[Funland] Giải pháp chống ngập đảm bảo thành công cho Hà Nội và Sài Gòn

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,115
Động cơ
1,277,765 Mã lực
Ở ta thành phố nào cũng ngập, từ đồng bằng trung du, thậm chí là lên núi như Đà Lạt cũng ngập. Ngày xưa thì không ngập tự dưng bây giờ ngập khắp nơi. Căn bản là do bê tông, đường nhựa, mái tôn, nhà kính chứ chả do cái gì. Mấy cái bề mặt tiếp xúc đó nó không thấm nước, mưa xuống là mái nhà chảy ra hẻm, hẻm chảy ra đường, đường nhỏ chảy ra đường to, chảy hết xuống cống chảy tiếp ra chỗ trũng, không có chỗ để nước ngấm vào đất lấy gì chả tràn trề lênh láng, đi khắp thành phố không tìm được 1m2 nào mặt đất được tiếp xúc với bầu không khí...

Nhật thì họ chọn giải pháp thu hết nước mưa bằng những đường cống ngầm siêu to dẫn về bể ngầm khổng lồ dưới lòng đất để bơm ra sông...

Còn ta, theo em thì các nhà chức trách nên đưa vào quy chuẩn tiêu chuẩn, cấp phép xây nhà phải làm hệ thống thu nước mưa không cho chảy ra đường, máng xối phải có hệ ống thu nước, nhà mới xây phải có hệ bể ngầm kết cấu tương tự như bể phốt, có thể chứa được 3~4 khối nước để đến khi mưa xuống nước chảy vào đó và thấm ra đất thịt, ý tưởng giống như cái chị dân biểu gì ở TP. HCM ngày trước "mỗi nhà phải có 1 cái lu chống ngập". Nước không còn từ mái tôn xối thẳng ra đường nữa thì sẽ đỡ quá tải cống ngầm ngay, bể chứa nước mưa của mỗi nhà có thể tận dụng tưới cây, phòng cháy, phòng cúp nước, chống hạn mặn.....
Cơ sở hạ tầng , nhà nước phải làm, lấy từ thuế của dân.
Ông k làm tốt, quy hoạch kém , h lại đẩy về dân là sao? Dân tk mãi mới xây được cái nhà cấp 4, xây thêm cái chỗ chứa nước mưa nữa thì hết bố nó tiền xây nhà.
 

Doan TS

Xe tải
Biển số
OF-859651
Ngày cấp bằng
21/5/24
Số km
228
Động cơ
6,883 Mã lực
Ở ta thì gần như là chưa có hệ thống bể chứa nước chống ngập lụt cục bộ nhưng trong 10 -20 năm nữa chắc sẽ có thôi. Các đô thị lớn như HN và TPHCM nên có những bể chứa nước như thế này ở dưới các sân vận động, công viên, bãi đỗ xe...
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,212
Động cơ
255,849 Mã lực
Những đường mới làm thấy họ chôn cái ống màu đen đường kính khá to. Ống đó là ống cấp hay thoát nước hay là để cáp ngầm nhỉ cụ
Ống to đen hoặc xanh coban HDPE, đk 50_60cm, thường là cấp nước sạch cho khu vực đó
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
1. Không bao giờ giải quyết đc vì nếu làm đẹp, 1 lần xong rồi ko làm nữa thì quân số cắt giảm đi đâu? Đức đã có 1 số bang trả lại tiền cho nhà nước vì nó ko tiêu hết. 2. Chống ngập ko quan trọng bằng việc khác, làm sao ngồi cho chắc, ngập ngụa tính sau.
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,400
Động cơ
954,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E đọc qua thấy tổng chi phí có hơn 3 tỉ đô khoảng hơn 62.000 tỉ trong 17 năm... cá nhân e thấy VN mình cũng hoàn toàn có thể chấp nhận đc, hay cccm nhà mình cùng biểu quyết làm 1 cái nhỉ =)) vì tính ra chưa bằng giá trị vụ Vạn Thịnh Phát, còn thời gian thì chắc cũng bằng cái DA cải tạo QL1 hay mấy đường tàu điện trên cao gì đấy... nên lẽ đương nhiên giá đấy và thời gian đấy là mình chấp nhận làm đi :))
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,400
Động cơ
954,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Không bao giờ giải quyết đc vì nếu làm đẹp, 1 lần xong rồi ko làm nữa thì quân số cắt giảm đi đâu? Đức đã có 1 số bang trả lại tiền cho nhà nước vì nó ko tiêu hết. 2. Chống ngập ko quan trọng bằng việc khác, làm sao ngồi cho chắc, ngập ngụa tính sau.
Đồng ý với cụ
 

