Công nhận Kamaz đỉnh thật, nhưng xe tải Nga lại ko được chuộng ở các thị trường nước ngoài.
Quân đội ta mua xe tải KamAz, xe M.A.N (Đức), Hàn Quốc, Nhật Bản và cả xe Trung Quốc ... theo mục đích sử dụng
Cùng phân khúc KamAz rẻ hơn MAN, nên thường mua khung gần KamAz để chế cháo gắn tên lửa....
Có lần trong giải Dakar, MAN đưa xe động cơ mạnh 1.000 mã lực, phóng nhanh, qua đỉnh đụn cát xe bay luôn và ngã ngửa ra. Trong khi KamAz thì không mạnh bằng, nhưng dẻo dai về đích
Ngoài tài xế cũng là yếu tố rất quan trọng. Nga có đội "KamAz-Master" toàn là những tay lái giỏi. Nhưng nay tuổi 40 rồi, khó mà giữ được thành tích nên phải giã từ thôi
Độ bền của xe cũng là yếu tố thương mại quan trọng. Xe thi trong giải chỉ chạy dưới 10.000 km , thì tha hồ độ chế, nhưng xe chạy hàng ngày thì khác. Xe Nga hay hỏng hóc vặt. Dù là nước xứ lạnh, những xe KamAz thời xưa phải đốt nóng bơm dầu vào mùa đông. Đốt đúng nghĩa đen, nghĩa là dùng bùi nhùi vải đốt bơm dầu khi trời lạnh dưới 0 độ C. Trong khi các xe tư bản sản xuất thì không cần
Xe HILUX chạy sa mạc thì OK, nhưng người Việt Nam thì không khoái vì chê là cứng
Đi thi là một chuyện, thương mại là một chuyện
Ngày xưa xe ZiL -130 chạy xăng A-76 (tiêu chuẩn Nga), tiêu thụ 32 lít-40 lít xăng/100 km tuỳ mặt đường, tải trọng 4,5 tấn. Trong khi các nước làm xe tải 4,5 tấn (như IFA) sử dụng động cơ diesel tiết kiệm hơn nhiều (16 lít/100 km)
Trong chiến tranh, Liên Xô cung cấp cho ta xăng A-72 để sử dụng cho xe tải tỷ số nén thấp, khi dùng cho ZiL-130 đều làm xe yếu đi và hỏng mặt máy do bị kích nổ sớm, vì ZiL-130 đòi A-76