- Biển số
- OF-814996
- Ngày cấp bằng
- 29/6/22
- Số km
- 2,125
- Động cơ
- 593,743 Mã lực
Son nhập tịch sẽ cho mấy ô thần bóng đá hàng nội bớt tự cao tự đại đi . Ra sân phải vì màu cờ sắc áo. Đó chính là thứ thành công nhất khi VFF nhập tịch cầu thủ.
của mình có Đức Chinh đó cụ,,,,,mỗi tội dứt điểm thifffChia buồn với Văn Toàn, cơ hội cho Tuấn Hải, Tiến Linh.... Đá bên cạnh ông Son dễ đá hơn nhiều. Có lẽ nên tìm ông tiền đạo nào của mình kiểu dạng gà son, luôn chọn vị trí tốt để bóng bật ra là thịt....
Nam Định đá 7 ông tây vẫn không an toàn, hay bị dẫn trước. Hiệp 2 thêm cầu thủ nội như Tuấn Anh vào sân lại đá khá ổn.Giải AFC Club Cup ( giống như C1, C2 châu Âu) không khống chế cầu thủ ngoại! Bao nhiêu cũng được!
Có trận đấu Nam Định dùng tới 7 cầu thủ ngoại! Nội binh chỉ có TM Nguyên Mạnh, Văn Vũ, Hồng Duy và Văn Toàn
Nói Thái ko khao khát ao làng e chịu nhưng indo mà ko khao khát thid quá bậy. Indo 6 lần hạng nhì rồi . Nó thèm vô địch AFF cup hơn Vn mình tỷ lần.Bóng đá Indonesia có thời gian được gọi là vua về nhì, một biệt danh không ai mong muốn, tức là họ thường thất bại trong các trận chung kết, từ giải trẻ như SEA Games hay đến cấp đội tuyển quốc gia như AFF Cup.
Về mặt thể chất người Indonesia đứng gần như top cuối trong nhóm những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, trong đội hình Indo những năm trước thật khó để tìm ra 1 cầu thủ có chiều cao trên 1m8, nhìn vào trận chung kết Seagame 2019, một mình Đoàn Văn Hậu với chiều cao 1m85 đã hoàn toàn áp đảo các cầu thủ Indo trong các pha bóng bổng, HLV Shin Tae Young khi mới làm việc với bóng đá Indo đã từng nói: các cầu thủ Indonesia chỉ đủ sức thi đấu 70 phút và thiếu kỷ luật....
Ngoài ra với việc có 6 cầu thủ ngoại binh trong đội hình thì cơ hội cho các cầu thủ nội địa đặc biệt là cầu thủ trẻ được thi đấu ít đi, do đó ta thấy nhiều cầu thủ Indo trong các giải trẻ thi đấu rất nổi bật nhưng vài năm sau thì hoàn toàn mất hút và tài năng khó bức phá lên được nữa.
Trước thực trạng đó, chủ tịch PSSI Thohir quyết định phải cải tổ bóng đá Indonesia, cựu chủ tịch Inter Milan là một tỷ phú và là người có kinh nghiệm quản lý một câu lạc bộ hàng đầu châu Âu nên có góc nhìn khác biệt với những người tiền nhiệm.
Đầu tiên ông mời một HLV đẳng cấp World Cup về làm việc, yêu cầu trẻ hóa đội hình và xây dựng lối chơi dựa trên các cầu thủ trẻ, HLV Shin đã mang đến một làn gió mới cho bóng đá Indonesia với lối chơi có cường độ cao, trẻ trung và đầy quyết liệt.
Tuy có những lúc họ gây nhiều khó khăn cho Thái Lan hay Việt Nam nhưng vẫn chưa vượt qua được hai ông lớn của bóng đá Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi thua Việt Nam 2-0 ở AFF Cup 2022, cả Thohir và Shin đều nhận ra một điều: chỉ với nguồn lực cầu thủ nội địa, bóng đá Indonesia không thể bứt phá được.
Chính Thohir cũng từng thừa nhận không hiểu làm cách nào mà trong vài năm Việt Nam lại mạnh đến mức đó.
