[Funland] Giải pháp chống ngập đảm bảo thành công cho Hà Nội và Sài Gòn

MinhGDX

Xe tải
Biển số
OF-846899
Ngày cấp bằng
18/1/24
Số km
334
Động cơ
19,626 Mã lực
Trước khi các bác đọc, em đảm bảo làm xong sẽ chống ngập được. Nhưng làm như thế nào và tiền đâu để làm thì còn lâu em mới nói.

Do vị trí địa lí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất cho nên Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa và đặc biệt là sóng thần. Bên cạnh đó, địa hình núi dốc của Nhật chiếm tới 75% diện tích đất đồng nghĩa với việc khi mưa lớn, các dòng sông tại đây rất dễ bị tràn, gây ra tình trạng ngập lụt.

Để bảo vệ 34 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và những cơn bão nhiệt đới ngày càng khắc nghiệt, Nhật Bản đã cho xây dựng một hệ thống cống dẫn nước khổng lồ nằm bên dưới mặt đất ngay gần thủ đô. Tên đầy đủ của công trình này là Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) nhưng vẫn thường được gọi là G-Cans. Hệ thống G-Cans được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất của Nhật đồng thời là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới.

Theo Web Japan, hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất, dưới một sân bóng đá và công viên ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Dự án bắt đầu từ năm 1992, đi vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009, mất tổng cộng 17 năm để hoàn thành. Toàn bộ công trình được chia ra thực hiện bởi sáu công ty xây dựng Nhật Bản và tổng chi phí lên đến 3 tỷ USD (khoảng 62.400 tỷ VNĐ).

Theo mô tả, hệ thống cống ngầm gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65m, đường kính 32m và được nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,3km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ mang tên Ngôi Đền (The Temple), có chức năng giảm áp lực của nước chảy đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ. Bể nước tối quan trọng này được nâng đỡ bởi 59 cột bê tông cốt thép, kết nối với 78 máy bơm công suất 10MW, có thể bơm tới 200 tấn nước ra sông Edogawa mỗi giây.

Theo như tính toán thiết kế, nước lũ từ các đường ống dẫn nước của thành phố sẽ chảy qua đường hầm rồi vào bên trong các hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để cuối cùng chảy vào Ngôi Đền đồ sộ, rồi được bơm ra sông. Điều này nhằm mục đích giảm tối thiểu mức độ thiệt hại mà lũ lụt có thể gây ra như phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng quan trọng của thành phố đông dân nhất thế giới.

Dự án bắt đầu với ý tưởng chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các thành phố, thị trấn xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edogawa.


Sơ đồ hệ thống hoạt động cống ngầm G-Cans.​

Mặc dù được mệnh danh là công trình thoát nước vĩ đại nhất thế giới nhưng những lợi ích mà hệ thống thoát nước khổng lồ này mang lại vẫn còn là một vấn đề tranh luận của nhiều người. Cho đến nay, tính khả dụng của nó vẫn chưa được phát huy khi mục đích duy nhất mà công trình G-Cans được xây dựng chỉ dành cho những “siêu thiên tai”.
 
Chỉnh sửa cuối:

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
7,887
Động cơ
536,646 Mã lực
E nhớ ngày xưa xem phim Những người khốn khổ, đoạn ông Răng vặn Răng trốn ông thanh tra thì phải, quay cảnh trốn dưới cống ngầm. Mà cống ngầm ở đó thì rộng, cao to bằng cả tòa nhà hoành tráng, như đi vào xuống các hầm đập thủy điện, thế mới biết hệ thống thoát nước của họ kinh khủng thế nào.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,709
Động cơ
591,173 Mã lực
Ý tưởng này thì nhiều người nói rồi. Tuy nhiên tiền đâu và làm như thế nào thì mỗi ông một phách và vẫn đang tiếp tục bàn. Ở HN chỗ trường gì gần Ga Trần Quý Cáp cũng có thi công hệ thống bể ngầm đấy thôi
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,902
Động cơ
50,216 Mã lực
Tuổi
48
Cống thoát sông Tô giờ cũng to rồi
Giờ chỉ cần các khu vực nội thành cũng làm đc thế thì ok thôi
1716452624529.png
 

