[Funland] giải cứu’ Vietnam Airlines

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,330
Động cơ
368,102 Mã lực
Nhiều cụ chán vãi! Chả tìm hiểu tý gì lên chém gió rồi chửi như đúng rồi! Internet thì sẵn có rồi, lên google tý cho có thêm nhiều thông tin, kiến thức rồi chém cho đỡ mất thời gian!

So với các nước thì em thấy mình hỗ trợ còn ít và chậm lắm! Quốc tế nó làm nhanh lắm!


https://thoibaonganhang.vn/chinh-phu-hanh-dong-trach-nhiem-chu-khong-giai-cuu-vietnam-airlines-104037.html

Nhiều nước đã mạnh tay hỗ trợ ngành hàng không
Phản biện về đề xuất của Vietnam Airlines, các chuyên gia, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đều cho rằng việc Chính phủ tập trung hỗ trợ cho ngành hàng không, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia, không phải là chuyện hiếm, kể cả đối với các nước phát triển vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ ra nhiều dẫn chứng cho thấy, tính đến tháng 5/2020, Chính phủ các nước đã hỗ trợ ngành hàng không với con số tương đối lớn. Trong đó, có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác, bơm tiền, giảm thuế xăng dầu...
Đơn cử như Chính phủ Đức đầu tư thêm 20% cổ phần cho hãng không Lufthansa với khoản đầu tư hơn 6 tỷ Euro. Ở Pháp, Chính phủ cho Air France - cũng là hãng hàng không quốc gia vay trực tiếp 3 tỷ Euro từ ngân sách, bảo lãnh 90% cho hãng này vay từ ngân hàng thương mại thêm 4 tỷ USD.
Ở Mỹ, gần như hãng hàng không nào cũng có hỗ trợ, dù nhiều hay ít, với tổng giá trị 25 tỷ USD. Ở Bồ Đào Nha, Chính phủ đầu tư 1,2 tỷ Euro vào TAP Airlines để tăng thêm vốn chủ sở hữu từ 50% lên 72,5%. Singapore thông qua Temasek cam kết hỗ trợ 13,5 tỷ cho Singapore Airlines, vừa tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vừa phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi, và các khoản vay bắc cầu…
Ở Thái Lan, Chính phủ bảo trợ cho Thai Airways phá sản. Còn đối với Nhật Bản, Chính phủ cam kết hỗ trợ cho ANA thông qua các khoản bảo lãnh tại các ngân hàng lên tới 10 tỷ USD.
Tại Việt Nam, ông Cung nhấn mạnh, cho đến nay các cơ quan quản lý mới thực hiện vai trò của Chính phủ là quản lý nhà nước để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách chung, còn chức năng thực hiện vai trò chủ sở hữu thì chưa.
“Trên thực tế, VNA thiếu hụt thanh khoản như vậy, để tồn tại thì bằng cách nào giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng không chỉ ban lãnh đạo VNA phải suy nghĩ đâu, mà chính chủ sở hữu cũng suy nghĩ, vì nếu không làm thì mất vốn”, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến nghị.
Ông Cung lưu ý thêm, không nên nhầm lẫn giữa 2 vai trò của Chính phủ (gồm quản lý Nhà nước và chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp) và cho rằng việc Chính phủ có hành động và trách nhiệm với VNA chứ không phải "giải cứu", vì đây là hành động với vai trò là nhà đầu tư, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Mình vẫn đánh giá VNA khá ổn về hiệu quả, lợi nhuận năm 2019 khá. Cũng ko nên tư nhân hóa VNA làm gì, giảm dần tỷ lệ nhà nước trên dưới 65% thì hay hơn; quan trọng là các cơ chế có tính "hành chính nhà nước" trói buộc công ty nên giải phóng cho tự chủ tự quyết kiểm soát = SCIC, chứ ko phải qđ hành chính - đưa nhiều thành viên HĐQT độc lập, nước ngoài vào ngồi HĐQT - cả ở cấp công ty con.

Nhân viên cũng nên đuổi bớt, quá cồng kềnh, như chấm điểm thái độ tiếp viên đuổi bớt mấy em mặt cau có :D

Em dị ứng với thái độ phục vụ của các công ty nhà nước chi phối, các phòng giao dịch Vietcombank cũng vậy quá chán.

