[Funland] Giọng nhà quê!

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Những ngôi nhà quen thuộc này giờ hiếm gặp dần.

Dân ta còn khổ cụ nhỉ.
Cụ hẳn vi hành cũng nhiều nên hiểu.
Những nếp nhà xưa nhà cổ gỗ mộc bị thời gian bào mới hiếm, nhà này gạch xi măng là thời hiện đại rồi ạ
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Em chỉ thích gái Thổ Du 4 quận nội thành thôi...gần đưa về ngoại cho tiện:))
Cụ Trâu là thích cơi nới chỗ chân trắng lấm bùn.
Chứ cái chỗ cố định cụ ấy có khi gần hồ Lục Thủy ấy chứ!
 

hanoipho79

Xe lăn
Biển số
OF-590253
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
10,369
Động cơ
235,999 Mã lực
Nơi ở
Ba cái Đình

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,309
Động cơ
335,259 Mã lực
Oạch, em còn không nói được tiếng địa phương, nơi em sinh ra, lớn lên và về già như bây giờ.
Đểu thế!
@Lão em Trục giống anh hầy!
Năm đầu 198x vô SG,bà già 54 họ hàng phán:Thằng này không nói tiếng quê mình,nó nói giọng Nam Đựn.kakaka.
Lê la Hà Nhội câc anh lại phán:Nghe giọng chắc chú Thái Buồn.
Hahaha,tất cả đều trật lấc rồi nhe!
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Lại nói chuyện tiếng quê

Làng Canh nậu Thạch thất xưa chiếu bóng ngoài bãi . Trong lúc cả làng đang nín thở xem các chiến sĩ biệt động đánh nhau trên màn ảnh thì bỗng nhiên tiếng một cô gái vang lên thánh thót :

Thanh liên nàng này tuồi tuồi ( tồi tồi ) nà ! Đi xem phim còn mang theo sắn nướng dí vào nưng người ta nóng huôi huổi ( hôi hổi ) ra . Nói mấy nần ruồi mà cứ nồi nồi nồi nồi ra nà thế nào
Cụ còm format chuẩn quá.
Vừa trực quan vừa vui tai lại có địa danh.
Cảm ơn cụ!

Chỗ Canh Nậu nhà cụ là thú vị lắm!
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
@Lão em Trục giống anh hầy!
Năm đầu 198x vô SG,bà già 54 họ hàng phán:Thằng này không nói tiếng quê mình,nó nói giọng Nam Đựn.kakaka.
Lê la Hà Nhội câc anh lại phán:Nghe giọng chắc chú Thái Buồn.
Hahaha,tất cả đều trật lấc rồi nhe!
Cụ tận Trỏng ạ!
Có khi Nam Định nhà cụ phủ sóng nhiều nhất ở vn cụ nhỉ. Nên cái tiếng quê cụ cũng được quảng bá rộng hơn.
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Sau cái sự học Ăn giờ phải tiếp đến cái việc học Nói là hợp chuẩn, đúng quy trình rồi còn gì cụ êy =D>
Chả nhẽ trong bữa cỗ thì cứ im lìm rồi tới lúc hết
cơm mới vật cái đũa vào thành nồi mà nói nhõn câu "tôi biết có nhà có cái cột to bằng ngần này" sao. Làm thế ngại chết :D
Cụ toàn tàu ngầm hết đc cái lòng của em thôi!
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,192 Mã lực
Kính chào cccm!

Mùng 1 sớm mai, thứ 2 đầu tuần, kính chúc cccm sự khởi đầu hoan hỷ cho vạn sự hanh thông!

Vầng, lại tiếp tục là em, gã trai Đoài lắm chuyện. Mà có lẽ đến cái thớt thứ 3 này, hẳn vang vọng đâu đó trong tâm ngoài miệng cụ/mợ nào đó sẽ yêu mà "mắng": ĐỒ NHÀ QUÊ (Câu này cái nhà anh Trung Ruồi bán gà - Quốc Oai cạnh nhà nói là vui lắm).