Sau thất bại trước Việt Nam, PSSI đã đẩy mạnh chính sách nhập tịch, những cầu thủ có dòng máu Indo trên khắp thế giới được chú ý đặc biệt là Hà Lan, từng là thuộc địa của Hà Lan nên người Hà Lan có gốc gác Indo không thiếu và đó là nguồn tài nguyên mà Indo có thể tận dụng mà không quốc gia Đông Nam Á có được.
Và chúng ta cũng đã thấy với những cầu thủ gen Châu Âu trong đội hình, Indo lần đầu tiên vượt qua vòng bảng Asian Cup, vào vòng loại thứ 3 WC, hiện giờ họ cũng có được 6 điểm với 1 thắng, 3 hòa, 2 thua.
Bây giờ ta có thể thấy gần như toàn bộ đội hình của họ đều có chiều cao trên 1m8, họ cũng sẵn sàng đua sức, tranh chấp sòng phẳng và có khi chiếm ưu thế khi đối đầu với các đội bóng hàng đầu châu Á, đây là điều mà không một đội bóng Đông Nam Á nào làm được khi bước vào vòng loại 3 World Cup, nơi Thái Lan hay Việt Nam hoàn toàn lép vế trong cuộc đua thể lực và tranh chấp.
- Năm 2019 bóng đá Indonesia đã quyết định trẻ hóa, lấy nòng cốt là lứa cầu thủ lọt vào chung kết Seagame năm đó, họ cũng đạt được nhiều thành công như lọt vào chung kết AFF Cup 2021, bán kết năm 2022... tuy nhiên sau khi nhập tịch ồ ạt chúng ta thấy rất ít cầu thủ còn trụ lại trong đội hình chính của Indo những năm gần đây. Trong đợt này Indo lại quyết định trẻ hóa lần hai, câu hỏi đặt ra là lứa cầu thủ trẻ từ năm 2019 đến nay đã tầm 25-28 tuổi, độ tuổi chín nhất và phát triển toàn diện nhất trong đời cầu thủ đang ở đâu, thật sự chúng ta ít nghe về họ.
Vì vậy liệu lần trẻ hóa đầu tiên đã thất bại vì lứa cầu thủ đó không đáp ứng được yêu cầu của HLV Shin nên họ phải tăng cường nhập tịch và trẻ hóa thêm một lần nữa.
- Nhập tịch là chính sách tốn kém, chính chủ tịch Thohir cũng phải thừa nhận, cho đến nay không ai biết được Indo đã chi bao nhiêu tiền cho chính sách này và không có quốc gia Đông Nam Á nào có thể làm được như họ, nhưng có lẽ người Indo cũng đã nhận ra đây chỉ là phần ngọn, phát triển bóng đá trẻ mới là con đường bền vững để phát triển một nền bóng đá vì vậy họ muốn tạo thêm điều kiện cho các cầu thủ trẻ phát triển và học hỏi trong kỳ ASEAN Cup lần này.
Tóm lại, việc Indonesia đưa lứa trẻ đi tham dự ASEAN Cup lần này để cọ xát là đúng nhưng nếu nói họ không khát khao chức vô địch hay không còn quan tâm tới "giải ao làng" là không chính xác. Lứa cầu thủ nội địa tốt nhất hiện nay của Indonesia đều đã có mặt tại giải lần này chỉ là cầu thủ trẻ, hay nội lực thật sự của họ chỉ có như thế, có lẽ chỉ có chủ tịch Thohir và HLV Shin Tae Young là người biết rõ nhất.
Sự thật đằng sau chuyện tuyển Indonesia bị loại
Từ chính sách nhập tịch đến nỗ lực trẻ hóa, bóng đá Indonesia đang cố gắng tìm con đường riêng để bứt phá nhưng chưa thành công.vnexpress.net
Ngoài Son và Hendrio thì mấy ông Tây còn lại của Nam Định cũng chỉ to khoẻ còn kỹ thuật cũng thuộc diện làng nhàng ạNam Định đá 7 ông tây vẫn không an toàn, hay bị dẫn trước. Hiệp 2 thêm cầu thủ nội như Tuấn Anh vào sân lại đá khá ổn.