MinhGDX

Xe tải
Biển số
OF-846899
Ngày cấp bằng
18/1/24
Số km
334
Động cơ
19,626 Mã lực
Cống thoát sông Tô giờ cũng to rồi
Giờ chỉ cần các khu vực nội thành cũng làm đc thế thì ok thôi
Những đường mới làm thấy họ chôn cái ống màu đen đường kính khá to. Ống đó là ống cấp hay thoát nước hay là để cáp ngầm nhỉ cụ
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,176
Động cơ
-152,103 Mã lực
Tuổi
36
Tách hệ thống nước thải ra thành hệ thồng khác là hết ngay...cống thì vừa nước thải vừa nước mua thì chịu sao thấu.
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,902
Động cơ
50,216 Mã lực
Tuổi
48
Những đường mới làm thấy họ chôn cái ống màu đen đường kính khá to. Ống đó là ống cấp hay thoát nước hay là để cáp ngầm nhỉ cụ
Cái ống đen dày to cỡ bắp chân mấy ông sumo là ống cấp nước mà cụ, còn thoát thì ko dùng ống ấy mà ống cống. Còn các ống cáp ngầm thì màu vàng (Viễn thông) và màu cam (Điện lực).
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,174
Động cơ
82,811 Mã lực
Trước khi các bác đọc, em đảm bảo làm xong sẽ chống ngập được. Nhưng làm như thế nào và tiền đâu để làm thì còn lâu em mới nói.

Do vị trí địa lí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất cho nên Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa và đặc biệt là sóng thần. Bên cạnh đó, địa hình núi dốc của Nhật chiếm tới 75% diện tích đất đồng nghĩa với việc khi mưa lớn, các dòng sông tại đây rất dễ bị tràn, gây ra tình trạng ngập lụt.

Để bảo vệ 34 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và những cơn bão nhiệt đới ngày càng khắc nghiệt, Nhật Bản đã cho xây dựng một hệ thống cống dẫn nước khổng lồ nằm bên dưới mặt đất ngay gần thủ đô. Tên đầy đủ của công trình này là Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) nhưng vẫn thường được gọi là G-Cans. Hệ thống G-Cans được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất của Nhật đồng thời là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới.

Theo Web Japan, hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất, dưới một sân bóng đá và công viên ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Dự án bắt đầu từ năm 1992, đi vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009, mất tổng cộng 17 năm để hoàn thành. Toàn bộ công trình được chia ra thực hiện bởi sáu công ty xây dựng Nhật Bản và tổng chi phí lên đến 3 tỷ USD (khoảng 62.400 tỷ VNĐ).

Theo mô tả, hệ thống cống ngầm gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65m, đường kính 32m và được nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,3km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ mang tên Ngôi Đền (The Temple), có chức năng giảm áp lực của nước chảy đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ. Bể nước tối quan trọng này được nâng đỡ bởi 59 cột bê tông cốt thép, kết nối với 78 máy bơm công suất 10MW, có thể bơm tới 200 tấn nước ra sông Edogawa mỗi giây.


Hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất.


Đường hầm dài 6,3km kết nối các trụ đứng với nhau.


Ống dẫn nước xuống các giếng đứng khổng lồ.


Bể kiểm soát áp lực khổng lồ mang tên Ngôi Đền (The Temple), có chức năng giảm áp lực của nước chảy đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ.




“Ngôi đền dưới lòng đất” được nâng đỡ bởi 59 cột bê tông cốt thép, mỗi cột có thể đỡ được 500 tấn trọng lượng trần nhà.


Trong ảnh là giếng đứng số 1, cao 65m, đường kính 32m.


Trong ảnh là giếng đứng số 3. Công trình này được sử dụng khoảng 7 năm một lần, nhằm bảo vệ thủ đô Tokyo khỏi các trận lũ lụt.


Các giếng đứng như một vòi hút khổng lồ, hút nước lũ từ thành phố rồi xả ra sông Edo.


