Làm khoa học công nghệ theo em thì đầu tiên phải giỏi chuyên môn đã, sau đó mới là ngoại ngữ, dừng ở mức đọc hiểu tài liệu tiếng nước ngoài là ổn rồi. Đâu nhất thiết cứ phải tiếng Anh. Nga Pháp Đức cũng ok
Hồi trước cty ông bạn tuyển kỹ sư nhưng cứ đòi hỏi phải tiếng Anh ngon, tuyển mãi không được vì kỹ sư giỏi nghề thì tiếng Anh chỉ ở mức vừa phải, ông nào tiếng Anh tốt thì kém nghề. Em góp ý bạn là bên ông tuyển kỹ sư hay tuyển phiên dịch vậy hả.
Cụ nói vậy chưa đúng với thực trạng hiện tại, với môi trường FDI, hay tư nhân khối công nghệ, đối tượng và thị trường đa phần là hướng ra nước ngoài, nên ngoại ngữ là điều bắt buộc và phải thành thạo. Công ty em chẳng hạn, ngoài việc gia công cho khách hàng , em còn phải cử mỗi đợt từ 2-3 thẳng đi on-site trực tiếp làm việc với khách hàng và trái giờ với bên VN để tạo một vòng khép kín, thay nhau mà đi, Kết thúc buổi tối bên kia, là bắt đầu buổi sáng bên này, công việc nó không bị gián đoạn.
Kỹ sư công nghệ mà không biết tiếng anh và không giỏi tiếng anh thì mới chỉ tạm làm đưọc việc thôi, còn giỏi và có tư duy hoạch định nó đòi hỏi nhiều thứ lắm, trong đó ngoại ngữ là tối quan trọng.
Cụ làm việc với nước ngoài mà nó nói đi nói lại vài lần cụ mới nghe hiểu được cái nó muốn, và bảo đảm được là cụ hiểu đúng yêu cầu để không phải sai 1 li đi một dặm, cứ vài lần liên tục như thế là có chuyện ngay, chắc chắn vì phép lịch sự nó sẽ tỏ ra rất nice và helpful với cụ nhưng nó sẽ không làm việc với cụ lần sau vì nó không tin cụ nữa. Nó sẽ tìm cách cancel cụ và tìm đối tác khác cũng giỏi chuyên môn và cả ngoại ngữ giao tiếp nữa, cụ chỉ là một trong những option của chúng nó mà thôi. Thực tế là có rất nhiều thằng da trắng thượng đẳng nó còn rất kỳ thị dân châu á, tiếng anh bồi là cái chúng nó hay đem ra chế giễu khi chỉ còn chúng nó với nhau. Dân VN đa phần nói tiếng anh bồi, rất ít có khả năng dùng tiếng anh như tiếng mẹ đẻ trừ bọn trẻ con đi du học từ nhỏ, gần 10 năm sống ở bên, em thấy rõ chuyện này và cũng phải nỗ lực thay đổi cái accent đi rất nhiều cho nó theo kiểu dân Cali.
Nói tiếng anh để nó hiểu là một chuyện, nói tiếng anh theo cách chúng nó dùng hàng ngày với văn hoá của nó, để trở thành một phần của chúng nó trong công việc và không thể tách rời là chuyện khác.
Với em , một cá nhân được đánh giá là giỏi ở thời đại này thì cá nhân đó ngoài chuyên môn giỏi thì ngoại ngữ cũng phải giỏi. nhưng thế mới thoả được tiêu chí giói, chỉ một nữa thôi thì chưa đạt. Cán bộ công chức nhà nước thì không nói.