phải gọi 3 cả, mọi thứ đều rất bình thường, và bao nhiêu thế hệ người miền Bắc vẫn dạy và gọi Bố Mẹ hết sức tự nhiên thoải mái, không hề có vấn đề gì cả. Sau này đến cả "khúc khuỷu, khùm khoằm, khèng khẹc, quắt queo, quýnh quáng" mà các cháu còn nói trơn tuột, mà các cụ phải lo nó không nói được từ Bố? Mà nếu ngay đến từ Bố các cụ còn không dạy được con nói, thì sau này các cụ định dạy cháu nó cái gì ạ?
Có người bảo gọi 3 thì nghe nó nhẹ hơn. Vâng, vậy các cụ có cần đổi gọi Mẹ và Mợ thành Ma, đổi Ông và Anh thành A, đổi Chú và Chị thành Cha, đổi Cụ, Cô và Cậu thành Ca, đổi Thím thành Tha, đổi Dì thành Da? Nếu muốn nhẹ thì sao lại chỉ có mỗi ông Bố là nhẹ đi vậy, các vai vế khác thì sao ạ? Chúng ta hãy đổi hết một lượt cho nhẹ cả thể nhé. Cứ cho là nó nhẹ đi, chỉ vậy mà các vị định bỏ luôn cách gọi truyền thống, bản sắc của cộng đồng mình sinh sống?
Có người thì nhai đi nhai lại cái câu "gọi gì cũng được, miễn là yêu thương, quan tâm, chăm sóc abcd efgh xyz..." Lại nực cười nữa rồi. Bố mẹ và con cái thì đương nhiên phải yêu thương, đương nhiên phải quan tâm, chăm sóc...Tình cảm là chuyện đương nhiên và tự nhiên rồi, thế là được rồi còn gì nữa, sao không gọi Bố như bao người xung quanh mình vẫn gọi, nhưng lại cứ phải lôi cái kiểu gọi ở đâu về cho nó sang cái mồm mới chịu được cơ.
Chính nhiều đời trong gia đình và họ hàng của các vị đều gọi là Bố, mà các vị lại bắt con các vị gọi là 3, như vậy có phải đua đòi, kệch cỡm không? Tất cả chỉ là ngụy biện.
Có cụ cũng có ý kiến rất thực tế về cái việc gọi 3 này, đó là sự lạc lõng trong xưng hô gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt. Các cụ biết đấy, thời nay tuyệt đại đa số các gia đình miền bắc cho con gọi Bố. Đi đến đâu người ta cũng chỉ hỏi "Bố cháu đâu, Bố mẹ cháu có nhà không?" Khi các cụ đi đâu cũng gọi Bố Mẹ, nhưng oái oăm thay cứ có một số nhà bắt con gọi 3 (mặc dù dân Bắc chính hiệu), đến nhà các cụ sẽ gặp cái cảnh lệch pha, so le, xung đột từ ngữ nên cực kì khó chịu và phiền phức.
Bản thân em là người hiện đại và thoải mái, không bảo thủ hay cực đoan, em cũng ghét các hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, em cũng ghét cay ghét đắng cái kiểu này. Em chấp nhận nhiều cái mới, nhiều cái thay đổi, nếu như cái cũ là xấu xí, là sai trái thì chúng ta cần thay đổi. Vậy xin hỏi "Bố Mẹ" xấu xí ở đâu, sai trái ở chỗ nào ạ? Bao lâu nay người miền Bắc vẫn dạy con gọi Bố Mẹ. Bố Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất, đặc trưng nhất, có thể xem là một trong những hồn cốt của văn hóa người Bắc.
Với người miền Bắc, tiếng gọi "Bố" nghe vô cùng giản dị, mộc mạc, chân chất, nhưng cũng vô cùng vững chãi, ấm áp, thân thương. Vậy mà hình như giờ đây có một số thanh niên coi đó là cách gọi quê mùa, thấp hèn, hạ đẳng, nên phải du nhập cái cách gọi 3 về, phải chăng là để chứng tỏ mình khác biệt với phần còn lại, để sang chảnh hơn, thượng đẳng hơn?
Chúng ta tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống của từng nơi, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự đua đòi, lai căng, kệch cỡm, quay lưng vất bỏ bản sắc đặc trưng của ông bà mình để lại. Mà lai căng cái gì thì lai căng, đến cái tiếng gọi đấng sinh thành thiêng liêng mà còn đua đòi được thì quả là đáng buồn, không thể chấp nhận được.
Có điều gì không phải thì mong các cụ lượng thứ. Cảm ơn các cụ đã đọc!
Ô. Thằng anh hả?Đọc xong chả biết viết gì với ông thớt nữa....
Làm cái còm rồi đi ra!
À con em nó gọi em bằng Ba đấy!