Sau CÁI THÚ NHÀ QUÊ và CỖ NHÀ QUÊ em xin mở tiếp phủ: "GIỌNG NHÀ QUÊ" này để hầu cccm nào còn thú vị với chữ Quê và gã trai Đoài lắm chuyện. Được ĂN thì phải được NÓI mà. Em thì "Đã đặc kinh sử lại còn nửa gang" (nghĩ mà ló chán), nên ở đây cho em xin phép điếu đóm, châm trà tửu, tay quỳnh tay quế cho cccm tung còm. Em thật!



Thật tự hào về xứ ta:
"Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu.
Một trăm năm đô hộ giặc Tây"
Tại sao dân tộc ta không bị đồng hóa, hay mất phương ngữ, hòa nhập lại chẳng hòa tan. Văn hóa chỉ giàu thêm, ngôn ngữ được gìn giữ, chữ viết được riêng biệt (hệ latin riêng)? Câu hỏi này chẳng phải mỗi em, hay cccm, kể cả Tây lông, Đen lông... họ cũng phải đặt???

Với 54 dân tộc ae, rồi phân chia bắc-trung-nam, núi-bằng-biển, đô thị thôn quê... Không biết bao nhiêu nét văn hóa riêng biệt - thứ làm nên cái chất Quê mà cccm đc sinh ra, nuôi dưỡng và thẩm thấu trong thớ thịt. Ngôn ngữ Quê cũng là tông màu thấm trên những bức tranh Quê khác biệt mỗi vùng.

Em dốt thì hay nói chữ nói dài cái Lung khởi, chứ Thích thực - Ai vãn - Kết em chỉ xin góc nhỏ nghêu ngao xíu về góc ĐOÀI. Cái thứ GNQ nằng nặng, lơ lớ mà lại líu lo đến là vui tai.

Xin thêm phần Mở để cccm cùng tung còm vui về tất cả những thú vị của GIỌNG NHÀ QUÊ (GNQ) cccm, tính tuốt từ Thổ đu đến hẻo lánh ạ.

Từ ngữ điệu, thanh điệu, từ địa phương, lối trào phúng, lỗi lễ nghi, lối trạng, lối cổ kim, lối mà nó chả giống lối nào... Em hứng còm tuốt tuồn tuột VÀ XIN MIỄN BÀN CHUYỆN SAI ĐÚNG vì em sẽ nhìn ở góc văn hóa riêng.

KÍNH MỜI CCCM KÉO GHẾ NÁN LẠI CHIA SẺ VỀ GÓC VĂN HÓA NÀY!

Trước khi Tây lông vào, Thổ đu chỉ quanh ao Hoàn Kiếm, xứ Đoài em thuộc Phủ Hoài đức, gồm cả cửa ngõ phía tây Thổ đu. Cái tiếng quê Đoài nó có nhiều cái đặc trưng thật. Tiếng xứ Đoài làm nên cả đặc trưng văn hóa của Hà Tây.

Có nhiều góc nhìn lịch sử cho sự khác biệt của thanh điệu GNQ đoài em:
Cụ thì nói gốc gác và ảnh hưởng từ tiếng Mường do sống gần và được Việt hóa tại chỗ. Nên nó tạo ra cái lơ lớ, nuốt cả dấu: Ba Vi con bo vang. Nói có dấu mà như không. (Quê em là vẫn đủ dấu nhé)
Cụ thì nói từ thời nhà Trần, việc bắt quân lính Chiêm thành đưa về phía bắc phục dịch và sự định cư giao thoa tạo nên thứ tiếng vừa nặng vừa lai lai. Để cái giọng Đoài nó khiến xứ khác ngỡ nhầm là tiếng Thanh, tiếng Nghệ, tiếng Bình Trị... Cái này hẳn cccm Hà Tây đều biết.

Đâu cũng vậy phải không cccm, thanh điệu nó từ lời du pha chung với sữa khi còn đỏ hỏn, nên nếu chưa ra khỏi lũy tre, cccm sẽ tự cho mình cái quyền riêng: tiếng quê mình là chuẩn nhất. Còn lại là buồn cười (lúc trẻ con).