Chết.
Đuổi sao được.
Các em cau có tuyền CCCC cả đấy.
Các cụ quở chết :P :P :P
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Chết.
Đuổi sao được.
Các em cau có tuyền CCCC cả đấy.
Các cụ quở chết :P :P :P
Sợ éo các cụ, đã làm boss éo sợ bóng sợ gió. Đôi khi chỉ vì cái Luật lao động củ chuối nên đuổi người nhà nước phải dùng nhiều chiêu trò.

Có nhiều thế hệ lãnh đạo trẻ cấp tiến muốn thay máu nhân viên tạo động lực mới cho tổ chức mà tiến lên mắc núi trở lại mắc sông.

Nhưng ngưòi ta vẫn làm đấy, chỉ là nhanh hay chậm thôi. Đừng thử thách sự kiên nhẫn của các Boss.

Ну, погоди! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Katy Phan

Xe tải
Biển số
OF-541379
Ngày cấp bằng
14/11/17
Số km
221
Động cơ
165,600 Mã lực
Tuổi
29
vác hành lý leo cầu thang tập thể dục cho khỏe người trước khi bay vivu,,,ahihi
123.PNG
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Sợ éo các cụ, đã làm boss éo sợ bóng sợ gió. Đôi khi chỉ vì cái Luật lao động củ chuối nên đuổi người nhà nước phải dùng nhiều chiêu trò.

Có nhiều thế hệ lãnh đạo trẻ cấp tiến muốn thay máu nhân viên tạo động lực mới cho tổ chức mà tiến lên mắc núi trở lại mắc sông.

Nhưng ngưòi ta vẫn làm đấy, chỉ là nhanh hay chậm thôi. Đừng thử thách sự kiên nhẫn của các Boss.

Ну, погоди! :D
Boss nào ???
Có mà nhân viên đuổi boss trước nha.
Người công ty 2 trong VNA đầy.
Ở đấy em biết 1 cặp thiếu tướng.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Boss nào ???
Có mà nhân viên đuổi boss trước nha.
Người công ty 2 trong VNA đầy.
Ở đấy em biết 1 cặp thiếu tướng.
Cụ nói làm e sợ quá :D đuổi boss thì boss sang hãng khác làm, người tài đi đâu mà chẳng được trọng dụng. Boss giỏi hiếm. Bây giờ thị trường mở, bầu trời mở, đâu chỉ mỗi VNA.
 
Chỉnh sửa cuối:

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,330
Động cơ
368,102 Mã lực
So với Singapore về tầm nhìn và tham vọng, thì Việt Nam mình chỉ là quá muỗi! Hàng không phát triển thì vô vàn ngành khác phát triển theo! Các cụ cứ đừng thấy hàng không tư nhân là tốt! Hàng không quốc gia nó là công cụ, nền tảng nhiều khi phải hy sinh lợi nhuận, lợi ích để mang lại sự phát triển cho các ngành kinh tế khác! Chính vì thế mà Singapore nó có nhiều động thái hỗ trợ mà nhiều cụ cho là "khó ngửi" như kiểu: hỗ trợ để chi trả tiền lương cho nhân viên,...Nếu cứ mãi với tầm nhìn khắt khe như nhiều cụ thì Singapore nó là "cửa ngõ hàng không" thế giới, còn Việt Nam thì chỉ là cái "cổng làng" :))