cap3hk

Xe điện
Biển số
OF-161247
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
2,133
Động cơ
356,404 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Theo em thì phát free cái bể nước bằng nhựa tái chế một chiều cho bà con. Mưa thì nó hứng vào, dùng để xối nhà vệ sinh, tưới cây, hoặc xả ra trước khi mưa.
Mỗi nhà hứng 5 khối nước thì cũng đỡ nhiều ;))
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
935
Động cơ
1,060,747 Mã lực
Nói ra thì nhiều người lại cà khịa về sự tích của 1 chị đại biểu. Theo em, các tốt nhất để chống ngập là mỗi nhà có 1 lu nước lớn để chứa nước mưa+ 01 bơm nước đi khi tạnh mưa.
Đồng thời, hệ thống thoát nước mưa 1 lưu vực cần có hồ điều hòa đủ sâu và rộng và trạm bơm thoát, bình thường mùa mưa hồ duy trì mực nước thấp, dùng để chứa nước mưa cắt lũ, hết mưa lại bơm nước đi để sẵn sàng cho đợt mưa tiếp theo.
Cách hiệu quả nhất, gắn trách nhiệm của cá nhân với xã hội là mỗi gia đình, trường học, cơ quan nên có 01 lu ( bể) nước mưa đủ lớn kèm bơm thoát như giới thiệu ở mục đầu.
Cho tiết về lượng mưa đỉnh, dung tích bể nước ( >2m3) mỗi gia đình + cơ quan là đủ để cắt mưa lớn, chống ngập.
Cụ nào cần em sẽ có bảng tính hầu các cụ,
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
935
Động cơ
1,060,747 Mã lực
Ở ta thì gần như là chưa có hệ thống bể chứa nước chống ngập lụt cục bộ nhưng trong 10 -20 năm nữa chắc sẽ có thôi. Các đô thị lớn như HN và TPHCM nên có những bể chứa nước như thế này ở dưới các sân vận động, công viên, bãi đỗ xe...
Chỉ cần mỗi trường học, công sở xây cái bể ngầm chữa nước mưa ở sân, bãi đậu xe + bơm thoát và quy trình vận hành chuẩn là xong
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
935
Động cơ
1,060,747 Mã lực
Lấy gì đảm bảo đây cụ?

Ngay Hà Nội nhiều chỗ thoát nước không kịp nên ngập, chứ có phải không có chỗ chứa nước đâu, em làm Văn Quán Hà Đông ngay cạnh hồ đây mà năm nào chả ngập.
Có cái hồ nhưng ko có cống xả vào hồ, ko có bơm thoát khi hết mưa để duy trì dung tích hiệu dụng, ko có quy trình vận hành duy trì mức nước hồ thì có cũng như không cụ ạ,
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,222
Động cơ
654,221 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước khi các bác đọc, em đảm bảo làm xong sẽ chống ngập được. Nhưng làm như thế nào và tiền đâu để làm thì còn lâu em mới nói.

Do vị trí địa lí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất cho nên Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa và đặc biệt là sóng thần. Bên cạnh đó, địa hình núi dốc của Nhật chiếm tới 75% diện tích đất đồng nghĩa với việc khi mưa lớn, các dòng sông tại đây rất dễ bị tràn, gây ra tình trạng ngập lụt.

Để bảo vệ 34 triệu cư dân của thành phố khỏi mưa lớn và những cơn bão nhiệt đới ngày càng khắc nghiệt, Nhật Bản đã cho xây dựng một hệ thống cống dẫn nước khổng lồ nằm bên dưới mặt đất ngay gần thủ đô. Tên đầy đủ của công trình này là Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) nhưng vẫn thường được gọi là G-Cans. Hệ thống G-Cans được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất của Nhật đồng thời là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới.

Theo Web Japan, hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất, dưới một sân bóng đá và công viên ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Dự án bắt đầu từ năm 1992, đi vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009, mất tổng cộng 17 năm để hoàn thành. Toàn bộ công trình được chia ra thực hiện bởi sáu công ty xây dựng Nhật Bản và tổng chi phí lên đến 3 tỷ USD (khoảng 62.400 tỷ VNĐ).