Phòng bơm trong hệ thống cống ngầm gồm có 78 máy công suất lớn có thể bơm tới 200 tấn nước ra sông Edogawa mỗi giây.


Phòng điều hành trung tâm hệ thống cống thoát nước ngầm G-Cans.



Hình ảnh một đường ống dẫn nước ra giếng đứng.


Cửa ra vào cống thoát nước ở đây được chạy bằng điện.


Đi đôi với công trình quy mô khổng lồ, nắp cống cũng được thiết kế “siêu khủng”.

Cho dù hệ thống thoát nước ở Tokyo thiết kế thích hợp với lượng mưa cao nhất là 50mm nhưng cho dù lượng mưa vượt quá 100mm cũng không hề hấn gì.

Chưa nói đến tính hiệu quả, xét riêng về mặt kiến trúc, bản thân công trình này là một tác phẩm kì công của kỹ thuật hiện đại. Ý tưởng tạo ra dự án này thực sự khá đơn giản, đó là chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các thành phố, thị trấn xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edogawa.

Theo như tính toán thiết kế, nước lũ từ các đường ống dẫn nước của thành phố sẽ chảy qua đường hầm rồi vào bên trong các hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để cuối cùng chảy vào Ngôi Đền đồ sộ, rồi được bơm ra sông. Điều này nhằm mục đích giảm tối thiểu mức độ thiệt hại mà lũ lụt có thể gây ra như phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng quan trọng của thành phố đông dân nhất thế giới.

Dự án bắt đầu với ý tưởng chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các thành phố, thị trấn xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edogawa.


Sơ đồ hệ thống hoạt động cống ngầm G-Cans.​

Mặc dù được mệnh danh là công trình thoát nước vĩ đại nhất thế giới nhưng những lợi ích mà hệ thống thoát nước khổng lồ này mang lại vẫn còn là một vấn đề tranh luận của nhiều người. Cho đến nay, tính khả dụng của nó vẫn chưa được phát huy khi mục đích duy nhất mà công trình G-Cans được xây dựng chỉ dành cho những “siêu thiên tai”.
Dài quá em ko muốn đọc và cũng không đọc làm gì mất thời gian.
Trước đây công nghệ ko có nên mới phải làm cống ngầm như này, còn hiện nay với công nghệ máy bơm siêu cao áp thì 1 đường ống 1m có thể có tốc độ chảy bằng hệ thống cống cả chục mét.
Và chả ai đi làm ngầm cho tốn kém, thích thì bơm ngược lên hồ Hoà Bình còn rẻ hơn
 

MinhGDX

Xe tải
Biển số
OF-846899
Ngày cấp bằng
18/1/24
Số km
334
Động cơ
19,626 Mã lực
Cái ống đen dày to cỡ bắp chân mấy ông sumo là ống cấp nước mà cụ, còn thoát thì ko dùng ống ấy mà ống cống. Còn các ống cáp ngầm thì màu vàng (Viễn thông) và màu cam (Điện lực).
em thấy đường kính to chắc 1 mét
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
690
Động cơ
236,883 Mã lực
Tuổi
27
Nhiều thành phố khác của các nc khác đâu cần cả công trình hoành tráng tốn kém như vậy đâu mà vẫn chống ngập lụt không hề kém.
HN, SG giờ toàn bê tông, đường thì rải nhựa, vỉa hè lại lát đá kín bưng, nc không thể ngấm được xuống đất, đổ hết vào cống, mà cống ngầm thì lại vừa bé vừa rác vừa bị ăn cắp, thì mưa xuống là ngập là điều dễ hiểu, chưa nói thiên tai lớn.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,929
Động cơ
804,973 Mã lực

MinhGDX

Xe tải
Biển số
OF-846899
Ngày cấp bằng
18/1/24
Số km
334
Động cơ
19,626 Mã lực

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,662
Động cơ
745,053 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lấy gì đảm bảo đây cụ?