[TheSaigonTimes] Singapore quyết giữ vị trí 'cửa ngõ hàng không' thế giới


Hãng hàng không Singapore Airlines được hỗ trợ đến 19 tỉ đô la Singapore (SGD), tương đương 13,27 tỉ đô la Mỹ để vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Đây là gói tài chính lớn trong lịch sử đối với một hãng hàng không nếu chúng ta so sánh với gói hỗ trợ 58 tỉ đô la Mỹ của Tổng thống Donald Trump cho hàng trăm hãng hàng không Hoa Kỳ.
Những chuyến Bay mùa "Tết Cô Vy" (kì 1)
K6 khai thác thành công chuyến bay charter hàng hóa trên Cabin đầu tiên
Vớỉ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Singapore, hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines và sân bay Changi sẽ sớm bay cao và lấy lại vị trí “cửa ngõ hàng không” của châu Á. Biên tập viên về hàng không Karamjit Kaur của tờ Straits Times nhận định như vậy.
Không để SIA chúi mũi
Thông điệp rất to và rõ ràng. Singapore không thể để hãng hàng không quốc gia SIA chúi mũi trong cơn khủng hoảng tồi tệ nhất mà ngành hàng không thương mại thế giới từng chứng kiến.
Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) dự báo rằng đến cuối tháng 5, phần lớn các hãng hàng không sẽ phá sản. SIA nhất định sẽ không có tên trong danh sách đó.
“Thông qua hỗ trợ của chính phủ cho ngành hàng không, và nếu cần thiết sẽ có những hỗ trợ trực tiếp, chúng ta sẽ chắc chắn rằng SIA sẽ có thể vượt qua giai đoạn này mà không bị tổn hại”, Phó Thủ tướng Heng Swee Keat phát biểu tại quốc hội trong phiên họp cuối tháng 3 khi công bố gói hỗ trợ kinh tế thứ hai có tên là Hội nhập (Resilience) trị giá đến 48,4 tỉ SGD.