Theo mô tả, hệ thống cống ngầm gồm 5 giếng đứng bê tông lớn, cao 65m, đường kính 32m và được nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,3km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ mang tên Ngôi Đền (The Temple), có chức năng giảm áp lực của nước chảy đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ. Bể nước tối quan trọng này được nâng đỡ bởi 59 cột bê tông cốt thép, kết nối với 78 máy bơm công suất 10MW, có thể bơm tới 200 tấn nước ra sông Edogawa mỗi giây.

Theo như tính toán thiết kế, nước lũ từ các đường ống dẫn nước của thành phố sẽ chảy qua đường hầm rồi vào bên trong các hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để cuối cùng chảy vào Ngôi Đền đồ sộ, rồi được bơm ra sông. Điều này nhằm mục đích giảm tối thiểu mức độ thiệt hại mà lũ lụt có thể gây ra như phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng quan trọng của thành phố đông dân nhất thế giới.

Dự án bắt đầu với ý tưởng chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các thành phố, thị trấn xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edogawa.


Sơ đồ hệ thống hoạt động cống ngầm G-Cans.​

Mặc dù được mệnh danh là công trình thoát nước vĩ đại nhất thế giới nhưng những lợi ích mà hệ thống thoát nước khổng lồ này mang lại vẫn còn là một vấn đề tranh luận của nhiều người. Cho đến nay, tính khả dụng của nó vẫn chưa được phát huy khi mục đích duy nhất mà công trình G-Cans được xây dựng chỉ dành cho những “siêu thiên tai”.
Hệ thống của Nhật gặp mưa lớn vẫn ngập như thường cụ ạ.

Ngoài lý do bê tông hóa nhiều và hệ thống thoát nước kém hiệu quả thì 1 lý do góp phần ko nhỏ vào việc thoát nước chậm ở HN khi mưa lớn là do có quá nhiều cây trên vỉa hè. Lá cây rụng tắc cmn nó miệng cống. Cụ nào đi thủ đô các nước p.Tây hay Tokyo sẽ thấy trên vỉa hè của họ không có nhiều cây to như ở HN, cộng thêm ít rác nữa nên thoát nước cũng nhanh hơn HN
 

TTViet

Xe buýt
Biển số
OF-42487
Ngày cấp bằng
6/8/09
Số km
501
Động cơ
469,483 Mã lực
Theo em thì nên viết một đề án cấp quốc gia hoặc quốc tế gì đó biến 2 Tp Hanoi và Tp HCM thành Venice Amsterdam châu Á luôn. Vừa trữ nước sông Hồng sông Cửu Long mà lại giải quyết được vấn đề tắc đường xe máy oto hỗn độn,
Xe của Vin Vương gì đó chuyển thành cano tàu ghe điện hết cho nó tiện, đằng nào cũng có nhà máy rồi, khỏi phải mua lốp xe la giăng rách việc, He..He...

Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Venice - Thành ...
Where to stay in Amsterdam: a guide to ...

Amsterdam - Wikipedia
Maps show Venice may be underwater soon ...
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,228
Động cơ
644,127 Mã lực
Ở ta thành phố nào cũng ngập, từ đồng bằng trung du, thậm chí là lên núi như Đà Lạt cũng ngập. Ngày xưa thì không ngập tự dưng bây giờ ngập khắp nơi. Căn bản là do bê tông, đường nhựa, mái tôn, nhà kính chứ chả do cái gì. Mấy cái bề mặt tiếp xúc đó nó không thấm nước, mưa xuống là mái nhà chảy ra hẻm, hẻm chảy ra đường, đường nhỏ chảy ra đường to, chảy hết xuống cống chảy tiếp ra chỗ trũng, không có chỗ để nước ngấm vào đất lấy gì chả tràn trề lênh láng, đi khắp thành phố không tìm được 1m2 nào mặt đất được tiếp xúc với bầu không khí...

Nhật thì họ chọn giải pháp thu hết nước mưa bằng những đường cống ngầm siêu to dẫn về bể ngầm khổng lồ dưới lòng đất để bơm ra sông...

