[Funland] Giáo dục con - Muốn tìm chỗ gửi doạ cho sợ kiểu như trại giáo dưỡng

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,772
Động cơ
18,408 Mã lực
Cho đi trại giáo dưỡng hoặc tương đương thì xác định vứt con. Lớp 9 tuổi ầm ương vẫn cứu được nếu chưa nghiện mai thúy, ke đá. Không cương được thì nhu. Vài năm nữa có khi nó suy nghĩ chín chắn hơn.
 

Cứ phải cố

Xe buýt
Biển số
OF-537651
Ngày cấp bằng
18/10/17
Số km
780
Động cơ
173,669 Mã lực
Cứ kê khống khám mua thuốc, TPCN tăng cường sinh lý là được duyệt chi ngày.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy nhiều bác gợi ý cho con học Trí Đức. Em là cựu học sinh Trí Đức và điều em day dứt nhất trong đời là bố mẹ đã gửi em vào đây (quan điểm cá nhân).
Không phải cứ tống vào Trí Đức là ngoan đâu nhé các bác. Quan trọng nhất là tương tác giữa phụ huynh và con cái.
Chia sẻ câu chuyện của riêng em: từ bé em trộm vía lực học tốt, trường chuyên lớp chọn top đầu, đi thi TP có giải. Nhưng em KHÔNG NGOAN. Cấp 1 hack tiền bố mẹ đi thuê truyện, ăn quà. Cấp 2 chơi game. Lớp 10 yêu đương. Nhưng em CHƯA BAO GIỜ học sút vì những vđ đó. Chưa bao giờ gây gổ đánh ai (tính hiền) và ko bao giờ văng tục nói bậy 1 câu.
Còn bố mẹ em thì triệt để cấm, đánh mắng từ khi em là con nít. Thế cũng ko sao nhưng càng lớn bố mẹ càng TỎ RÕ THÁI ĐỘ bất lực và trong mắt bố mẹ em đã hỏng hẳn rồi ý. Dần dần em lớn lên và ko khí giữa em và bố mẹ kiểu như "hai bên là món nợ đời của nhau". Bây giờ em lớn và đã có con 10 tuổi. Mới thấm thía một khi bố mẹ và con cái đẩy nhau đến ngưỡng đó thì chả trường giáo dưỡng nào giải quyết dc.
Lớp 10 em dính vào yêu đương (ko có yếu tố tình dục gì - nhưng em hack tiền dùng trộm đt để liên lạc ng yêu ở xa) => bố mẹ em nghĩ thôi thế là xong. Tống em vào Trí Đức. Và trong đó có gì?
- Phòng KTX 12 người - chửi tục những từ ngữ bẩn thỉu nhất - đêm nào cũng lôi cô giáo Thảo ra đọc và cười tục tĩu (phòng con gái nhé). Em ko muốn nghe cũng phải nghe
- Bắt nạt lẫn nhau. Là 1 xh thu nhỏ nhưng kiểu XH đen ấy. Có đầu đàn là những đứa ngổ ngáo bố láo nhất.
- Khu KTX nam thì bọn nó chỉ mặc quần xịp hoặc ko mặc, thấy con gái từ xa là hú hét. Người đi đường Lê Đức Thọ tưởng là nhà thương điên.
- Kỷ luật: kiểu phải đúng giờ giấc, vi phạm nội quy phải lao động 1 kiểu oái oăm hoặc quỳ gối. NHƯNG CHỈ DỪNG LẠI Ở ĐÓ THÔI thì có khác gì huấn luyện thú. Cái qtrong nhất là nhận thức và tâm hồn thì ... như em đã nói bên trên ấy. Môi trường tương đối bẩn.
- Tranh giành nhau đồ ăn, đồ dùng (cũng k phải đói rách nhưng học nội trú khép kín thì đồ dùng + tiện ích ko đa dạng) => đứa nào đầu gấu or mặt dày or gian là thắng
.... Kết luận: sau 2 năm học lớp 11 và 12, em ko chơi với ai, cố học cho xong để thoát ra. Cắt đứt mọi ll vs trường và những ng lquan. May là em ko trở thành 1 trong những ng trong trường đó.