Cửa ngõ hàng không thế giới
Kế hoạch hỗ trợ không chỉ là cứu SIA mà thôi, mà cần phải nhìn xa hơn tình trạng sống còn của Changi với vai trò là cửa ngõ hàng không (air hub). Phó thủ tướng Heng nhận định: “Một hãng SIA bị thu nhỏ sẽ làm hao mòn khả năng hồi phục của air hub từ cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Ngược lại, điều này cũng có những hệ quả tích cực đối với nền kinh tế, khi mà cửa ngõ hàng không Changi hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng như du lịch, sản xuất và hậu cần. Các đường bay dày đặc sẽ giúp các công ty có trụ sở ở Singapore tiếp cận các cơ hội ở nước ngoài tốt hơn và giúp Singapore trở thành nên thu hút các tập đoàn ngoại quốc đang tìm cách làm ăn ở châu Á.
Năm ngoái, tập đoàn SIA Group bao gồm hãng hàng không SIA, hãng hàng không khu vực SilkAir, hãng giá rẻ Scoot và SIA Cargo chiếm đến hơn 50% lượng hành khách và hàng hóa tại sân bay Changi.
Mạng đường bay trải rộng của tập đoàn – với SIA và SilkAir bay đến 94 điểm đến ở 34 nước trước khi dịch Covid-19 bùng phát – cũng thu hút các hãng bay ngoại bay đến Singapore để tìm cách kết nối với phần còn lại của thế giới.
Hỗ trợ cần thiết
Như các hãng hàng không và các công ty dịch vụ liên quan, SIA sẽ nhận được hỗ trợ để chi trả tiền lương cho nhân viên và các trợ giúp khác như giảm bớt tiền thuê phòng chờ (lounge) và văn phòng ở sân bay Changi. Mới nhất là việc miễn phí đậu máy bay đã được gia hạn thêm từ cuối tháng 7 thành cuối tháng 10.
Ngoài ra, SIA còn được quăng cái phao cứu sinh trị giá 15 tỉ SGD từ quỹ Temasek vốn sở hữu 55% cổ phần của hãng. Kế hoạch là phát hành trái phiếu bắt buộc có thể chuyển đổi và bán cổ phiếu mới đến các cổ đông hiện tại. Temasek cam kết sẽ mua lại cổ phiếu và trái phiếu mà không ai mua.
Trong khi đó, SIA cũng thu xếp được 4 tỉ SGD vốn bắc cầu với DBS Bank. Thanh khoản đóng vai trò quan trọng đối với SIA vốn cắt giảm 96% năng lực cung tải và buộc phải cho “nằm đất” 138/147 máy bay của SIA và SilkAir. Trước khi cắt giảm, số chuyến bay của SIA Group vượt quá 250 chuyến mỗi ngày từ sân bay Changi.
Quan hệ cộng sinh
Khó có thể đoán trước cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng khi kinh tế toàn cầu hồi phục, SIA cần phải sẵn sàng cất cánh để vị trí cửa ngõ hàng không sớm hồi phục và không bị tước đoạt. Số phận của cả hai chưa bao giờ hòa quyện làm một như vậy.
Các chuyên gia hàng không kỳ cựu sẽ nhớ rõ rằng năm 2003 – khi quan hệ giữa SIA và các nghiệp đoàn vô cùng căng thẳng trong lúc dịch SARS hoành hành – nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nó rất rõ sự lựa chọn của ông. Nếu phải chọn giữa hãng hàng không quốc gia và vị thế cửa ngõ hàng không, ông sẽ chọn cái thứ hai.
Nhiều thay đổi kể từ thời điểm đó đã đưa hai lựa chọn – tức hai thái cực – gần lại với nhau hơn. Nhu cầu đi lại hàng không bùng nổ trong vòng 10-12 năm qua đã gia tăng mức độ cạnh trạnh giữa các hãng bay và dẫn đến sự hình thành của các hãng mới, đặc biệt là các hãng bay giá rẻ.
Các sân bay trong khu vực đang tăng cường năng lực hoạt động. Điều này đem lại thách thức cho sân bay Changi và vai trò cửa ngõ hàng không của Singapore. Các loại máy bay đời mới có khả năng bay tầm xa hơn đã đe dọa khả năng trụ vững của một sân bay quá cảnh như Changi.