Còn ta, theo em thì các nhà chức trách nên đưa vào quy chuẩn tiêu chuẩn, cấp phép xây nhà phải làm hệ thống thu nước mưa không cho chảy ra đường, máng xối phải có hệ ống thu nước, nhà mới xây phải có hệ bể ngầm kết cấu tương tự như bể phốt, có thể chứa được 3~4 khối nước để đến khi mưa xuống nước chảy vào đó và thấm ra đất thịt, ý tưởng giống như cái chị dân biểu gì ở TP. HCM ngày trước "mỗi nhà phải có 1 cái lu chống ngập". Nước không còn từ mái tôn xối thẳng ra đường nữa thì sẽ đỡ quá tải cống ngầm ngay, bể chứa nước mưa của mỗi nhà có thể tận dụng tưới cây, phòng cháy, phòng cúp nước, chống hạn mặn.....
Nhà nào cũng xây 100% diện tích, lấy đâu ra chỗ xây bể ngấm? Chả lẽ xây trong lòng nhà rồi nước ngấm vào móng nhà. Thế thì chẳng mấy mà sập.
Ngày xưa xây nhà chỉ 1 phần diện tích, còn lại là sân vườn. Thế nên nước mới có chỗ mà ngấm. Chưa kể còn nhiều ao, hồ.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,228
Động cơ
644,127 Mã lực
Ở ta thì gần như là chưa có hệ thống bể chứa nước chống ngập lụt cục bộ nhưng trong 10 -20 năm nữa chắc sẽ có thôi. Các đô thị lớn như HN và TPHCM nên có những bể chứa nước như thế này ở dưới các sân vận động, công viên, bãi đỗ xe...
Thời trước vai trò của các bể này chính là ao hồ. Nay lấp đi hết làm nhà rồi.
 

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,151
Động cơ
1,225,191 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Có cái cầu Vĩnh Tuy mới còn ngập lút bánh xe, các cụ mơ cao và xa quá. :))
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,902
Động cơ
50,232 Mã lực
Tuổi
48
Thời trước vai trò của các bể này chính là ao hồ. Nay lấp đi hết làm nhà rồi.
Hôm trc e có xem lịch sử khoảng 6-7 năm thì thấy HN bị lấn chiếm 1 số hồ nho nhỏ thôi, các hồ trước kia cũng bị vậy nhưng thấy hầu như ko ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên mật đô xây dựng quá cao mà ko có hệ thống thoát thích hợp thì ngập cục bộ là ko tránh đc.
Các hồ ao diện tích lớn nhất ở nội thành:

