Về cái chữ KẺ: (báo HN mới)Chuẩn cụ! Mà zai Kẻ Thày xưa hay cậy nhà gần chùa, dịp Hội 7/3 ÂL hay trấn lột zai kẻ khác đến nên cũng coi là gớm trong vùng; thế mà có câu "Gian kẻ Thày ko bằng ngay kẻ Giá" ko biết cụ có nghe chưa. Kẻ Giá đối diện Kẻ Thày qua sông Đáy thôi!
Theo các nhà khoa học, tên gọi Kẻ Chợ có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần. Văn bản sớm nhất ghi lại tên gọi này có lẽ là cuốn "Nói về Châu Á" của Barros, một cố đạo người Bồ Đào Nha, xuất bản năm 1550. Sau đó, tên gọi này được dùng phổ biến trong các cuốn du ký, sách sử địa, trên các bản đồ của các tác giả phương Tây với các biến thể như Ke Chu, Ca Cho...
Người ta thường gọi những người dân sống trong những địa phương ấy bằng từ "kẻ", kèm theo tên gọi riêng của từng nơi, ví dụ như Kẻ Sặt, Kẻ Mơ... với tên gọi chung là "kẻ quê". Nhiều cộng đồng cư dân, chủ yếu là các làng nghề, ở các địa phương đã di cư lên Thăng Long làm ăn và định cư ở đây. Với những người này, họ có một quê gốc và một quê mới và từ "kẻ quê" đã biến thành "kẻ chợ".
Chữ kẻ này hình như dùng để dân nơi khác gọi dân vùng buôn bán/chợ phải không cc?
Thổ Đu thì có những Kẻ trên rồi
Khu Đoài em thấy có vài Kẻ sau (GS Đoài học cho em xin thêm nhé).
- Kẻ Săn - Liên Quan
- Kẻ Vồi - Phú Kim
- Kẻ Bún - Phụng Thượng.
- Kẻ Trai kẻ Úc - Thư Trai
- Kẻ Nủa, kẻ Thày, kẻ Giá... của các cụ
........
Còn mấy kẻ quanh quanh đấy nữa cụ? Chắc nhiều lắm, định vị em thêm tên làng.
(P/s: em chỉ kinh nhất là Kẻ trộm)