Ông Abbas Ismail, trưởng bộ môn quản lý hàng không dân dụng của trường Temasek Polytechnice, phát biểu rằng: “Singapore đã có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như bây giờ hành khách có quá nhiều hãng bay để lựa chọn”.
Khi công nghiệp hàng không phát triển, mối quan hệ cộng sinh giữa sân bay và các hãng hàng không chủ nhà càng bền chặt.
“Nếu bạn nhìn vào các air hub trên thế giới, các cửa ngõ hàng không hoặc là được một hãng hàng không địa phương rất mạnh hỗ trợ - như Dubai, Doha và Singapore chẳng hạn, hoặc là một thành phố rất thu hút du khách từ mọi nơi – như Bangkok, London và New York”, ông Abbas nhận định.
Khi nền kinh tế của Singapore tiếp tục phát triển, vai trò dẫn dắt sự phát triển quốc gia của SIA cũng như vậy – chuyên gia hàng không Abbas nói.
“Singapore không thể phụ thuộc vào một hãng hàng không ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu hàng không trong nước. Nền kinh tế chung ta phụ thuộc vào lượng khách quốc tế đi và đến Singapore. Chúng ta không thể bị tính khí thất thường, tính đồng bóng của một hãng hàng không ngoại lai bắt giữ làm con tin”, ông Abbas nói.
Sức mạnh không ai có
Ngược với tình huống trên, người ta đánh giá cao lý do tại sao Singapore cho là quan trọng khi hãng hàng không quốc gia vững mạnh. Tức là mọi người đồng lòng cứu SIA, gián tiếp là số phận của Changi.
Giáo sư Guido Gianasso, một chuyên gia hàng không từ Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, nói rằng: “So với các hãng hàng không khác, SIA có một thế mạnh rất quan trọng: chính phủ, các nghiệp đoàn và mọi người Singapore đồng lòng để cứu hãng. Đây không phải là chuyện dành cho các hãng hàng không châu Âu hoặc Hoa Kỳ”.
SIA vẫn chưa thoát khỏi bóng mây đen và nhân viên của hãng hiện đang bị giảm lương phải chuẩn bị tinh thần là tình hình khó khăn sẽ kéo dài một thời gian.
Tuy nhiên, họ có thể an tâm khi biết rằng không như các hãng khác sẽ bị phá sản, hãng bay của họ vẫn tồn tại.
Covid-19 sẽ qua đi và khi đó, cơ hội mới sẽ đến với ai còn sống sót. Sẽ có các vụ sáp nhập, các hãng yếu ớt sẽ biến mất.
Các hỗ trợ tài chính thiết yếu giúp SIA giữ được vị trí của mình trong giai đoạn đầy thách đố. Điều đó có nghĩa SIA Group có thể có cơ hội thâu tóm các hãng khác – nhà phân tích hàng không độc lập Brendan Sobie nhận định.
SIA phải chờ đến ngày đó. Và khi thời cơ đến, hãng phải nhanh chóng tận dụng sự hồi phục của nền kinh tế. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nước ngoài, không có lý do gì mà hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines không thể cất cao cánh trở lại.
Cre: Ricky Hồ - The Saigon Times
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Cụ nói làm e sợ quá :D đuổi boss thì boss sang hãng khác làm, người tài đi đâu mà chẳng được trọng dụng. Boss giỏi hiếm. Bây giờ thị trường mở, bầu trời mở, đâu chỉ mỗi VNA.
Hạng boss sống bám cơ chế thì chỉ đi ăn mày !!!
Em thật :D
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Hạng boss sống bám cơ chế thì chỉ đi ăn mày !!!
Em thật :D
Cụ nói thế cũng hơi quá, cũng không ít boss nhà nước giỏi, đàng hoàng, kiên trì thay đổi. VNA được như năm 2019 vì vẫn còn người có tâm có tài.