Nó cũng giống văn mấy cụ thích ăn xổi đòi nhập tịch thêm, thậm chí nhập cả đội để có thành tích thôi. Muốn làm việc dễ kiểu đó chẳng khác nào đời cha ăn mặn kệ mje đời sau. Mua ngoại binh, mua đi bán lại cầu thủ ăn tiền hoa hồng lại chẳng lợi hơn. Chỉ khổ các lứa sau để lại 1 đống đổ nát.Vấn đề thể chất cầu thủ hoàn toàn cả thiện được có thể khoẻ hơn một chút tranh chấp tốt hơn, nhưng vần đề đã nói rất nhiều làm ơn làm bóng đá tử tế khoa học nhưng hlv cầu thủ ban lãnh đạo clb họ không muốn làm mọi thứ hoàn toàn trong tầm tay đầu tư gym chế độ phục hồi nâng sức bền.
E nhìn clb HAGL có hlv bằng Fifa họ cải thiện khâu thể lực thể chất mùa này rất tốt hay thanh hoá họ cũng làm được toàn những thứ đơn giản như ngâm đá, cung cấp oxy sau thi đấu thay đổi chế độ ăn, bổ sung thực phẩm chức năng, gym với lương cầu thủ hiện giờ thoải mải số tiền không quá lớn.
Thuê 1 hlv thể lực về để họ làm việc thì không chịu toàn ăn xổi thôi thích bơm tiền chục tỉ mua cầu thủ chứ không muốn làm bài bản.
Mấy thánh đó hay lấy cái lá chắn tự hào dân tộc yêu nước làm lá chắn mà.Gớm mới AFF lần trước, lúc thua Thái, em chỉ bình luận là dù phong độ có lúc hơn lúc kém, nhưng đẳng cấp tuyển Thái vẫn nhỉnh hơn ta. Lập tức em bị 1 đám huligan nhảy vô xâu xé nào là tự nhục, nào là Thái dúi dưới cơ, nào là tầm ta là ra châu lục chứ đá gì ao làng...Giờ hòa Phi mà thầy trò mừng hết lớn!
Từ lót đường giờ Nhật bắt đầu vào vòng loại trực tiếp thường xuyên và mới bước chân vào vòng 1/8 như bây giờ là kỳ tích rồi. Cái cách Nhật thua nó ko phải kiểu ăn may hay hết hi vọng :v , Nhật sẽ vẫn tiến bộ dài khi càng ngày càng có nhiều cầu thủ được đá chính ở Châu Âu.VN mà nhập tịch chừng 3-4 cầu thủ như Son trở lên thì có khi đủ sức tranh vé dự WC ấy các cụ nhỉ?
Nhưng nhìn bạn Son đá mới thấy thể lực của người Nam Mỹ với Châu Âu nó kinh khủng như thế nào. Người Đông Á nói chung và VN nói riêng không có thể lực đủ tốt để cạnh tranh với 2 khu vực kia. Các vòng WC gần nhất có mỗi Nhật và Hàn cũng gây được tiếng vang, nhưng gần như dùng phải đến 120% sức lực + ý chí siêu việt mới thi đấu ngang ngửa với châu Âu được. Mà cũng chỉ cố được 1,2 trận vòng bảng xong vào tới vòng 16 đội là kiệt sức. Em nghĩ bên Đông Á có đầu tư hết cỡ thì chắc cũng phải cỡ 50 năm nữa mới ra được 1 thế hệ đủ sức lọt tới trận CK WC được. Bên Tây Á thì có vẻ giao thoa văn hóa nhiều, lai tạo giống tốt nên thể lực họ ngon hơn, có điều mấy nước đó không máu bóng đá lắm thì phải
Ôi nhất trận đá giao hữu với hàn, thật xấu hổ quá đi.Khá thú vị với bóng đá Việt Nam vs Indonesia
Cuộc chiến chưa hồi kết
- Ông Park đo ván anh Shin
- Anh Shin nốc ao ông Troussier
- Anh Kim tạm dẫn anh Shin
Trước mắt có thành tích kéo người hâm mộ, còn làm bài bản tầm này khó lắm cụ tư duy của vff bao năm qua nó quá rõ rồi vui ngày nào hay ngày đó thôi không thay đổi được tư duy xây nhà tử nóc.Nó cũng giống văn mấy cụ thích ăn xổi đòi nhập tịch thêm, thậm chí nhập cả đội để có thành tích thôi. Muốn làm việc dễ kiểu đó chẳng khác nào đời cha ăn mặn kệ mje đời sau. Mua ngoại binh, mua đi bán lại cầu thủ ăn tiền hoa hồng lại chẳng lợi hơn. Chỉ khổ các lứa sau để lại 1 đống đổ nát.
