[Funland] Giờ thì mời các vị tìm chỗ học mới cho con của mình. Ồ kế :)

ChungTuong

Xe đạp
Biển số
OF-735021
Ngày cấp bằng
5/7/20
Số km
17
Động cơ
67,070 Mã lực
Tuổi
47
Nói đến luật thì nên nói cụ thể điều khoản và phạm vi áp dụng cụ ạ. Cá nhân em hỏi nhiều cụ trên này cũng nói theo luật như cụ nhưng em chưa thấy ai đưa ra được quy định cụ thể nào là không được từ chối học sinh với trường công cả.
Cái luật giáo dục là luật tổng quát thôi nhé, không căn cứ để diễn giải theo ý của cá nhân được đâu cụ.
Dựa theo điều 16, 44 “luật trẻ em 2016” và điều 10 “luật giáo dục 2005”. Đi học là quyền của trẻ em và trường công là của nhà nước, họ không được phép từ chối (tất nhiên sẽ theo một số quy định riêng, ví dụ như hộ khẩu ở đâu thì học ở đó chẳng hạn).
 

lttvtvn

Xe container
Biển số
OF-32073
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
5,197
Động cơ
531,832 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn hoa lệ nhưng nhà em ở Q.2 thì không!
Được gt đủ trong 2 còm cụ quote? Cụ không hiểu chỗ nào? :))
Em hiểu là cụ không hiểu câu chuyện và em chắc chắn rằng cụ không đọc từ đầu khi hạ phím viết Comment đầu tiên trong Top này. Trích luật cho trường hợp chung chung thì đương nhiên đúng, sai làm sao được nhưng không có tính thực tế trong Top này thì như không.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Em hiểu là cụ không hiểu câu chuyện và em chắc chắn rằng không đọc từ đầu khi hạ phím viết Comment đầu tiên trong Top này. Trích trích luật cho trường hợp chung chung thì đương nhiên đúng, sai làm sao được nhưng không có tính thực tế thì như không.
Cụ trả lời rõ : nếu PH đóng đủ tiền năm cũ và đóng đủ tiền giữ chỗ năm mới (đúng thời hạn quy định) thì trường không được quyền từ chối, đúng không? :))
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Dựa theo điều 16, 44 “luật trẻ em 2016” và điều 10 “luật giáo dục 2005”. Đi học là quyền của trẻ em và trường công là của nhà nước, họ không được phép từ chối (tất nhiên sẽ theo một số quy định riêng, ví dụ như hộ khẩu ở đâu thì học ở đó chẳng hạn).
Hi hi quyền của đối tượng này không auto là nghĩa vụ của đối tượng khác cụ ơi.
Quyền được ăn ngon là của em nhưng nhà hàng nó lại ko có nghĩa vụ cho em ăn ngon nếu em ko trả tiền hoặc đơn giản là nó hết đồ ăn ngon.
Kể cả có auto trong trường hợp này nó cũng chỉ đúng với trường công thôi. Trường tư mà ai đăng ký cũng ko được từ chối thì e ko ai dám mở trường.
 

lttvtvn

Xe container
Biển số
OF-32073
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
5,197
Động cơ
531,832 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn hoa lệ nhưng nhà em ở Q.2 thì không!
Cụ trả lời rõ : nếu PH đóng đủ tiền nằm cũ và đóng đủ tiền giữ chỗ năm mới (đúng thời hạn quy định) thì trường không được quyền từ chối, đúng không? :))
Vâng, năm mới là năm mới.

Năm cũ chưa hài lòng thì đi kiện để giải quyết.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Vâng, năm mới là năm mới.