Năm nay coi như bỏ, cơ chế nhà nước lòng thòng ko hợp với xử lý khủng hoảng như covid, may mà kịp thông qua ko thì chết ngắc cả mấy chục nghìn tỏi tài sản hữu hình, chưa kể tài sản vô hình, đổ sông đổ biển.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
So với Singapore về tầm nhìn và tham vọng, thì Việt Nam mình chỉ là quá muỗi! Hàng không phát triển thì vô vàn ngành khác phát triển theo! Các cụ cứ đừng thấy hàng không tư nhân là tốt! Hàng không quốc gia nó là công cụ, nền tảng nhiều khi phải hy sinh lợi nhuận, lợi ích để mang lại sự phát triển cho các ngành kinh tế khác! Chính vì thế mà Singapore nó có nhiều động thái hỗ trợ mà nhiều cụ cho là "khó ngửi" như kiểu: hỗ trợ để chi trả tiền lương cho nhân viên,...Nếu cứ mãi với tầm nhìn khắt khe như nhiều cụ thì Singapore nó là "cửa ngõ hàng không" thế giới, còn Việt Nam thì chỉ là cái "cổng làng" :))


[TheSaigonTimes] Singapore quyết giữ vị trí 'cửa ngõ hàng không' thế giới


Hãng hàng không Singapore Airlines được hỗ trợ đến 19 tỉ đô la Singapore (SGD), tương đương 13,27 tỉ đô la Mỹ để vượt qua khủng hoảng dịch bệnh. Đây là gói tài chính lớn trong lịch sử đối với một hãng hàng không nếu chúng ta so sánh với gói hỗ trợ 58 tỉ đô la Mỹ của Tổng thống Donald Trump cho hàng trăm hãng hàng không Hoa Kỳ.
Những chuyến Bay mùa "Tết Cô Vy" (kì 1)
K6 khai thác thành công chuyến bay charter hàng hóa trên Cabin đầu tiên
Vớỉ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Singapore, hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines và sân bay Changi sẽ sớm bay cao và lấy lại vị trí “cửa ngõ hàng không” của châu Á. Biên tập viên về hàng không Karamjit Kaur của tờ Straits Times nhận định như vậy.
Không để SIA chúi mũi
Thông điệp rất to và rõ ràng. Singapore không thể để hãng hàng không quốc gia SIA chúi mũi trong cơn khủng hoảng tồi tệ nhất mà ngành hàng không thương mại thế giới từng chứng kiến.
Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) dự báo rằng đến cuối tháng 5, phần lớn các hãng hàng không sẽ phá sản. SIA nhất định sẽ không có tên trong danh sách đó.
“Thông qua hỗ trợ của chính phủ cho ngành hàng không, và nếu cần thiết sẽ có những hỗ trợ trực tiếp, chúng ta sẽ chắc chắn rằng SIA sẽ có thể vượt qua giai đoạn này mà không bị tổn hại”, Phó Thủ tướng Heng Swee Keat phát biểu tại quốc hội trong phiên họp cuối tháng 3 khi công bố gói hỗ trợ kinh tế thứ hai có tên là Hội nhập (Resilience) trị giá đến 48,4 tỉ SGD.