Và học ở đó em cũng chẳng cải thiện dc nhiều. Vẫn xa lánh bố mẹ, thích gì làm đấy ko nghe ai. Nhận thức bị méo mó lệch lạc còn hơn hồi trước và khó hòa nhập XH khi học ĐH nên em bỏ học ĐH luôn
Sau này trong XH thực tế em vấp ngã nhiều và đau đớn. Và may mắn gặp dc nhiều tấm gương tốt nên trộm vía nay đã biết suy nghĩ chứ ko còn là con bé ích kỷ ngáo ngơ như xưa. Sau khi em sinh con thì mqh của em và bố mẹ hàn gắn, 2 bên hiểu nhau và lúc ấy ms biết thương bố mẹ.
=> tóm lại Trí Đức là nơi đánh cắp mất 2 năm trong cuộc đời của em.
=> cũng ko phải ai học Trí Đức cũng rơi vào bi kịch như em nhưng nếu cách tương tác giữa bố mẹ vs con cái ko đúng và phó mặc con cái cho trường thì 100% là hỏng. Dù có học trường nào. Có rất nhiều ng em biết học Trí Đức xong lại ngoan hơn và sau thành đạt. Nhưng chắc chắn đó ko phải do nhà trường.
... Em nghĩ nếu sau này con em hư, bướng: 1. Tìm nhiều cách tâm sự vs con, ko bao h đẩy con ra xa vào 1 môi trường mà mình chưa biết nó như nào. 2. Cứ yêu thương quan tâm thôi, nó có chỗ nào chưa đc thì XH sẽ đẩy cho nó vấp ngã và đứng lên từ đó. 3. Tạo đk cho con quen và chơi dc vs những ng bạn tốt (có thể ko phải tốt mọi mặt mà chỉ cần 1 mặt thôi cũng dc) 4. Luôn đối xử vs con bằng tình thương và sự tôn trọng - sau khi vấp ngã nó còn có chỗ quay về và dc cảm hóa. Con mình hư thì thế nào sau này nó cũng phải khổ. Nhưng lúc ấy nó ko quay về dc vs mình thì thôi, xong 1 đời con và tc gia đình cũng ko còn.
...
Cảm ơn mợ. Chia sẻ của mợ thật giá trị. 2 F1 nhà tôi còn nhỏ (1 cháu lớp 1 1 cháu mầm non) mà bố mẹ cũng phải giám sát nhiều. May mà vợ tôi chịu hi sinh ở nhà đưa đón các con còn buổi tối tôi vẫn dành thời gian dạy con. Đúng như có cụ nào trên đây đã nói, bố mẹ là người duy nhất dạy con và cho con tất cả mọi thứ cho nên khi bố mẹ từ chối dạy thì đúng là tâm lý của bé bị tổn thương ghê gớm. Nhiều lúc tôi dạy con cũng mắng con nặng lắm nhưng hôm sau đi làm thì áy này kinh khủng. Nhiều lúc thấy mình rất tệ. Cũng tự nhủ phải thay đổi, nhẹ nhàng với con, tránh nặng lời. Dần dần các buổi học bố con vui vẻ hơn rồi.
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,772
Động cơ
18,408 Mã lực
Nhà em có 2 đứa cháu đang học lớp 9. 1 đứa con trai con bà chị em. Rất ẩm ương khó bảo. Đang yêu 1 em lớp 10. Hôm rồi còn cầm dao đi giải quyết xích mích. Nhưng không có đánh nhau. Bố mẹ bảo chả nghe. Được cái học vẩn ổn. Vẫn được giải học sinh giỏi quận. Có mỗi em là cậu nó trước hay lập team đánh liên quân cùng nên nó còn tâm sự với nghe lời tí. Còn đứa con gái lớp 9 con anh vợ thì có gì toàn sang tâm sự với vợ em. Nó ngoan, học trường chuyên nhưng nhiều lúc áp lực học quá nó cũng căng thẳng phết.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Cụ tham khảo trường Trí Đức, khu Mỹ Đình. Mô hình đào tạo nội trú như trường Quân đội
Em thấy nhiều bác gợi ý cho con học Trí Đức. Em là cựu học sinh Trí Đức và điều em day dứt nhất trong đời là bố mẹ đã gửi em vào đây (quan điểm cá nhân).