Xưa có cô giáo Hà lội về lớp em: đếm số Bẩy mà bọn em cười vì phải gọi là Bảy. Đâu chuẩn?

Rồi cái khá phổ biến ở xứ Bắc là ngọng L/N: lờ cao/lờ thấp/nờ cao/nờ thấp... Nó ngấm vào cccm cái bản năng, thậm chí cô giáo bản năng cũng dạy hs bản năng đó. Chứ thực ra cái Lờ là cái Lờ, cái Nờ là cái Nờ (nghĩ sạch hộ em!)

Rồi đến chuyện phân vùng phân khu. Ngay cái địa giới HN thôi:
- Ốc đảo Tràng An cổ, chỉ quanh ao Hoàn Kiếm/Lục Thủy/Tả Vọng với 36 phố phường là HN cổ mang thanh điệu chuẩn thì cũng mất độ rung mà phân biệt tr/ch, s/x, r/d/gi.
- Bốn phủ cổ: Phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Lý Nhân, phủ Ứng Hòa thanh điệu là khác nhau.
- Trong cái xứ tây Đoài mặt trời lặn đấy thôi, theo em có lẽ tiếng Sơn Tây là chuẩn hơn cả, thì sự cách biệt âm điệu còn xa hơn cả cách biệt địa lý: Quốc Oai - Thạch Thất nặng trịch, Ba Vì nuốt dấu, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ... đỡ hơn nhưng so với Thổ đu còn nặng chán. Nên nta nói Hà Tây nói như chim hót, hay nói như miền trung chẳng lạ.
- Rồi trong một huyện thôi, dù cạnh xã nhau, nhưng lại là hai thanh điệu hoàn toàn khác, lối ngọng L/N cũng khác. Kỳ lạ!

Rồi đến sự khác biệt về từ địa phương. Cũng vẫn là sự khác biệt có tình cấp hành chính: xã khác xã, huyện khác huyện, khu vực khác khu vực.
Ví như chữ cổ Câu Đương, chỉ tay làm bếp chỉ nghe quê em, hoặc giả lân cận có, nhưng không phải ngay xã bên cạnh cũng biết.
Rồi Hóa Kỵ, chỉ sự đáng ghét hay vô duyên, quê em hiểu nhưng quê khác không hiểu. (Các thầy tử vi tròn cả nước hiểu đấy nhé, thế để biết từ cổ quê em là có cội nguồn chứ ko tự Độ)

Rồi đến sự khác biệt về kiểu cách: sự khác biệt về nếp sống, tinh thần, cổ cư hay tạp cư, thuần nông hay công hay thương...nó tạo nên sự khác biệt về cách nói trào phúng hay trịnh trọng, lịch thiệp hay bỗ bã, dân dã... Từ các chửi đổng, xách mé, chửi bậy... Chẳng phải xứ em đâu, xứ mô cũng rứa, kể cả tây lông. Phỏng cccm?

Càng viết em càng thấy NGU, vì chọc vào cái "tổ mối" quá phức tạp về ngôn ngữ-văn hóa ở xứ 64 dân tộc anh em mình, nhưng xông pha để còm vui và cũng là hiểu biết ạ.

Nhưng cũng để biết là GNQ không đơn giản là câu nói ngoài miệng để nghe và truyền đạt, dù khó hay dễ nghe, nặng hay nhẹ, riêng nhiều hay riêng ít và xin không bàn Sai/Đúng thì đó là Chất văn hóa riêng do dòng chảy văn hóa bồi đắp có chiều sâu hoặc rất sâu.

Vậy nên dân ta vẫn có câu: Chửi cha không bằng pha tiếng. Chả có cái sự dung túng cho cái bất hiếu đó đâu, mà chỉ là xin hãy giữ lấy cái GNQ nơi sinh/dưỡng/dục phải không cccm??