Cửa ngõ hàng không thế giới
Kế hoạch hỗ trợ không chỉ là cứu SIA mà thôi, mà cần phải nhìn xa hơn tình trạng sống còn của Changi với vai trò là cửa ngõ hàng không (air hub). Phó thủ tướng Heng nhận định: “Một hãng SIA bị thu nhỏ sẽ làm hao mòn khả năng hồi phục của air hub từ cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Ngược lại, điều này cũng có những hệ quả tích cực đối với nền kinh tế, khi mà cửa ngõ hàng không Changi hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng như du lịch, sản xuất và hậu cần. Các đường bay dày đặc sẽ giúp các công ty có trụ sở ở Singapore tiếp cận các cơ hội ở nước ngoài tốt hơn và giúp Singapore trở thành nên thu hút các tập đoàn ngoại quốc đang tìm cách làm ăn ở châu Á.
Năm ngoái, tập đoàn SIA Group bao gồm hãng hàng không SIA, hãng hàng không khu vực SilkAir, hãng giá rẻ Scoot và SIA Cargo chiếm đến hơn 50% lượng hành khách và hàng hóa tại sân bay Changi.
Mạng đường bay trải rộng của tập đoàn – với SIA và SilkAir bay đến 94 điểm đến ở 34 nước trước khi dịch Covid-19 bùng phát – cũng thu hút các hãng bay ngoại bay đến Singapore để tìm cách kết nối với phần còn lại của thế giới.
Hỗ trợ cần thiết
Như các hãng hàng không và các công ty dịch vụ liên quan, SIA sẽ nhận được hỗ trợ để chi trả tiền lương cho nhân viên và các trợ giúp khác như giảm bớt tiền thuê phòng chờ (lounge) và văn phòng ở sân bay Changi. Mới nhất là việc miễn phí đậu máy bay đã được gia hạn thêm từ cuối tháng 7 thành cuối tháng 10.
Ngoài ra, SIA còn được quăng cái phao cứu sinh trị giá 15 tỉ SGD từ quỹ Temasek vốn sở hữu 55% cổ phần của hãng. Kế hoạch là phát hành trái phiếu bắt buộc có thể chuyển đổi và bán cổ phiếu mới đến các cổ đông hiện tại. Temasek cam kết sẽ mua lại cổ phiếu và trái phiếu mà không ai mua.
Trong khi đó, SIA cũng thu xếp được 4 tỉ SGD vốn bắc cầu với DBS Bank. Thanh khoản đóng vai trò quan trọng đối với SIA vốn cắt giảm 96% năng lực cung tải và buộc phải cho “nằm đất” 138/147 máy bay của SIA và SilkAir. Trước khi cắt giảm, số chuyến bay của SIA Group vượt quá 250 chuyến mỗi ngày từ sân bay Changi.
Quan hệ cộng sinh
Khó có thể đoán trước cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng khi kinh tế toàn cầu hồi phục, SIA cần phải sẵn sàng cất cánh để vị trí cửa ngõ hàng không sớm hồi phục và không bị tước đoạt. Số phận của cả hai chưa bao giờ hòa quyện làm một như vậy.
Các chuyên gia hàng không kỳ cựu sẽ nhớ rõ rằng năm 2003 – khi quan hệ giữa SIA và các nghiệp đoàn vô cùng căng thẳng trong lúc dịch SARS hoành hành – nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nó rất rõ sự lựa chọn của ông. Nếu phải chọn giữa hãng hàng không quốc gia và vị thế cửa ngõ hàng không, ông sẽ chọn cái thứ hai.
Nhiều thay đổi kể từ thời điểm đó đã đưa hai lựa chọn – tức hai thái cực – gần lại với nhau hơn. Nhu cầu đi lại hàng không bùng nổ trong vòng 10-12 năm qua đã gia tăng mức độ cạnh trạnh giữa các hãng bay và dẫn đến sự hình thành của các hãng mới, đặc biệt là các hãng bay giá rẻ.
Các sân bay trong khu vực đang tăng cường năng lực hoạt động. Điều này đem lại thách thức cho sân bay Changi và vai trò cửa ngõ hàng không của Singapore. Các loại máy bay đời mới có khả năng bay tầm xa hơn đã đe dọa khả năng trụ vững của một sân bay quá cảnh như Changi.
Ông Abbas Ismail, trưởng bộ môn quản lý hàng không dân dụng của trường Temasek Polytechnice, phát biểu rằng: “Singapore đã có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như bây giờ hành khách có quá nhiều hãng bay để lựa chọn”.
Khi công nghiệp hàng không phát triển, mối quan hệ cộng sinh giữa sân bay và các hãng hàng không chủ nhà càng bền chặt.
“Nếu bạn nhìn vào các air hub trên thế giới, các cửa ngõ hàng không hoặc là được một hãng hàng không địa phương rất mạnh hỗ trợ - như Dubai, Doha và Singapore chẳng hạn, hoặc là một thành phố rất thu hút du khách từ mọi nơi – như Bangkok, London và New York”, ông Abbas nhận định.
Khi nền kinh tế của Singapore tiếp tục phát triển, vai trò dẫn dắt sự phát triển quốc gia của SIA cũng như vậy – chuyên gia hàng không Abbas nói.
“Singapore không thể phụ thuộc vào một hãng hàng không ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu hàng không trong nước. Nền kinh tế chung ta phụ thuộc vào lượng khách quốc tế đi và đến Singapore. Chúng ta không thể bị tính khí thất thường, tính đồng bóng của một hãng hàng không ngoại lai bắt giữ làm con tin”, ông Abbas nói.
Sức mạnh không ai có
Ngược với tình huống trên, người ta đánh giá cao lý do tại sao Singapore cho là quan trọng khi hãng hàng không quốc gia vững mạnh. Tức là mọi người đồng lòng cứu SIA, gián tiếp là số phận của Changi.
Giáo sư Guido Gianasso, một chuyên gia hàng không từ Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang, nói rằng: “So với các hãng hàng không khác, SIA có một thế mạnh rất quan trọng: chính phủ, các nghiệp đoàn và mọi người Singapore đồng lòng để cứu hãng. Đây không phải là chuyện dành cho các hãng hàng không châu Âu hoặc Hoa Kỳ”.
SIA vẫn chưa thoát khỏi bóng mây đen và nhân viên của hãng hiện đang bị giảm lương phải chuẩn bị tinh thần là tình hình khó khăn sẽ kéo dài một thời gian.
Tuy nhiên, họ có thể an tâm khi biết rằng không như các hãng khác sẽ bị phá sản, hãng bay của họ vẫn tồn tại.
Covid-19 sẽ qua đi và khi đó, cơ hội mới sẽ đến với ai còn sống sót. Sẽ có các vụ sáp nhập, các hãng yếu ớt sẽ biến mất.
Các hỗ trợ tài chính thiết yếu giúp SIA giữ được vị trí của mình trong giai đoạn đầy thách đố. Điều đó có nghĩa SIA Group có thể có cơ hội thâu tóm các hãng khác – nhà phân tích hàng không độc lập Brendan Sobie nhận định.
SIA phải chờ đến ngày đó. Và khi thời cơ đến, hãng phải nhanh chóng tận dụng sự hồi phục của nền kinh tế. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nước ngoài, không có lý do gì mà hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines không thể cất cao cánh trở lại.
Cre: Ricky Hồ - The Saigon Times
Dưng mà ko làm được Hub Long Thành thì mãi mãi tuổi 20 cụ ạ. Cụ phải đôi lần được "treo" trên trời Saigon vì Tân Sơn Nhất tắc đường băng ko hạ cánh được mới hiểu nỗi lòng hàng không.