Không phải cứ tống vào Trí Đức là ngoan đâu nhé các bác. Quan trọng nhất là tương tác giữa phụ huynh và con cái.
Chia sẻ câu chuyện của riêng em: từ bé em trộm vía lực học tốt, trường chuyên lớp chọn top đầu, đi thi TP có giải. Nhưng em KHÔNG NGOAN. Cấp 1 hack tiền bố mẹ đi thuê truyện, ăn quà. Cấp 2 chơi game. Lớp 10 yêu đương. Nhưng em CHƯA BAO GIỜ học sút vì những vđ đó. Chưa bao giờ gây gổ đánh ai (tính hiền) và ko bao giờ văng tục nói bậy 1 câu.
Còn bố mẹ em thì triệt để cấm, đánh mắng từ khi em là con nít. Thế cũng ko sao nhưng càng lớn bố mẹ càng TỎ RÕ THÁI ĐỘ bất lực và trong mắt bố mẹ em đã hỏng hẳn rồi ý. Dần dần em lớn lên và ko khí giữa em và bố mẹ kiểu như "hai bên là món nợ đời của nhau". Bây giờ em lớn và đã có con 10 tuổi. Mới thấm thía một khi bố mẹ và con cái đẩy nhau đến ngưỡng đó thì chả trường giáo dưỡng nào giải quyết dc.
Lớp 10 em dính vào yêu đương (ko có yếu tố tình dục gì - nhưng em hack tiền dùng trộm đt để liên lạc ng yêu ở xa) => bố mẹ em nghĩ thôi thế là xong. Tống em vào Trí Đức. Và trong đó có gì?
- Phòng KTX 12 người - chửi tục những từ ngữ bẩn thỉu nhất - đêm nào cũng lôi cô giáo Thảo ra đọc và cười tục tĩu (phòng con gái nhé). Em ko muốn nghe cũng phải nghe
- Bắt nạt lẫn nhau. Là 1 xh thu nhỏ nhưng kiểu XH đen ấy. Có đầu đàn là những đứa ngổ ngáo bố láo nhất.
- Khu KTX nam thì bọn nó chỉ mặc quần xịp hoặc ko mặc, thấy con gái từ xa là hú hét. Người đi đường Lê Đức Thọ tưởng là nhà thương điên.
- Kỷ luật: kiểu phải đúng giờ giấc, vi phạm nội quy phải lao động 1 kiểu oái oăm hoặc quỳ gối. NHƯNG CHỈ DỪNG LẠI Ở ĐÓ THÔI thì có khác gì huấn luyện thú. Cái qtrong nhất là nhận thức và tâm hồn thì ... như em đã nói bên trên ấy. Môi trường tương đối bẩn.
- Tranh giành nhau đồ ăn, đồ dùng (cũng k phải đói rách nhưng học nội trú khép kín thì đồ dùng + tiện ích ko đa dạng) => đứa nào đầu gấu or mặt dày or gian là thắng
.... Kết luận: sau 2 năm học lớp 11 và 12, em ko chơi với ai, cố học cho xong để thoát ra. Cắt đứt mọi ll vs trường và những ng lquan. May là em ko trở thành 1 trong những ng trong trường đó.
Và học ở đó em cũng chẳng cải thiện dc nhiều. Vẫn xa lánh bố mẹ, thích gì làm đấy ko nghe ai. Nhận thức bị méo mó lệch lạc còn hơn hồi trước và khó hòa nhập XH khi học ĐH nên em bỏ học ĐH luôn
Sau này trong XH thực tế em vấp ngã nhiều và đau đớn. Và may mắn gặp dc nhiều tấm gương tốt nên trộm vía nay đã biết suy nghĩ chứ ko còn là con bé ích kỷ ngáo ngơ như xưa. Sau khi em sinh con thì mqh của em và bố mẹ hàn gắn, 2 bên hiểu nhau và lúc ấy ms biết thương bố mẹ.