Cái hồi Quang Hải mới lên đá V-League cùng Đức Huy còn có video quay nhà ăn CLB Hà Nội ăn như cơm bình dân trông chán kinh. Có thể bây giờ thì khá hơn rồi. Đấy là còn chưa tệ bằng mô hình đào tạo gà nòi ở các sở cấp tỉnh thành, không bao giờ các em ăn đủ chất lượng.
Phải chuyển từ mô hình gà nòi sang Xã hội hóa bóng đá thôi. Bạn bè em ở nước ngoài giờ cũng cởi mở, không ép con cái theo nghiệp học hành nếu nó thích thể thao nhưng vẫn đảm bảo học văn hóa tới lớn. Không rõ con em gia đình khá giả ở VN thì sao, nếu cởi mở thì nên nhân rộng bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường nơi mà phần lớn các em đóng học phí. Chỉ các em khó khăn có năng khiếu trội thì mới được miễn học phí. Như vậy sẽ tìm được nhiều tài năng có thể chất tốt.
Vâng, em cũng vài lần bình luận ủng hộ có 1-2 nhập tịch, đặc biệt là Son, để có chút thành tích lấy ngắn nuôi dài. Về Hendrio lúc đủ điều kiện cũng đã 31 tuổi nên cũng hơi lăn tăn, vị trí cũng không quá thiết yếu, kiểu có thì cũng không hơn là bao mà lại giảm cơ hội cho đám trẻ lên.Trước mắt có thành tích kéo người hâm mộ, còn làm bài bản tầm này khó lắm cụ tư duy của vff bao năm qua nó quá rõ rồi vui ngày nào hay ngày đó thôi không thay đổi được tư duy xây nhà tử nóc.
giảm là giảm ai? và thiếu 1 suất thì hỏng thế à? còn thiếu gì giải xoay tua, đá kém thì cứ đòi đá đỉnh cao nhất sao đượcVâng, em cũng vài lần bình luận ủng hộ có 1-2 nhập tịch, đặc biệt là Son, để có chút thành tích lấy ngắn nuôi dài. Về Hendrio lúc đủ điều kiện cũng đã 31 tuổi nên cũng hơi lăn tăn, vị trí cũng không quá thiết yếu, kiểu có thì cũng không hơn là bao mà lại giảm cơ hội cho đám trẻ lên.
Trận đấy ông Park làm cò, đại sứ Hàn tại VN và các cheabol Samsung, Hyundai, LG, Kia, Lotte, K-pop... hỗ trợ nhiệt tình nên mình mới có trận giao hữu với Hàn tại Seoul vào dịp FIFA dayÔi nhất trận đá giao hữu với hàn, thật xấu hổ quá đi.
Các cụ cứ đánh giá gốc với ngọn chứ để đào tạo 1 cầu thủ trẻ tốn bao chi phí nuôi dạy từ bé mà 10 cháu may chọn được 1 cháu. Được tập luyện đội trẻ đội lớn chán chê ngon lành được 1 2 mùa thành công là tìm cách đi. CLb ko cho đi thì dùng bài vở lẫn sức ép dư luận bảo CLb này giữ người quá đáng. … để sang đội giàu, bảo ồ đời cầu thủ nó có thì. Thử hỏi DN nào họ dám chơi bài toán đầy rủi ro này? 1 ví dụ là SLNA ấy. Cứ thế thì mua mẹ cầu thủ cho nhanh chứ đào tạo gì. Cứ nhú lên tí là nó chạy mất. Các cụ tưởng bán cầu thủ CLb nó kiếm lắm đấy, mấy cái hđ tiền tỉ toàn tiền lót tay chứ CLB chả thu được mấy đâu. Mà thể trạng cầu thủ Viẹt thuộc loại lớn chậm, 22-23 tuổi vẫn còn U mà 25 tuổi đã phải nhả ra rồi thành ra thời gian cống hiến theo hợp đồng chả được bao nhiêu, mà nuôi thì từ 11-12 tuổi. Gần chục năm nuôi khai thác được 2-3 năm nó đã hết hạn cái hđ bắt buộc rồi.Trước mắt có thành tích kéo người hâm mộ, còn làm bài bản tầm này khó lắm cụ tư duy của vff bao năm qua nó quá rõ rồi vui ngày nào hay ngày đó thôi không thay đổi được tư duy xây nhà tử nóc.