  • Hồ Tây 527,17 ha
  • Hồ Linh Đàm 84,4 ha
  • Hồ trong công viên Yên Sở 50 ha
  • Hồ điều hòa Yên Sở 30 ha
  • Hồ Trúc Bạch 22 ha
  • Hồ Bảy Mẫu 22 ha
  • Hồ Yên Duyên 20 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Hồ Định Công 19,2 ha
  • Ao cá Bác Hồ 17 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Ao Vũng Binh 16,84 ha (Trần Phú, Hoàng Mai)
  • Hồ khu đô thị nam Thăng Long 13,86 ha
  • Hồ Đống Đa 13,567 ha
  • Hồ Harmony 12,4 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ Nam Cường 12,15 ha (Dương Nội, Hà Đông)
  • Hồ Hoàn Kiếm 11,439 ha
  • Ao Áp 10 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Hồ Hóa Nhựa 8,8 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Tiếp Viên 8,6 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Cánh Nhạn 8,498 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Khương Trung 1 (Đầm Hồng) 8,455 ha
  • Hồ Vinhomes Green Bay 8 ha (Nam Từ Liêm)
  • Ao sông Huê 7,9 ha (Lĩnh Nam, Hoàng Mai)
  • Hồ Đền Lừ 7,56 ha
  • Hồ công viên Thanh Xuân 7,44 ha
  • Ao Giữa 7,1 ha (Trần Phú, Hoàng Mai)
  • Hồ Giảng Võ 6,8 ha (Ba Đình)
  • Hồ Thiền Quang 6,017 ha (Hai Bà Trưng)
  • Hồ Thành Công 6,0 ha
  • Hồ Thủ Lệ 6,0 ha
  • Hồ Đô Nghĩa 5,94 ha (Hà Đông)
  • Hồ Quảng Bá 5,442 ha (Nhật Tân, Tây Hồ)
  • Hồ công viên Hòa Bình 5,4 ha
  • Hồ trung tâm hội nghị quốc gia 5,2 ha (Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Khê 5,1 ha (Hà Đông)
  • Hồ Vực 5 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ sinh thái 5 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Nghĩa Đô 4,69 ha
  • Hồ Nam Đồng (Trung Tự) 4,404 ha
  • Hồ Rùa 4,403 ha (Thanh Xuân)
  • Ao sông Con 4,4 ha (Lĩnh Nam, Hoàng Mai)
  • Hồ Vĩnh Hoàng 4,39 ha (Hoàng Mai)
  • Hồ Ba Mẫu 4,318 ha
  • Hồ Đầu Băng 4,25 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Hạ Đình 4,123 ha (Thanh Xuân)
  • Hồ Tư Đình 4 ha (Long Biên)
  • Hồ kho Ba 4 ha (Bắc Từ Liêm)
  • Ao Đầm Trị (Quảng An, Tây Hồ)
  • Ao Đầm Đông 3,868 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Ao Thủy Sứ trên 3,846 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Hồ Vincom 3,85 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ Trung Văn 3,7 ha
  • Hồ Ngọc Khánh 3,58 ha
  • Hồ Linh Quang 3,52 ha
  • Hồ Đầm Khê 3,51 ha (Hà Đông)
  • Hồ Bách Thảo 3,451 ha (Ba Đình)
  • Hồ Tai Trâu 3,2 ha (Long Biên)
  • Hồ Đầm Chuối 3,053 ha
  • Hồ Vĩnh Hưng 3 ha (Hoàng Mai)
  • Hồ Bloc 3 ha (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm)
  • Hồ Cầu Tình 2,9 ha (Gia Thụy, Long Biên)
  • Hồ Văn 2,86 ha (Hà Đông)
  • Hồ Võ 2,86 ha (Hà Đông)
  • Hồ Ủy ban 2,65 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Cần 2,6 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Song 2,6 ha (Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Sòi 2,5 ha (Định Công, Hoàng Mai)
  • Hồ Cự Khối 2 rộng 2,5 ha
  • Hồ số 1 Thạch Bàn 2,28 ha
  • Hồ Đồng 2,22 ha (Thượng Cát, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Tứ Liên 2,21 ha (Tây Hồ)
  • Áo cá Bác Hồ 2,2 ha (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Đầm Hồng (Khương Trung 2) 2,196 ha
  • Hồ điều hòa công viên phía nam cạnh nghĩa trang Mai Dịch 2,14 ha
  • Ao chùa Phổ Linh 2,086 ha (Tây Hồ)
  • Hồ Lâm Du 1,95 ha (Long Biên)
  • Hồ Kim Liên lớn 1,882 ha
  • Ao Vả 1,755 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Hồ Kim Đồng 1,74 ha
  • Hồ Vục 1,67 ha (Long Biên, Long Biên)
  • Hồ Láng Thượng 1,632 ha
  • Hồ Đấu 1,508 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Thạch Bàn 1 rộng 1,5 ha
  • Hồ Hùng Thông 1,49 ha (Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm)
  • Ao Đình 1,49 ha (Thượng Cát, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Văn Chương 1,485 ha
  • Hồ công viên Cầu Giấy 1,46 ha
  • Hồ Tân Thụy 1,44 ha (Phúc Đồng, Long Biên)
  • Hồ Thạch Bàn 2 rộng 1,4 ha
  • Hồ Điều hòa 1,4 ha (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm)
  • Ao xí nghiệp Gà 1,34 ha (Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Gia Quất 1,3 ha (Long Biên)
  • Hồ công viên 1,28 ha (Ngọc Lâm, Long Biên)
  • Hồ K4 phi trường 1,2 ha (Long Biên)
  • Hồ điều hòa S bắc nghĩa trang Mai Dịch 1,17 ha
  • Hồ Phương Liệt 1,143 ha
  • Hồ sinh thái K10 rộng 1,1 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Sài Đồng 1,08 ha
  • Hồ Đầm Tròn 1,067 ha (Ngọc Hà, Ba Đình)
  • Hồ Bảy Gian 1,042 ha (Ngọc Hà, Ba Đình)
  • Hồ Hố Mẻ 1,036 ha
  • Hồ trong khu đô thị Viglacera 1,016 ha (Xuân Phương, Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Nấm 2 rộng 1 ha (Thượng Thanh, Long Biên)
Một số hồ nội thành khác (4 quận trung tâm và ven):
  • Hồ Hào Nam 0,56 ha
  • Hồ Giám 0,45 ha
  • Hồ Khương Đình 0,53 ha
  • Hồ Hữu Tiệp 0,15 ha
  • Hồ đình Ngọc Hà 0,5 ha
  • Hồ Hai Bà Trưng 0,11 ha
  • Hồ Quỳnh 1 rộng 0,75 ha
  • Hồ Kim Liên nhỏ 0,45 ha
  • Hồ đình Ái Mộ 0,53 ha
  • Ao Láng 0,7 ha (Tây Hồ)
  • Ao Hàm Long 0,78 ha (Tây Hồ)