=> tóm lại Trí Đức là nơi đánh cắp mất 2 năm trong cuộc đời của em.
=> cũng ko phải ai học Trí Đức cũng rơi vào bi kịch như em nhưng nếu cách tương tác giữa bố mẹ vs con cái ko đúng và phó mặc con cái cho trường thì 100% là hỏng. Dù có học trường nào. Có rất nhiều ng em biết học Trí Đức xong lại ngoan hơn và sau thành đạt. Nhưng chắc chắn đó ko phải do nhà trường.
... Em nghĩ nếu sau này con em hư, bướng: 1. Tìm nhiều cách tâm sự vs con, ko bao h đẩy con ra xa vào 1 môi trường mà mình chưa biết nó như nào. 2. Cứ yêu thương quan tâm thôi, nó có chỗ nào chưa đc thì XH sẽ đẩy cho nó vấp ngã và đứng lên từ đó. 3. Tạo đk cho con quen và chơi dc vs những ng bạn tốt (có thể ko phải tốt mọi mặt mà chỉ cần 1 mặt thôi cũng dc) 4. Luôn đối xử vs con bằng tình thương và sự tôn trọng - sau khi vấp ngã nó còn có chỗ quay về và dc cảm hóa. Con mình hư thì thế nào sau này nó cũng phải khổ. Nhưng lúc ấy nó ko quay về dc vs mình thì thôi, xong 1 đời con và tc gia đình cũng ko còn.
...
Em cũng quen mấy cháu học Trí Đức, tình cảm gắn kết với bố mẹ rất ít, theo lời tâm sự chúng nó cũng chưa phải là hư nhưng bố mẹ "tống" vào trường. Tóm lại nên quan tâm trò chuyện được với con là tốt nhất, con gái chỉ vài năm nổi loạn thôi
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,629 Mã lực
Em nghĩ bậc cha mẹ thì phải thường xuyên quan tâm con cái, ngoài chuyện học hành phải chuyện trò để nhận biết được tính cách con mình ra sao, con chơi thân với bạn nào, học lực và gia cảnh bạn thân của con mình ntn, nếu mình khéo là biết được hết để có cách quản lý và bảo ban kịp thời chứ để sau thì khó nắn lắm. Nhiều gia đình em biết cực kỳ thành đạt và giầu có, chỉ vì mải mê công việc, thiểu quan tâm con cái để rồi sau phải trả giá quá đắt. 2 gái lớn nhà em trước từ lớp 1-9 toàn sáng em đưa đi, chiều mẹ phải đón về, đến cấp 3 mới mẹ nó mới đồng ý cho con được tự đi xe đến trường mà chỉ chậm về theo thời gian thường lệ là bố mẹ phải điện ngay hỏi xem ntn để biết lý do về muộn. Đến học cấp 3 hay sinh viên năm nhất đại học mà con đi ăn sinh bạn vợ em còn bắt bố phải đưa đi và ngồi đợi để đón về (dù con không muốn như thế mẹ nó phải ngọt nhạt, dỗ các kiểu). Đến sinh viên năm 2 em còn khuyên con đi làm thêm từ bưng bê ở quán cà phê và gia sư dù tiền bạc nhà em không thiếu, nhưng muốn con thấy kiếm tiền ngoài xã hội khó như thế nào để con biết trân trọng đồng tiền. Hồi con gái em làm gia sư cho một bé ở HD Mon có hôm trời mưa em phải đưa và đón con gái, thế nào vợ chồng nhà đó thấy con gái đi làm gia sư mà lại ô tô đưa đón nó cứ nghĩ là bồ của con gái em, mãi đến khi vô tình cậu giám đốc công ty con của TCT em đến nhà đấy chơi nhìn thấy con gái em dậy thêm ở đấy thì VC nó mới té ghế :))
Cụ phải cho cháu nó cái đệm ghế mang đi dạy . Ngồi đỡ đau..trong nhồi toàn bìa đỏ vào cho em..cho vc cụ kia ngất sửu tại trận luôn...náo à 🤣
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,629 Mã lực
Em thấy nhiều bác gợi ý cho con học Trí Đức. Em là cựu học sinh Trí Đức và điều em day dứt nhất trong đời là bố mẹ đã gửi em vào đây (quan điểm cá nhân).