việt nam ở mấy thành phố lớn chỉ cần làm nhiều sân chơi cho các cháu thì đảm bảo một vài thế hệ là cũng nâng được thể chất thể lực con lạc cháu hồng lên kha khá, sân trường thì bé, đất thì xây nhà hết chỗ thở còn chẳng có, mấy sân bóng nhân tạo là trên đất dự án thì nuôi cán bộ từ phường đến quận, thimhr thoảng thành phố xuống lại dịa đóng cửa vì sử dụng đất sai mục đíchNó cũng giống văn mấy cụ thích ăn xổi đòi nhập tịch thêm, thậm chí nhập cả đội để có thành tích thôi. Muốn làm việc dễ kiểu đó chẳng khác nào đời cha ăn mặn kệ mje đời sau. Mua ngoại binh, mua đi bán lại cầu thủ ăn tiền hoa hồng lại chẳng lợi hơn. Chỉ khổ các lứa sau để lại 1 đống đổ nát.
Cái hồi Quang Hải mới lên đá V-League cùng Đức Huy còn có video quay nhà ăn CLB Hà Nội ăn như cơm bình dân trông chán kinh. Có thể bây giờ thì khá hơn rồi. Đấy là còn chưa tệ bằng mô hình đào tạo gà nòi ở các sở cấp tỉnh thành, không bao giờ các em ăn đủ chất lượng.
Phải chuyển từ mô hình gà nòi sang Xã hội hóa bóng đá thôi. Bạn bè em ở nước ngoài giờ cũng cởi mở, không ép con cái theo nghiệp học hành nếu nó thích thể thao nhưng vẫn đảm bảo học văn hóa tới lớn. Không rõ con em gia đình khá giả ở VN thì sao, nếu cởi mở thì nên nhân rộng bóng đá cộng đồng, bóng đá học đường nơi mà phần lớn các em đóng học phí. Chỉ các em khó khăn có năng khiếu trội thì mới được miễn học phí. Như vậy sẽ tìm được nhiều tài năng có thể chất tốt.
Em là người thích xem bóng đá trẻ, nhìn các cầu thủ lớn lên theo từng độ tuổi và em hoàn toàn đồng ý với cụ.Các cụ cứ đánh giá gốc với ngọn chứ để đào tạo 1 cầu thủ trẻ tốn bao chi phí nuôi dạy từ bé mà 10 cháu may chọn được 1 cháu. Được tập luyện đội trẻ đội lớn chán chê ngon lành được 1 2 mùa thành công là tìm cách đi. CLb ko cho đi thì dùng bài vở lẫn sức ép dư luận bảo CLb này giữ người quá đáng. … để sang đội giàu, bảo ồ đời cầu thủ nó có thì. Thử hỏi DN nào họ dám chơi bài toán đầy rủi ro này? 1 ví dụ là SLNA ấy. Cứ thế thì mua mẹ cầu thủ cho nhanh chứ đào tạo gì. Cứ nhú lên tí là nó chạy mất. Các cụ tưởng bán cầu thủ CLb nó kiếm lắm đấy, mấy cái hđ tiền tỉ toàn tiền lót tay chứ CLB chả thu được mấy đâu. Mà thể trạng cầu thủ Viẹt thuộc loại lớn chậm, 22-23 tuổi vẫn còn U mà 25 tuổi đã phải nhả ra rồi thành ra thời gian cống hiến theo hợp đồng chả được bao nhiêu, mà nuôi thì từ 11-12 tuổi. Gần chục năm nuôi khai thác được 2-3 năm nó đã hết hạn cái hđ bắt buộc rồi.