Hn thì e thấy vẫn nhiều hồ quá
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,228
Động cơ
644,127 Mã lực
Hôm trc e có xem lịch sử khoảng 6-7 năm thì thấy HN bị lấn chiếm 1 số hồ nho nhỏ thôi, các hồ trước kia cũng bị vậy nhưng thấy hầu như ko ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên mật đô xây dựng quá cao mà ko có hệ thống thoát thích hợp thì ngập cục bộ là ko tránh đc.
Các hồ ao diện tích lớn nhất ở nội thành:

  • Hồ Tây 527,17 ha
  • Hồ Linh Đàm 84,4 ha
  • Hồ trong công viên Yên Sở 50 ha
  • Hồ điều hòa Yên Sở 30 ha
  • Hồ Trúc Bạch 22 ha
  • Hồ Bảy Mẫu 22 ha
  • Hồ Yên Duyên 20 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Hồ Định Công 19,2 ha
  • Ao cá Bác Hồ 17 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Ao Vũng Binh 16,84 ha (Trần Phú, Hoàng Mai)
  • Hồ khu đô thị nam Thăng Long 13,86 ha
  • Hồ Đống Đa 13,567 ha
  • Hồ Harmony 12,4 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ Nam Cường 12,15 ha (Dương Nội, Hà Đông)
  • Hồ Hoàn Kiếm 11,439 ha
  • Ao Áp 10 ha (Yên Sở, Hoàng Mai)
  • Hồ Hóa Nhựa 8,8 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Tiếp Viên 8,6 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Cánh Nhạn 8,498 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Khương Trung 1 (Đầm Hồng) 8,455 ha
  • Hồ Vinhomes Green Bay 8 ha (Nam Từ Liêm)
  • Ao sông Huê 7,9 ha (Lĩnh Nam, Hoàng Mai)
  • Hồ Đền Lừ 7,56 ha
  • Hồ công viên Thanh Xuân 7,44 ha
  • Ao Giữa 7,1 ha (Trần Phú, Hoàng Mai)
  • Hồ Giảng Võ 6,8 ha (Ba Đình)
  • Hồ Thiền Quang 6,017 ha (Hai Bà Trưng)
  • Hồ Thành Công 6,0 ha
  • Hồ Thủ Lệ 6,0 ha
  • Hồ Đô Nghĩa 5,94 ha (Hà Đông)
  • Hồ Quảng Bá 5,442 ha (Nhật Tân, Tây Hồ)
  • Hồ công viên Hòa Bình 5,4 ha
  • Hồ trung tâm hội nghị quốc gia 5,2 ha (Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Khê 5,1 ha (Hà Đông)
  • Hồ Vực 5 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ sinh thái 5 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Nghĩa Đô 4,69 ha
  • Hồ Nam Đồng (Trung Tự) 4,404 ha
  • Hồ Rùa 4,403 ha (Thanh Xuân)
  • Ao sông Con 4,4 ha (Lĩnh Nam, Hoàng Mai)
  • Hồ Vĩnh Hoàng 4,39 ha (Hoàng Mai)
  • Hồ Ba Mẫu 4,318 ha
  • Hồ Đầu Băng 4,25 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Hạ Đình 4,123 ha (Thanh Xuân)
  • Hồ Tư Đình 4 ha (Long Biên)
  • Hồ kho Ba 4 ha (Bắc Từ Liêm)
  • Ao Đầm Trị (Quảng An, Tây Hồ)
  • Ao Đầm Đông 3,868 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Ao Thủy Sứ trên 3,846 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Hồ Vincom 3,85 ha (Việt Hưng, Long Biên)
  • Hồ Trung Văn 3,7 ha
  • Hồ Ngọc Khánh 3,58 ha
  • Hồ Linh Quang 3,52 ha
  • Hồ Đầm Khê 3,51 ha (Hà Đông)
  • Hồ Bách Thảo 3,451 ha (Ba Đình)
  • Hồ Tai Trâu 3,2 ha (Long Biên)
  • Hồ Đầm Chuối 3,053 ha
  • Hồ Vĩnh Hưng 3 ha (Hoàng Mai)
  • Hồ Bloc 3 ha (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm)