Không phải cứ tống vào Trí Đức là ngoan đâu nhé các bác. Quan trọng nhất là tương tác giữa phụ huynh và con cái.
Chia sẻ câu chuyện của riêng em: từ bé em trộm vía lực học tốt, trường chuyên lớp chọn top đầu, đi thi TP có giải. Nhưng em KHÔNG NGOAN. Cấp 1 hack tiền bố mẹ đi thuê truyện, ăn quà. Cấp 2 chơi game. Lớp 10 yêu đương. Nhưng em CHƯA BAO GIỜ học sút vì những vđ đó. Chưa bao giờ gây gổ đánh ai (tính hiền) và ko bao giờ văng tục nói bậy 1 câu.
Còn bố mẹ em thì triệt để cấm, đánh mắng từ khi em là con nít. Thế cũng ko sao nhưng càng lớn bố mẹ càng TỎ RÕ THÁI ĐỘ bất lực và trong mắt bố mẹ em đã hỏng hẳn rồi ý. Dần dần em lớn lên và ko khí giữa em và bố mẹ kiểu như "hai bên là món nợ đời của nhau". Bây giờ em lớn và đã có con 10 tuổi. Mới thấm thía một khi bố mẹ và con cái đẩy nhau đến ngưỡng đó thì chả trường giáo dưỡng nào giải quyết dc.
Lớp 10 em dính vào yêu đương (ko có yếu tố tình dục gì - nhưng em hack tiền dùng trộm đt để liên lạc ng yêu ở xa) => bố mẹ em nghĩ thôi thế là xong. Tống em vào Trí Đức. Và trong đó có gì?
- Phòng KTX 12 người - chửi tục những từ ngữ bẩn thỉu nhất - đêm nào cũng lôi cô giáo Thảo ra đọc và cười tục tĩu (phòng con gái nhé). Em ko muốn nghe cũng phải nghe
- Bắt nạt lẫn nhau. Là 1 xh thu nhỏ nhưng kiểu XH đen ấy. Có đầu đàn là những đứa ngổ ngáo bố láo nhất.
- Khu KTX nam thì bọn nó chỉ mặc quần xịp hoặc ko mặc, thấy con gái từ xa là hú hét. Người đi đường Lê Đức Thọ tưởng là nhà thương điên.
- Kỷ luật: kiểu phải đúng giờ giấc, vi phạm nội quy phải lao động 1 kiểu oái oăm hoặc quỳ gối. NHƯNG CHỈ DỪNG LẠI Ở ĐÓ THÔI thì có khác gì huấn luyện thú. Cái qtrong nhất là nhận thức và tâm hồn thì ... như em đã nói bên trên ấy. Môi trường tương đối bẩn.
- Tranh giành nhau đồ ăn, đồ dùng (cũng k phải đói rách nhưng học nội trú khép kín thì đồ dùng + tiện ích ko đa dạng) => đứa nào đầu gấu or mặt dày or gian là thắng
.... Kết luận: sau 2 năm học lớp 11 và 12, em ko chơi với ai, cố học cho xong để thoát ra. Cắt đứt mọi ll vs trường và những ng lquan. May là em ko trở thành 1 trong những ng trong trường đó.
Và học ở đó em cũng chẳng cải thiện dc nhiều. Vẫn xa lánh bố mẹ, thích gì làm đấy ko nghe ai. Nhận thức bị méo mó lệch lạc còn hơn hồi trước và khó hòa nhập XH khi học ĐH nên em bỏ học ĐH luôn
Sau này trong XH thực tế em vấp ngã nhiều và đau đớn. Và may mắn gặp dc nhiều tấm gương tốt nên trộm vía nay đã biết suy nghĩ chứ ko còn là con bé ích kỷ ngáo ngơ như xưa. Sau khi em sinh con thì mqh của em và bố mẹ hàn gắn, 2 bên hiểu nhau và lúc ấy ms biết thương bố mẹ.
