Một hình ảnh về dân Hồi giáo bản địa của châu Âu: Người Bosnia, một nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ. Người Bosnia về bản chất cũng là dân Xla-vơ, có 02 nhóm chính, một nhóm theo Hồi giáo và một nhóm theo Cơ đốc giáo (đạo Chính thống). Người Bosnia theo Chính thống giáo bị gọi là người Serb (tức là Xéc-bi).
Nói chung thời các nước XHCN, vấn đề xung đột tôn giáo không phải là không có nhưng được giải quyết tương đối ổn, vì tất cả các tôn giáo đều không được khuyến khích phát triển nên yếu tố cực đoan bị hạn chế nhiều. Dân Hồi giáo ở các nước Trung Á như Kazakhstan (đều là Sunni như Arap Xê-ut) cũng không có sự cuồng tín tôn giáo như dân Trung Đông. Cá nhân em biết một cậu Kazakh, uống rượu như hũ chìm không khác dân Nga nhưng chưa bao giờ thấy trải thảm quay mặt về Mecca cầu kinh.
Nhưng dưới chế độ “tự do tư tưởng, tự do ngôn luận” của phương Tây, sự cực đoan về tôn giáo ngày càng trỗi dậy (một phần vì sự tự do đó về bản chất là không công bằng và không thể nào công bằng, nếu không muốn nói là cực kỳ thiên vị. Và khi Hồi giáo trở nên cực đoan thì tất yếu Cơ đốc giáo cũng sẽ trở nên cực đoan). Rất đáng buồn nếu một ngày nào đó, các bạn Bosnia cũng trở thành những kẻ cực đoan (bản thân họ cũng bị những kẻ cực đoan Cơ đốc giáo (người Serb) tàn sát trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn 1994-1995 vì lí do tôn giáo).
Cuộc thảm sát ngày thánh Bartelemy năm 1572 ở Pháp, chỉ trong 01 đêm dân Thiên Chúa giáo La mã giết gần vài chục nghìn người theo đạo Tin Lành (lí do đơn giản đã được tác giả nêu trong cuốn Hoàng hậu Mác-gô là thằng hàng xóm nó cầu kinh bằng tiếng Pháp (Tin lành), trong khi mình cầu kinh bằng tiếng La-tinh (Thiên chúa giáo) nên phải giết nó) là một ví dụ cho thấy sự cực đoan của các tôn giáo phương Tây. Thảm sát Srebrenica 1995 trong đó gần 8000 người Bosnia Hồi giáo bị giết là ví dụ gần đây nhất. Trong đoạn video cũng có một bà lớn tuổi thể hiện sự căm thù của người Bosnia Hồi giáo với người Serb và Croatia.