Năm cũ chưa hài lòng thì đi kiện để giải quyết.
OK, ý em chỉ muốn nói như thế thôi. 40 PH kia nếu không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải chịu còn ngược lại thì có cơ sở để kiện trường vi phạm pháp luật chứ không phải như mn nghĩ là không có quy định nào :))
 

thebetterhalf

Xe hơi
Biển số
OF-733916
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
101
Động cơ
69,069 Mã lực
Cho con đi học chỗ khác, thiếu gì. mà lăn tăn cái từ “đuổi học” lam gi?
 

ntdmep

Xe đạp
Biển số
OF-666942
Ngày cấp bằng
4/6/19
Số km
36
Động cơ
107,014 Mã lực
Tuổi
44
Chỉ là cái hợp đồng mua - bán chữ, nếu Ko muốn mua - bán nữa thì chấp dứt hđ và đền bù nếu có, làm gì căng quá vậy. À, mà thấy dạo trước băng rôn biểu ngữ chửi bới, đòi kiện cáo nhà trường lắm mà, sao giờ trường nó chấp dứt hợp đồng thì nháo nhào lên vại nhỉ, mình là người có tiền cơ mà. Chửi bới, chê bai 1 sản phẩm mà đòi tiếp tục đâm đầu vào mua thì cũng ạ với các vị.
 

ChungTuong

Xe đạp
Biển số
OF-735021
Ngày cấp bằng
5/7/20
Số km
17
Động cơ
67,070 Mã lực
Tuổi
47
Hi hi quyền của đối tượng này không auto là nghĩa vụ của đối tượng khác cụ ơi.
Quyền được ăn ngon là của em nhưng nhà hàng nó lại ko có nghĩa vụ cho em ăn ngon nếu em ko trả tiền hoặc đơn giản là nó hết đồ ăn ngon.
Kể cả có auto trong trường hợp này nó cũng chỉ đúng với trường công thôi. Trường tư mà ai đăng ký cũng ko được từ chối thì e ko ai dám mở trường.
Cái đăng kí không được từ chối là quy định của từng trường, và có ngay trong lần tiếp nhận đầu tiên. Không ph nào cho con vào học trường tư mà không được trường đảm bảo việc tiếp tục học (nếu không vi phạm các quy định của trường). Cái chúng ta cần là quy định của trường và bản hợp đồng ph kí với nhà trường thì mới tranh luận được. Tôi đang suy đoán dựa trên quy định và hợp đồng của con tôi và nó lại không của trường việt-úc mà là trường tư khác hehe
Mà bạn không nên đánh tráo khái niệm, “ai đăng kí cũng ko được từ chối” chỉ áp dụng cho học sinh cũ đang học ở trường chứ không phải học sinh mới.
 