=> tóm lại Trí Đức là nơi đánh cắp mất 2 năm trong cuộc đời của em.
=> cũng ko phải ai học Trí Đức cũng rơi vào bi kịch như em nhưng nếu cách tương tác giữa bố mẹ vs con cái ko đúng và phó mặc con cái cho trường thì 100% là hỏng. Dù có học trường nào. Có rất nhiều ng em biết học Trí Đức xong lại ngoan hơn và sau thành đạt. Nhưng chắc chắn đó ko phải do nhà trường.
... Em nghĩ nếu sau này con em hư, bướng: 1. Tìm nhiều cách tâm sự vs con, ko bao h đẩy con ra xa vào 1 môi trường mà mình chưa biết nó như nào. 2. Cứ yêu thương quan tâm thôi, nó có chỗ nào chưa đc thì XH sẽ đẩy cho nó vấp ngã và đứng lên từ đó. 3. Tạo đk cho con quen và chơi dc vs những ng bạn tốt (có thể ko phải tốt mọi mặt mà chỉ cần 1 mặt thôi cũng dc) 4. Luôn đối xử vs con bằng tình thương và sự tôn trọng - sau khi vấp ngã nó còn có chỗ quay về và dc cảm hóa. Con mình hư thì thế nào sau này nó cũng phải khổ. Nhưng lúc ấy nó ko quay về dc vs mình thì thôi, xong 1 đời con và tc gia đình cũng ko còn.
...
Câu chuyện này của mợ thật tới mức em tưởng mợ là 1 cháu em chơi với bố nó..1 đứa đc học trong đó kể..nó kể ra thì lại bị bố nó cho rằng nói vậy để đc " giải phóng " . Khi cháu cuối cấp thì mới hiểu là thật.
 

Abcdefghiklmnkl

Xe tải
Biển số
OF-782999
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
473
Động cơ
35,200 Mã lực
Tuổi
113
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Cái này phải xem trong gia đình hoặc người quen có ai mà nó " nể", thì nhờ người đó tác động thôi. Đầy ông không sợ trời đất gì hết mà bất lực với con, con nó cũng chẳng sợ gì nhưng gặp đúng anh lớn nó nể, nói nó nghe. Mà cái anh lớn của nó lại là thằng cu em nghe mình răm rắp. Lựa lựa xem thế nào cụ ạ. Cho nó vào môi trường hỗn tạp thì mình càng không kiểm soát được.
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,995
Động cơ
366,868 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Doạ không giải quyết vấn đề gì đâu Cụ. Cái này Cụ inbox hoặc đt 0966944848 mình chia sẻ kinh nghiệm cho Cụ. Cháu thứ 2 nhà mình hồi năm lớp 9 cũng dạng cá biệt phải chuyển trường về quê. Giờ đang học lớp 11 ngoan hiền dễ bảo hơn rồi. Cả 1 quá trình với Nàng ấy.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,866
Động cơ
451,436 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Mong cụ và gia đình bình tĩnh lại. Điều tốt đẹp mà cụ mong muốn chưa chắc đã đến, nhưng chắc chắn cụ và gia đình đang đẩy con gái cụ ra xa khỏi vòng tay gia đình. Chúc hạnh phúc sớm trở lại với gia đình cụ.
 

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,622
Động cơ
134,464 Mã lực
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Con trai thì dễ. Con gái tôi e là hơi khó bác ạ.
