Bóng đá Indonesia có thời gian được gọi là vua về nhì, một biệt danh không ai mong muốn, tức là họ thường thất bại trong các trận chung kết, từ giải trẻ như SEA Games hay đến cấp đội tuyển quốc gia như AFF Cup.
Về mặt thể chất người Indonesia đứng gần như top cuối trong nhóm những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, trong đội hình Indo những năm trước thật khó để tìm ra 1 cầu thủ có chiều cao trên 1m8, nhìn vào trận chung kết Seagame 2019, một mình Đoàn Văn Hậu với chiều cao 1m85 đã hoàn toàn áp đảo các cầu thủ Indo trong các pha bóng bổng, HLV Shin Tae Young khi mới làm việc với bóng đá Indo đã từng nói: các cầu thủ Indonesia chỉ đủ sức thi đấu 70 phút và thiếu kỷ luật....
Ngoài ra với việc có 6 cầu thủ ngoại binh trong đội hình thì cơ hội cho các cầu thủ nội địa đặc biệt là cầu thủ trẻ được thi đấu ít đi, do đó ta thấy nhiều cầu thủ Indo trong các giải trẻ thi đấu rất nổi bật nhưng vài năm sau thì hoàn toàn mất hút và tài năng khó bức phá lên được nữa.
Trước thực trạng đó, chủ tịch PSSI Thohir quyết định phải cải tổ bóng đá Indonesia, cựu chủ tịch Inter Milan là một tỷ phú và là người có kinh nghiệm quản lý một câu lạc bộ hàng đầu châu Âu nên có góc nhìn khác biệt với những người tiền nhiệm.
Đầu tiên ông mời một HLV đẳng cấp World Cup về làm việc, yêu cầu trẻ hóa đội hình và xây dựng lối chơi dựa trên các cầu thủ trẻ, HLV Shin đã mang đến một làn gió mới cho bóng đá Indonesia với lối chơi có cường độ cao, trẻ trung và đầy quyết liệt.
Tuy có những lúc họ gây nhiều khó khăn cho Thái Lan hay Việt Nam nhưng vẫn chưa vượt qua được hai ông lớn của bóng đá Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi thua Việt Nam 2-0 ở AFF Cup 2022, cả Thohir và Shin đều nhận ra một điều: chỉ với nguồn lực cầu thủ nội địa, bóng đá Indonesia không thể bứt phá được.
Chính Thohir cũng từng thừa nhận không hiểu làm cách nào mà trong vài năm Việt Nam lại mạnh đến mức đó.
Sau thất bại trước Việt Nam, PSSI đã đẩy mạnh chính sách nhập tịch, những cầu thủ có dòng máu Indo trên khắp thế giới được chú ý đặc biệt là Hà Lan, từng là thuộc địa của Hà Lan nên người Hà Lan có gốc gác Indo không thiếu và đó là nguồn tài nguyên mà Indo có thể tận dụng mà không quốc gia Đông Nam Á có được.
Và chúng ta cũng đã thấy với những cầu thủ gen Châu Âu trong đội hình, Indo lần đầu tiên vượt qua vòng bảng Asian Cup, vào vòng loại thứ 3 WC, hiện giờ họ cũng có được 6 điểm với 1 thắng, 3 hòa, 2 thua.
Bây giờ ta có thể thấy gần như toàn bộ đội hình của họ đều có chiều cao trên 1m8, họ cũng sẵn sàng đua sức, tranh chấp sòng phẳng và có khi chiếm ưu thế khi đối đầu với các đội bóng hàng đầu châu Á, đây là điều mà không một đội bóng Đông Nam Á nào làm được khi bước vào vòng loại 3 World Cup, nơi Thái Lan hay Việt Nam hoàn toàn lép vế trong cuộc đua thể lực và tranh chấp.
- Năm 2019 bóng đá Indonesia đã quyết định trẻ hóa, lấy nòng cốt là lứa cầu thủ lọt vào chung kết Seagame năm đó, họ cũng đạt được nhiều thành công như lọt vào chung kết AFF Cup 2021, bán kết năm 2022... tuy nhiên sau khi nhập tịch ồ ạt chúng ta thấy rất ít cầu thủ còn trụ lại trong đội hình chính của Indo những năm gần đây. Trong đợt này Indo lại quyết định trẻ hóa lần hai, câu hỏi đặt ra là lứa cầu thủ trẻ từ năm 2019 đến nay đã tầm 25-28 tuổi, độ tuổi chín nhất và phát triển toàn diện nhất trong đời cầu thủ đang ở đâu, thật sự chúng ta ít nghe về họ.
Vì vậy liệu lần trẻ hóa đầu tiên đã thất bại vì lứa cầu thủ đó không đáp ứng được yêu cầu của HLV Shin nên họ phải tăng cường nhập tịch và trẻ hóa thêm một lần nữa.
- Nhập tịch là chính sách tốn kém, chính chủ tịch Thohir cũng phải thừa nhận, cho đến nay không ai biết được Indo đã chi bao nhiêu tiền cho chính sách này và không có quốc gia Đông Nam Á nào có thể làm được như họ, nhưng có lẽ người Indo cũng đã nhận ra đây chỉ là phần ngọn, phát triển bóng đá trẻ mới là con đường bền vững để phát triển một nền bóng đá vì vậy họ muốn tạo thêm điều kiện cho các cầu thủ trẻ phát triển và học hỏi trong kỳ ASEAN Cup lần này.
Tóm lại, việc Indonesia đưa lứa trẻ đi tham dự ASEAN Cup lần này để cọ xát là đúng nhưng nếu nói họ không khát khao chức vô địch hay không còn quan tâm tới "giải ao làng" là không chính xác. Lứa cầu thủ nội địa tốt nhất hiện nay của Indonesia đều đã có mặt tại giải lần này chỉ là cầu thủ trẻ, hay nội lực thật sự của họ chỉ có như thế, có lẽ chỉ có chủ tịch Thohir và HLV Shin Tae Young là người biết rõ nhất.
Từ chính sách nhập tịch đến nỗ lực trẻ hóa, bóng đá Indonesia đang cố gắng tìm con đường riêng để bứt phá nhưng chưa thành công.
vnexpress.net