Dù cũng có quan điểm đi đâu nên theo đấy (về ngôn ngữ) thay đổi nguyên ngữ để phù hợp và thuận lợi cho cv và cs ở đó. Nhưng đặt dép về đến quê thì đừng lấy thứ ngữ đó mà gây khó chịu cho người mất công nghe mình.

Rồi đi cùng với sự phát triển, sự hòa nhập, trào lưu (trend) có vô số từ mới đc tạo ra, cắt gép, giọng điệu...phi chính thống nhưng lại có sức lan truyền siêu mạnh. Mà hẳn là xuất hiện không ít trên sân chơi OF này.

Thớt em chót Ngu phạm vào cái chủ đề quá rộng này. TUYỆT ĐỐI không mang tính: lên lớp, đạo lý, so sánh, chê bai, nhại nhá, tranh cãi... Vì em tôn trọng quê hồn quê túy của chư vị và ngược lại xin hoan hỷ!

Mong được cccm nhã ý chia sẻ, đẻ em lắng nghe học hỏi với tiêu trí: tích cực, tự hào, tự tôn, lịch thiệp, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, tếu táo.... Để cccm hoan hỷ khi kéo ghế đặt đít cái quán nhỏ này.

Dự là vui hơn 2 thớt kia, vì ngôn ngữ nó sẵn trong mồm, trong não bất kỳ ai. Phọt ra nó nhanh hơn là cái Thú cái Cỗ kia ạ.

Em dừng cái NGU tại đây, lót lá chuối khô đợi. Đúng sai xin chỉ dạy ạ!
- Thanks for reading -

P/s: Để chạy Demo ví dụ thì thật khó cho em, vì là ngữ điệu không chụp mồm lên đây đc, với cả khả năng sưu tầm hạn hẹp! Nhờ cccm góp cho vui!
Có lỗi hoặc lưu ý:
Úi, sao bác chú ý tới bác V.T.K nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải rót rượu cho 20 người khác rồi mới rót lại cho bác V.T.K được.

vợ e gần Đoài, vậy e vào chém đc k ạ?
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Em rất hóng cái đề tài nói trạng nói hài của làng quê. Nó là món ăn tinh thần nta dành cho nhau trong cái thời kỳ thiếu thốn vật chất và truyền thông, sâu-bit. Để xua đi cái mệt cái nhọc của cs. Nó cũng là thứ đặc sản gia truyền mà đến từ con nít để chỏm đến cụ già móm mém tranh kể khi lao động, khi nông nhàn hay lúc phe phẩy quạt mo bên bờ tre. Để khách thập phương có đi qua giữ lại cái ấn tượng về vùng quê đó.

Ví như:
Làng nói trạng Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ.
Làng nói khoác Dương Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.
Làng nói phét Vĩnh Hoàng, Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Cụ mợ nào trực quan thì tốt quá ạ!
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Có lỗi hoặc lưu ý:
Úi, sao bác chú ý tới bác V.T.K nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải rót rượu
cho 20 người khác rồi mới rót lại cho bác V.T.K được.

vợ e gần Đoài, vậy e vào chém đc k ạ?
Cụ lại chơi ạ
Em kéo ghế cụ ngồi.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cả nàng em lói ngọng, mỗi mình em lói sõi. :))
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Xứ Đoài làng nọ làng kia đã nói khác nhau rồi...Sơn Tây,Ba Vì,Thường Tín,Phú Xuyên còn đỡ chứ mạn Đan Phượng,Hoài Đức,Thạnh
Thất và Quốc Oai thì khó nghe thật nếu trong gia đình nói cả nhau người ngoài không hiểu gì luôn.
Nhưng ra ngoài lại nói giọng phổ thông Thổ Du:D
Phải chăng ngôn ngữ có tính "nằm vùng". Nhưng vì nta ngại câu "chửi cha không bằng pha tiếng" nên dù cái tiếng cổ có mài mòn tí thì cái chất của nó vẫn còn giữ lại.

Nhưng cái tiếng Thổ Đu hay nhiều vùng bắc nói chuẩn thì em thấy nó dùng làm chuẩn trong Âm nhạc. Trừ các làn điệu cổ truyền đặc thù của các miền.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top