Nhiều cụ chán vãi! Chả tìm hiểu tý gì lên chém gió rồi chửi như đúng rồi! Internet thì sẵn có rồi, lên google tý cho có thêm nhiều thông tin, kiến thức rồi chém cho đỡ mất thời gian!
So với các nước thì em thấy mình hỗ trợ còn ít và chậm lắm! Quốc tế nó làm nhanh lắm!
https://thoibaonganhang.vn/chinh-phu-hanh-dong-trach-nhiem-chu-khong-giai-cuu-vietnam-airlines-104037.html
Nhiều nước đã mạnh tay hỗ trợ ngành hàng không
Phản biện về đề xuất của Vietnam Airlines, các chuyên gia, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đều cho rằng việc Chính phủ tập trung hỗ trợ cho ngành hàng không, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia, không phải là chuyện hiếm, kể cả đối với các nước phát triển vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra nhiều dẫn chứng cho thấy, tính đến tháng 5/2020, Chính phủ các nước đã hỗ trợ ngành hàng không với con số tương đối lớn. Trong đó, có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác, bơm tiền, giảm thuế xăng dầu...
Đơn cử như Chính phủ Đức đầu tư thêm 20% cổ phần cho hãng không Lufthansa với khoản đầu tư hơn 6 tỷ Euro. Ở Pháp, Chính phủ cho Air France - cũng là hãng hàng không quốc gia vay trực tiếp 3 tỷ Euro từ ngân sách, bảo lãnh 90% cho hãng này vay từ ngân hàng thương mại thêm 4 tỷ USD.
Ở Mỹ, gần như hãng hàng không nào cũng có hỗ trợ, dù nhiều hay ít, với tổng giá trị 25 tỷ USD. Ở Bồ Đào Nha, Chính phủ đầu tư 1,2 tỷ Euro vào TAP Airlines để tăng thêm vốn chủ sở hữu từ 50% lên 72,5%. Singapore thông qua Temasek cam kết hỗ trợ 13,5 tỷ cho Singapore Airlines, vừa tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vừa phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi, và các khoản vay bắc cầu…
Ở Thái Lan, Chính phủ bảo trợ cho Thai Airways phá sản. Còn đối với Nhật Bản, Chính phủ cam kết hỗ trợ cho ANA thông qua các khoản bảo lãnh tại các ngân hàng lên tới 10 tỷ USD.
Tại Việt Nam, ông Cung nhấn mạnh, cho đến nay các cơ quan quản lý mới thực hiện vai trò của Chính phủ là quản lý nhà nước để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách chung, còn chức năng thực hiện vai trò chủ sở hữu thì chưa.
“Trên thực tế, VNA thiếu hụt thanh khoản như vậy, để tồn tại thì bằng cách nào giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng không chỉ ban lãnh đạo VNA phải suy nghĩ đâu, mà chính chủ sở hữu cũng suy nghĩ, vì nếu không làm thì mất vốn”, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến nghị.
Ông Cung lưu ý thêm, không nên nhầm lẫn giữa 2 vai trò của Chính phủ (gồm quản lý Nhà nước và chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp) và cho rằng việc Chính phủ có hành động và trách nhiệm với VNA chứ không phải "giải cứu", vì đây là hành động với vai trò là nhà đầu tư, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
So với các nước thì em thấy mình hỗ trợ còn ít và chậm lắm! Quốc tế nó làm nhanh lắm!
https://thoibaonganhang.vn/chinh-phu-hanh-dong-trach-nhiem-chu-khong-giai-cuu-vietnam-airlines-104037.html
Nhiều nước đã mạnh tay hỗ trợ ngành hàng không
Phản biện về đề xuất của Vietnam Airlines, các chuyên gia, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đều cho rằng việc Chính phủ tập trung hỗ trợ cho ngành hàng không, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia, không phải là chuyện hiếm, kể cả đối với các nước phát triển vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra nhiều dẫn chứng cho thấy, tính đến tháng 5/2020, Chính phủ các nước đã hỗ trợ ngành hàng không với con số tương đối lớn. Trong đó, có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác, bơm tiền, giảm thuế xăng dầu...
Đơn cử như Chính phủ Đức đầu tư thêm 20% cổ phần cho hãng không Lufthansa với khoản đầu tư hơn 6 tỷ Euro. Ở Pháp, Chính phủ cho Air France - cũng là hãng hàng không quốc gia vay trực tiếp 3 tỷ Euro từ ngân sách, bảo lãnh 90% cho hãng này vay từ ngân hàng thương mại thêm 4 tỷ USD.
Ở Mỹ, gần như hãng hàng không nào cũng có hỗ trợ, dù nhiều hay ít, với tổng giá trị 25 tỷ USD. Ở Bồ Đào Nha, Chính phủ đầu tư 1,2 tỷ Euro vào TAP Airlines để tăng thêm vốn chủ sở hữu từ 50% lên 72,5%. Singapore thông qua Temasek cam kết hỗ trợ 13,5 tỷ cho Singapore Airlines, vừa tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vừa phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi, và các khoản vay bắc cầu…
Ở Thái Lan, Chính phủ bảo trợ cho Thai Airways phá sản. Còn đối với Nhật Bản, Chính phủ cam kết hỗ trợ cho ANA thông qua các khoản bảo lãnh tại các ngân hàng lên tới 10 tỷ USD.
Tại Việt Nam, ông Cung nhấn mạnh, cho đến nay các cơ quan quản lý mới thực hiện vai trò của Chính phủ là quản lý nhà nước để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách chung, còn chức năng thực hiện vai trò chủ sở hữu thì chưa.
“Trên thực tế, VNA thiếu hụt thanh khoản như vậy, để tồn tại thì bằng cách nào giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng không chỉ ban lãnh đạo VNA phải suy nghĩ đâu, mà chính chủ sở hữu cũng suy nghĩ, vì nếu không làm thì mất vốn”, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến nghị.
Ông Cung lưu ý thêm, không nên nhầm lẫn giữa 2 vai trò của Chính phủ (gồm quản lý Nhà nước và chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp) và cho rằng việc Chính phủ có hành động và trách nhiệm với VNA chứ không phải "giải cứu", vì đây là hành động với vai trò là nhà đầu tư, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.