Cho tư nhân làm thì Long Thành đã xong từ thời A# rồi. Mời cụ đi Vân Đồn. Haizz
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Thành thật mà nói, nhận định này của cụ rất chủ quan.
Hì hì bây giờ mời cụ vào mà GPMB đất Long Thành. Nếu giao tư nhân nó đã đánh úp "thỏa thuận" cả mớ ấy rồi từ khi chủ trương còn nằm trong đầu các cụ với chi phí rẻ hơn rất nhiều nhiều. Còn xây thì thiếu gì chiêu quay vốn phân kỳ đầu tư - ép các hãng phải chuyển từ TSN sang LT.

TTg hô hào khản giọng mà bây giờ đã GPMB Long Thành đâu? Cụ cứ dự báo giúp e bao giờ xong Giai đoạn 1 Long Thành thì e nể cụ.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,861
Động cơ
1,293,952 Mã lực
Hì hì bây giờ mời cụ vào mà GPMB đất Long Thành. Nếu giao tư nhân nó đã đánh úp "thỏa thuận" cả mớ ấy rồi từ khi chủ trương còn nằm trong đầu các cụ với chi phí rẻ hơn rất nhiều nhiều. Còn xây thì thiếu gì chiêu quay vốn phân kỳ đầu tư - ép các hãng phải chuyển từ TSN sang LT.

TTg hô hào khản giọng mà bây giờ đã GPMB Long Thành đâu? Cụ cứ dự báo giúp e bao giờ xong Giai đoạn 1 Long Thành thì e nể cụ.
Em nói thật, nếu để tư nhân thì 10 năm nữa chưa chắc đã GPMB xong cụ nhé.
Em thừa nhận giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thi công thì tư nhân làm sẽ nhanh hơn ACV (do thủ tục), về kiến trúc, cảnh quan sẽ đẹp hơn ACV nhưng nói tốt hơn ACV thì không có đâu cụ nhé. Giai đoạn cuối, khi nghiệm thu, quyết toán bàn giao đưa vào hoạt động ACV sẽ nhanh hơn tư nhân cụ nhé.
Lưu ý: ACV đã có sẵn thiết kế, nếu giao cho tư nhân thì cái này làm lại cụ nhé.
Cũng đừng nghe truyền thông nói quá về VĐ, kể cả tiến độ lẫn chất lượng, chưa kể VĐ so với Long Thành thì không khác nhà cấp 4 so với chung cư cao tầng đâu cụ.
 

LeeNMC

Xe tải
Biển số
OF-709405
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
370
Động cơ
1,637,682 Mã lực
Hỗ trợ qua cửa SCIC em thấy cũng ổn ;))
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Em nói thật, nếu để tư nhân thì 10 năm nữa chưa chắc đã GPMB xong cụ nhé.
Em thừa nhận giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thi công thì tư nhân làm sẽ nhanh hơn ACV (do thủ tục), về kiến trúc, cảnh quan sẽ đẹp hơn ACV nhưng nói tốt hơn ACV thì không có đâu cụ nhé. Giai đoạn cuối, khi nghiệm thu, quyết toán bàn giao đưa vào hoạt động ACV sẽ nhanh hơn tư nhân cụ nhé.
Lưu ý: ACV đã có sẵn thiết kế, nếu giao cho tư nhân thì cái này làm lại cụ nhé.
Cũng đừng nghe truyền thông nói quá về VĐ, kể cả tiến độ lẫn chất lượng, chưa kể VĐ so với Long Thành thì không khác nhà cấp 4 so với chung cư cao tầng đâu cụ.
E định chém gió thêm về ACV và Long Thành, nhưng thôi - cái gì qua rồi là qua :P bây giờ chỉ chúc cho ACV làm thật nhanh thật tốt. Cuối nhiệm kỳ này được mấy cái: kích hoạt thành phố phía đông, khởi động SB Long Thành. Chúc Bến Lức Long Thành xong sớm, vân vân và mây mây. Hạ tầng cất cánh.

Ko bao giờ hết lạc quan :D
 
Chỉnh sửa cuối:

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,861
Động cơ
1,293,952 Mã lực
E định chém gió thêm về ACV và Long Thành, nhưng thôi - cái gì qua rồi là qua :P bây giờ chỉ chúc cho ACV làm thật nhanh thật tốt. Cuối nhiệm kỳ này được mấy cái: kích hoạt thành phố phía đông, khởi động SB Long Thành. Chúc Bến Lức Long Thành xong sớm, vân vân và mây mây. Hạ tầng cất cánh.

Ko bao giờ hết lạc quan :D
ACV cũng có nhiều trở ngại lắm cụ ạ, em nghĩ sẽ chậm tiến độ 2, 3 năm.
VĐ chọn được khá nhiều nhà thầu tốt, trong khi ACV không phải muốn là được.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
ACV cũng có nhiều trở ngại lắm cụ ạ, em nghĩ sẽ chậm tiến độ 2, 3 năm.
VĐ chọn được khá nhiều nhà thầu tốt, trong khi ACV không phải muốn là được.
Thập diện mai phục :D nhưng sá chi, chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top