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,474
Động cơ
49,072 Mã lực
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Nhiều cụ có nhiều ý kiến rồi, thật ra đối với con người thì không có bài học nào dành cho số đông được. Ý của cụ em rất hiểu, nhà em năm 1998 đã từng cho thằng em con dì của em ( thằng này suốt ngày bỏ học, tiền học thêm không đóng toàn chơi game)
vào tạm giam 2 tuần. Nó học lớp 8- ra vườn hoa sau cung văn hoá Việt Tiệp-HP chơi, có đôi yêu nhau vào đó tâm sự, để xe đạp cách đó gần chục mét. Thằng em cùng hai thằng nữa lấy đạp vòng vòng trêu đôi kia. Nó đuổi thì vứt xe lại sẽ không sao, bọn này đua dai chạy thêm vòng nữa, đôi kia nó mới hô cướp. Thế là bị dân bắt lại- đưa về phường. Hai nhà kia thì chi tiền đón con về luôn. Ông chú rể em thì chi tiền để cho bị tạm giữ ở quận 2 tuần- lo lót để nó không bị đánh. Sau 2 tuần thì cho về, chú dì cũng không đi đón mà sai em đi. Về đến cổng nhà là nó tự quỳ lết vào nhà bảo bố mẹ cứu con, con biết sợ rồi- vì khi đón nhờ XXX đây mới là tạm tha thôi còn phải điều tra tiếp. Từ đó thằng bé ngoan hẳn- bây giờ vợ con đoàng hoàng rồi, thương bố mẹ lắm.
 

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,521
Động cơ
476,261 Mã lực
Nhà tôi có con gái lớn lớp 9, hiện tại rất bướng và ko nghe lời, hay giao du với thành phần bất hảo mà gia đình hết cách khuyên bảo
Tôi muốn tìm 1 chỗ nào đó kiểu như trường giáo dưỡng tự nguyện vừa để doạ vừa để cho người ta dạy dỗ giúp cho cháu bé biết sợ
Các cụ biết chỗ nào tư vấn giúp em
Em cảm ơn
Tốt nhất nên tư vấn BS tâm lý hoặc gia đình tham gia 1 lớp để hiểu nhau và gắn kết với nhau hơn chứ làm thế này là rất nguy hiểm nhất là khi con nó đọc được.
Việc gia đình muốn cho con đi các trường kiểu giáo dưỡng khi nó không bị cho đi bắt buộc đó cũng là nỗi hận của nó với gia đình. Nhiều đưa nó không thich đi kỳ nghỉ quân đội với lớp tu mà gia đình gửi đi, cũng ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của nó và nó cũng rất thất vọng về bố mẹ và gia đình.
Chủ thớt nên nhờ mod xóa thớt thì hơn.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Trời sinh tính mà cụ, nhiều trg hợp ngang bướng, không dạy bằng cách khuyên bảo được.Trg hợp bất lực cũng k hiếm đâu. Nếu chỉ là cái tôi lớn, thích thể hiện, thì còn đỡ được.
Đúng là trời sinh tính. Những đứa trẻ bướng bỉnh, khó dạy cần bố mẹ đủ thông minh hiểu biết, yêu con, kiên nhẫn, khéo léo, vị tha... có thời gian nữa. Có thời gian không phải là để chơi với con vì tuổi này, tính cách này nó chả thích gần bố mẹ. Có thời gian là để nghiên cứu tính cách con, học hỏi, tìm hiểu, thử nghiệm xem cách nào phù hợp với con nhất. Phải rất thận trọng, sai một ly đi cả đời. Từ cách nói năng, ứng xử với đứa trẻ phải nghĩ kỹ, không đúng ý nó vài lần là mất hết uy tín ngay. Nhà em có gien bướng bỉnh, khác người nên em hiểu. Thể loại này bố mẹ dạy đúng cách thì ngon choét, không đúng cách thì hỏng hẳn. Thế mới bảo đẻ con thì dễ dạy mới khó là dành cho những trường hợp này
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,359
Động cơ
706,204 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là trời sinh tính. Những đứa trẻ bướng bỉnh, khó dạy cần bố mẹ đủ thông minh hiểu biết, yêu con, kiên nhẫn, khéo léo, vị tha... có thời gian nữa. Có thời gian không phải là để chơi với con vì tuổi này, tính cách này nó chả thích gần bố mẹ. Có thời gian là để nghiên cứu tính cách con, học hỏi, tìm hiểu, thử nghiệm xem cách nào phù hợp với con nhất. Phải rất thận trọng, sai một ly đi cả đời. Từ cách nói năng, ứng xử với đứa trẻ phải nghĩ kỹ, không đúng ý nó vài lần là mất hết uy tín ngay. Nhà em có gien bướng bỉnh, khác người nên em hiểu. Thể loại này bố mẹ dạy đúng cách thì ngon choét, không đúng cách thì hỏng hẳn. Thế mới bảo đẻ con thì dễ dạy mới khó là dành cho những trường hợp này
Cho em xin ít kinh nghiệm, ví dụ cụ thể cho trường hợp này với mợ ơi?