Ngay Hà Nội nhiều chỗ thoát nước không kịp nên ngập, chứ có phải không có chỗ chứa nước đâu, em làm Văn Quán Hà Đông ngay cạnh hồ đây mà năm nào chả ngập.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
384
Động cơ
27,927 Mã lực
Tuổi
32
Ở ta thành phố nào cũng ngập, từ đồng bằng trung du, thậm chí là lên núi như Đà Lạt cũng ngập. Ngày xưa thì không ngập tự dưng bây giờ ngập khắp nơi. Căn bản là do bê tông, đường nhựa, mái tôn, nhà kính chứ chả do cái gì. Mấy cái bề mặt tiếp xúc đó nó không thấm nước, mưa xuống là mái nhà chảy ra hẻm, hẻm chảy ra đường, đường nhỏ chảy ra đường to, chảy hết xuống cống chảy tiếp ra chỗ trũng, không có chỗ để nước ngấm vào đất lấy gì chả tràn trề lênh láng, đi khắp thành phố không tìm được 1m2 nào mặt đất được tiếp xúc với bầu không khí...

Nhật thì họ chọn giải pháp thu hết nước mưa bằng những đường cống ngầm siêu to dẫn về bể ngầm khổng lồ dưới lòng đất để bơm ra sông...

Còn ta, theo em thì các nhà chức trách nên đưa vào quy chuẩn tiêu chuẩn, cấp phép xây nhà phải làm hệ thống thu nước mưa không cho chảy ra đường, máng xối phải có hệ ống thu nước, nhà mới xây phải có hệ bể ngầm kết cấu tương tự như bể phốt, có thể chứa được 3~4 khối nước để đến khi mưa xuống nước chảy vào đó và thấm ra đất thịt, ý tưởng giống như cái chị dân biểu gì ở TP. HCM ngày trước "mỗi nhà phải có 1 cái lu chống ngập". Nước không còn từ mái tôn xối thẳng ra đường nữa thì sẽ đỡ quá tải cống ngầm ngay, bể chứa nước mưa của mỗi nhà có thể tận dụng tưới cây, phòng cháy, phòng cúp nước, chống hạn mặn.....
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,108
Động cơ
766,617 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Ở ta thành phố nào cũng ngập, từ đồng bằng trung du, thậm chí là lên núi như Đà Lạt cũng ngập. Ngày xưa thì không ngập tự dưng bây giờ ngập khắp nơi. Căn bản là do bê tông, đường nhựa, mái tôn, nhà kính chứ chả do cái gì. Mấy cái bề mặt tiếp xúc đó nó không thấm nước, mưa xuống là mái nhà chảy ra hẻm, hẻm chảy ra đường, đường nhỏ chảy ra đường to, chảy hết xuống cống chảy tiếp ra chỗ trũng, không có chỗ để nước ngấm vào đất lấy gì chả tràn trề lênh láng, đi khắp thành phố không tìm được 1m2 nào mặt đất được tiếp xúc với bầu không khí...

Nhật thì họ chọn giải pháp thu hết nước mưa bằng những đường cống ngầm siêu to dẫn về bể ngầm khổng lồ dưới lòng đất để bơm ra sông...

Còn ta, theo em thì các nhà chức trách nên đưa vào quy chuẩn tiêu chuẩn, cấp phép xây nhà phải làm hệ thống thu nước mưa không cho chảy ra đường, máng xối phải có hệ ống thu nước, nhà mới xây phải có hệ bể ngầm kết cấu tương tự như bể phốt, có thể chứa được 3~4 khối nước để đến khi mưa xuống nước chảy vào đó và thấm ra đất thịt, ý tưởng giống như cái chị dân biểu gì ở TP. HCM ngày trước "mỗi nhà phải có 1 cái lu chống ngập". Nước không còn từ mái tôn xối thẳng ra đường nữa thì sẽ đỡ quá tải cống ngầm ngay, bể chứa nước mưa của mỗi nhà có thể tận dụng tưới cây, phòng cháy, phòng cúp nước, chống hạn mặn.....
Đảo Phú Quốc còn ngập nữa là
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top