Alex.N

Xe buýt
Biển số
OF-419176
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
529
Động cơ
225,681 Mã lực
Khổ quá, tóm lại, các vị phụ huynh đáng kính muốn học online thì phải free học phí, BGD giảm tải chương trình nên cũng không cần học bổ sung làm gì cho tốn kém, quy ra thóc phần chương trình được giảm tải rồi trả lại cho phụ huynh, phải không ạ?
Thế các phụ huynh đáng kính cho em hỏi, nếu theo ý phụ huynh, mỗi ngày chỉ dạy online chơi 1 tiếng miễn phí, sau dịch không học bù giờ dẫn đến không chạy đủ chương trình, không được BGD hoặc/và đối tác Cambridge công nhận hoàn thành năm học (do chưa học đủ số học phần, tín chỉ, khối lượng kiến thức) thì các anh chị có đồng ý hay không, có kiện trường hay không?
Kiến thức nó chui vào đầu bọn trẻ thì cần thời gian dạy và học, mà đã tốn thời gian dạy và học thì phải trả tiền học phí. Nếu muốn giảm giờ học, không học bù, thì cũng phải chấp nhận chuyện không hoàn thành chương trình, chứ vừa muốn a vừa muốn b hai chân hai xuồng như các vị đang đòi thì ê mặt lắm. Lấy đâu ra mà vừa muốn miễn học phí do dịch, vừa không muốn học bù thêm giờ, nhưng lại cứ đòi phải hoàn thành chương trình giáo dục???
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Dựa theo điều 16, 44 “luật trẻ em 2016” và điều 10 “luật giáo dục 2005”. Đi học là quyền của trẻ em và trường công là của nhà nước, họ không được phép từ chối (tất nhiên sẽ theo một số quy định riêng, ví dụ như hộ khẩu ở đâu thì học ở đó chẳng hạn).
Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 44. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
3. Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.
4. Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
5. Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Luật giáo dục thực ra phải lấy luật 2019 chứ 2005 cũ rồi. Dù sao thì nếu cụ đọc mấy câu này mà suy ra được trường tư ko được từ chối hs thì là suy luận có tài, em thật.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Cái đăng kí không được từ chối là quy định của từng trường, và có ngay trong lần tiếp nhận đầu tiên. Không ph nào cho con vào học trường tư mà không được trường đảm bảo việc tiếp tục học (nếu không vi phạm các quy định của trường). Cái chúng ta cần là quy định của trường và bản hợp đồng ph kí với nhà trường thì mới tranh luận được. Tôi đang suy đoán dựa trên quy định và hợp đồng của con tôi và nó lại không của trường việt-úc mà là trường tư khác hehe
Mà bạn không nên đánh tráo khái niệm, “ai đăng kí cũng ko được từ chối” chỉ áp dụng cho học sinh cũ đang học ở trường chứ không phải học sinh mới.
Vâng cụ, vậy là có phải nhận hay ko là do hợp đồng dân sự giữa 2 bên chứ ko phải là auto vi phạm pháp luật đúng ko ạ?
Với VAS thì em khẳng định trường ko có văn bản hay hợp đồng nào cam kết dạy học sinh đủ 12 năm cả.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Khổ quá, tóm lại, các vị phụ huynh đáng kính muốn học online thì phải free học phí, BGD giảm tải chương trình nên cũng không cần học bổ sung làm gì cho tốn kém, quy ra thóc phần chương trình được giảm tải rồi trả lại cho phụ huynh, phải không ạ?
Thế các phụ huynh đáng kính cho em hỏi, nếu theo ý phụ huynh, mỗi ngày chỉ dạy online chơi 1 tiếng miễn phí, sau dịch không học bù giờ dẫn đến không chạy đủ chương trình, không được BGD hoặc/và đối tác Cambridge công nhận hoàn thành năm học (do chưa học đủ số học phần, tín chỉ, khối lượng kiến thức) thì các anh chị có đồng ý hay không, có kiện trường hay không?
Kiến thức nó chui vào đầu bọn trẻ thì cần thời gian dạy và học, mà đã tốn thời gian dạy và học thì phải trả tiền học phí. Nếu muốn giảm giờ học, không học bù, thì cũng phải chấp nhận chuyện không hoàn thành chương trình, chứ vừa muốn a vừa muốn b hai chân hai xuồng như các vị đang đòi thì ê mặt lắm. Lấy đâu ra mà vừa muốn miễn học phí do dịch, vừa không muốn học bù thêm giờ, nhưng lại cứ đòi phải hoàn thành chương trình giáo dục???
Em vốn cũng nghĩ như cụ, nhưng vừa ngồi lại nhận thấy mình nói hơi chủ quan. Nhỡ các vị phụ huynh ấy không cần con hoàn thành chương trình thì sao 😃
 

lttvtvn

Xe container
Biển số
OF-32073
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
5,197
Động cơ
531,832 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn hoa lệ nhưng nhà em ở Q.2 thì không!
OK, ý em chỉ muốn nói như thế thôi. 40 PH kia nếu không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải chịu còn ngược lại thì có cơ sở để kiện trường vi phạm pháp luật chứ không phải như mn nghĩ là không có quy định nào :))
Thì cụ đọc từ đầu đi để biết họ đã làm gì, muốn làm gì để khỏi phải tranh cãi tóe lửa những điều người khác đã biết rồi. Nhóm đó cả mấy trăm cơ nhưng số tham gia căng băng rôn hay đòi kiện trường ra tòa đã đóng tiền giữ chỗ hết rồi, chỉ còn loanh quanh 40 ông kia thôi. Kiện thì cũng chỉ kiện để đòi lại tiền, cái này chẳng có j sai cả, không hài lòng thì kiện. Mà kiện tài chính thì cứ ra tòa, comple, cà vạt nghe tòa xử như những người có tiền/có học chứ có kiện chất lượng trường dạy kém đâu mà phải băng nọ rôn kia. Tuy nhiên, phản cảm ở chỗ căng băng rôn tại nơi dạy dỗ con mình (suy đoán là đếu thèm cho con học nữa), nhưng khi người ta từ chối cho con nhập học vào năm sau lại nhảy cẫng lên. Thực ra lúc căng băng rôn thì suy nghĩ, bố có tiền bố mua chữ cho con ở đâu cũng được, nhưng sau khi các trường khác nó từ chối mới xanh hết cả mặt và không ăn được thì bố đạp đổ. Trường nào mà chả cần doanh thu, 40 mạng là cả mười mấy tỷ, tự nhiên sao nó bỏ được chứ. Nếu bây giờ cả 9000 phụ huynh VAS mà đồng lòng sẵn sàng cho con nghỉ cả năm để đấu tranh lấy sự công bằng thì trường đó phải thỏa hiệp khác, đây chỉ có nhúm người thôi, phần đóng tiền cho giữ chỗ năm học mới nhưng ấm ức chắc cũng còn một số nữa nhưng không đáng kể.