  • Hồ Cầu Tình 2,9 ha (Gia Thụy, Long Biên)
  • Hồ Văn 2,86 ha (Hà Đông)
  • Hồ Võ 2,86 ha (Hà Đông)
  • Hồ Ủy ban 2,65 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Cần 2,6 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Song 2,6 ha (Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Sòi 2,5 ha (Định Công, Hoàng Mai)
  • Hồ Cự Khối 2 rộng 2,5 ha
  • Hồ số 1 Thạch Bàn 2,28 ha
  • Hồ Đồng 2,22 ha (Thượng Cát, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Tứ Liên 2,21 ha (Tây Hồ)
  • Áo cá Bác Hồ 2,2 ha (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Đầm Hồng (Khương Trung 2) 2,196 ha
  • Hồ điều hòa công viên phía nam cạnh nghĩa trang Mai Dịch 2,14 ha
  • Ao chùa Phổ Linh 2,086 ha (Tây Hồ)
  • Hồ Lâm Du 1,95 ha (Long Biên)
  • Hồ Kim Liên lớn 1,882 ha
  • Ao Vả 1,755 ha (Quảng An, Tây Hồ)
  • Hồ Kim Đồng 1,74 ha
  • Hồ Vục 1,67 ha (Long Biên, Long Biên)
  • Hồ Láng Thượng 1,632 ha
  • Hồ Đấu 1,508 ha (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng)
  • Hồ Thạch Bàn 1 rộng 1,5 ha
  • Hồ Hùng Thông 1,49 ha (Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm)
  • Ao Đình 1,49 ha (Thượng Cát, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Văn Chương 1,485 ha
  • Hồ công viên Cầu Giấy 1,46 ha
  • Hồ Tân Thụy 1,44 ha (Phúc Đồng, Long Biên)
  • Hồ Thạch Bàn 2 rộng 1,4 ha
  • Hồ Điều hòa 1,4 ha (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm)
  • Ao xí nghiệp Gà 1,34 ha (Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm)
  • Hồ Gia Quất 1,3 ha (Long Biên)
  • Hồ công viên 1,28 ha (Ngọc Lâm, Long Biên)
  • Hồ K4 phi trường 1,2 ha (Long Biên)
  • Hồ điều hòa S bắc nghĩa trang Mai Dịch 1,17 ha
  • Hồ Phương Liệt 1,143 ha
  • Hồ sinh thái K10 rộng 1,1 ha (Bồ Đề, Long Biên)
  • Hồ Sài Đồng 1,08 ha
  • Hồ Đầm Tròn 1,067 ha (Ngọc Hà, Ba Đình)
  • Hồ Bảy Gian 1,042 ha (Ngọc Hà, Ba Đình)
  • Hồ Hố Mẻ 1,036 ha
  • Hồ trong khu đô thị Viglacera 1,016 ha (Xuân Phương, Nam Từ Liêm)
  • Hồ Đầm Nấm 2 rộng 1 ha (Thượng Thanh, Long Biên)
Một số hồ nội thành khác (4 quận trung tâm và ven):
  • Hồ Hào Nam 0,56 ha
  • Hồ Giám 0,45 ha
  • Hồ Khương Đình 0,53 ha
  • Hồ Hữu Tiệp 0,15 ha
  • Hồ đình Ngọc Hà 0,5 ha
  • Hồ Hai Bà Trưng 0,11 ha
  • Hồ Quỳnh 1 rộng 0,75 ha
  • Hồ Kim Liên nhỏ 0,45 ha
  • Hồ đình Ái Mộ 0,53 ha
  • Ao Láng 0,7 ha (Tây Hồ)
  • Ao Hàm Long 0,78 ha (Tây Hồ)

Hn thì e thấy vẫn nhiều hồ quá
Ăn thua gì so với ngày trước. Đình chùa trước kia bao giờ cũng cạnh ao, hồ, giếng. Mỗi làng ít nhất có 1 cái, mỗi phường lại có mấy làng. Giờ lấp hết rồi.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,678
Động cơ
1,812,492 Mã lực
dân Nhật mà cũng ném rác xuống cống như dân mình thì những công trình chống ngập mênh mông như những đại sảnh dưới lòng thành phố Tokyo đó cũng tắc mẹ nó mà thôi =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top