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,892
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Nước mắt cụ ơi. Bố hoặc mẹ phải có cuộc đối thoại trầm lắng và rơi nước mắt. Em thấy ở ta bố mẹ toàn nc vs con bằng đòn roi và ngôn ngữ cục súc. Nên em nghĩ nc mắt rất có tác dụng, sau đó là sự quan tâm yêu thương hàng ngày. Xưa mẹ em rớm lệ vì em 1 lần mà em tự dặn mình phải sống có trách nhiệm hơn với gia đình, hồi đó tầm 22t. Là sống lành mạnh ko đua đòi, phá phách hay giao du với đám bạn xấu thôi chứ cũng ko phải đao to búa lớn gì như có việc tốt, lương cao này nọ. Các cụ chả có câu "lạt mềm buộc chặt", cụ cứ mềm mỏng kèm yêu thương. Chứ tuổi đấy làm sao đã biết lắng nghe khi bị hắt hủi, xúc phạm.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Cho em xin ít kinh nghiệm, ví dụ cụ thể cho trường hợp này với mợ ơi?
Em ví dụ ngắn gọn một đứa cháu gái em. Đến lớp 7 là nó như tự kỷ, nó đóng cửa phòng cả ngày đêm xem điện thoại. Không nói chuyện, không ăn cơm với bố mẹ. Tịch thu đt nó vẫn đóng cửa ở lì trong phòng. Khuyên nhủ hay mắng mỏ cứ im lặng. Có lần điên quá bố nó đánh hộc máu mũi nó vẫn không khóc, không nói gì. Còn thấy nó để một nắm thuốc ngủ ở cửa sổ phòng nó nữa. Nguyên nhân là không có sự kết nối giữa bố mẹ và con. Nguyên nhân không có sự kết nối là sự khác biệt tính cách giữa bố mẹ và con cùng sự khác biệt giữa 2 thế hệ. Bố mẹ nói chuyện với con không hợp, càng nghe nó càng ngứa tai nên nó không thèm nghe, không thèm đáp lại. Bố thấy vậy thay vì tìm hiểu cách nói chuyện để hợp với nó cho nó khỏi ngứa tai thì lại cậy làm bố bắt con phải nghe. Đất không chịu trời thì trời phải chịu đất. Mình làm bố mẹ, mình đẻ nó ra thì mình phải nhẫn nhịn. Sự khác biệt giữa 2 thế hệ nên mọi thứ đều khác. Bố mẹ nói con nghe lộn ruột. Con nói bố mẹ nghe cũng lộn ruột chỉ muốn tát cho cái vì theo tiêu chuẩn của bố mẹ là con láo, tiêu chuẩn bọn trẻ lại không, hoặc nó vẫn còn bé chưa ý thức được nhiều. Muốn nó theo ý mình trước hết phải để nó nể mình. Trong tình trạng căng thẳng thế này đến nói chuyện nó không thèm nghe thì mong gì nó nể. Rất may mẹ nó, bà chị em là người hiện đại, hiểu biết nên phải căng sức ra, một đằng "dạy dỗ " ông bố thay đổi đỡ lạc hậu đi. Một đằng cố kìm chế sự lộn ruột của mình lân la tìm tiếng nói chung với con. Nói gì phải nhìn mặt và xem thái độ của nó, thấy nó có vẻ không bằng lòng phải im ngay, lựa lời nói khác. Lúc nào thấy nó không vui thì để nó một mình đừng làm phiền. Quá trình diễn ra mệt mỏi hao sức nhưng cuối cùng cũng có kết quả. Giờ trong lòng nó cũng vẫn không hợp bố nhưng không ghét như trước, nói chuyện ríu rít cả ngày. Học rất giỏi, yêu đời phơi phới, có gì cũng kể cho mẹ nghe. Mẹ hơi ốm đã lo lắng quan tâm bắt phải đi viện :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top