Vấn đề là các trường Cuốc tế khác cũng khéo léo từ chối không nhận con của 40 phụ huynh này và vì thế lại dậy sóng trên mạng, lấy con trẻ làm lá chắn kêu gọi sự cảm thông của cộng đồng mạng nó mới hèn. Đội ngũ luật sư của trường mà để dòng luật của cụ chi phối thì bọn đó ăn hại và trường chắc cũng sắp giải tán.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Hơ thế việc đóng đủ tiền theo hợp đồng đã ký thì lại ko phải trách nhiệm của phụ huynh à? Tiêu chuẩn kép hay vậy cụ? Khối lượng, chất lượng học vẫn thế nhưng lại đòi giảm tiền, khôn thế cơ mà
Nhà cháu cho rằng không có tiêu chuẩn kép trong vụ trường VAS đâu cụ.
Lỗi của nhà trường là có, không thỏa thuận luôn với cha mẹ học sinh là "các khoản thu về học phí, sách giáo khoa, học cụ là các khoản thu bắt buộc, không hoàn lại" bằng một điều khoản cố định thì mọi việc sẽ rõ ràng ngay. Việc kêu gọi sự tài trợ từ phía cha mẹ học sinh, hay việc giảm học phí, giảm các khoản nộp từ phía nhà trường nên quy định thành những điều khoản riêng, linh hoạt.

Đàng này lại ghi vào trong hợp đồng "trong trường hợp bất khả kháng như.... thì... mà... là..." nó mới gây ra lộn xộn.

Học online? OK. Đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục? OK. Nhưng quy đổi đơn giá online ra offline thì thỏa thuận thế nào. Hai bên đã thỏa thuận chưa? Hay nhà trường áp đặt?

Về việc "từ chối khéo" không tiếp tục dạy "học sinh trường mình" nữa thì cái này trường không quyết được, mà phải "nhờ" sự can thiệp, "giúp đỡ" của Sở Giáo dục vì trong Đề án thành lập trường, họ đã cam kết "này nọ" với Nhà nước rồi.
 

ChungTuong

Xe đạp
Biển số
OF-735021
Ngày cấp bằng
5/7/20
Số km
17
Động cơ
67,070 Mã lực
Tuổi
47
Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 44. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
3. Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.
4. Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
5. Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Luật giáo dục thực ra phải lấy luật 2019 chứ 2005 cũ rồi. Dù sao thì nếu cụ đọc mấy câu này mà suy ra được trường tư ko được từ chối hs thì là suy luận có tài, em thật.
Trên thì cụ hỏi nói trường công, dưới lại nói trường tư. Về luật đúng là tôi đang suy đoán theo trường hợp của tôi (ko phải luật sư mà hehe). Vì trường con tôi học nó quy định sẵn như vậy, và đấy cũng là điều đầu tiên tôi quan tâm khi nhập học lần đầu (con tôi có được tiếp tục học hay không nếu cháu không vi phạm quy định gì của trường). Suy đoán tiếp là theo kinh doanh, trường nào cũng có điều khoản đó trong quy định rồi. Còn tại sao phải có quy định đó, nếu không có thì có vi phạm pháp luật không thì để các luật sư trả lời.
Nói lại là “trường tư không được phép từ chối các học sinh đang học tại trường mà có nguyện vọng muốn tiếp tục học”, đừng cắt câu chữ cụ nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top