Cụ đang so sánh giá trị con sedan với con xe tải cùng sản xuất ở nước ngoài thì giá trị lệch nhau là đúng rồi. Nếu cụ so sánh giá trị của 2 con sedan sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam hoặc 2 con xe tải sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam thì mới thấy sự "bất cập" của chính sách thuế được. Liệu có phải CP đang chủ trương phát triển dòng xe chủ lực là xe tải để phục vụ sản xuất kinh doanh không? Trong khi mục tiêu "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020" lại là dòng xe phổ thông (xe tải nhỏ, xe du lịch, xe chở khách nhỏ, xe buýt,...).
Theo em thì thuế, phí có cao mà đóng tiền vào ngân sách cũng tốt. Vấn đề ở đây là hàng rào thuế quan đã bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô trong nước móc túi người tiêu dùng mới đáng nói. Thế này nhé:
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, CP có chính sách ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu về lắp ráp trong nước. Xuất hiện các liên doanh sản xuất ô tô mà thực chất là lắp ráp phụ tùng nhập khẩu, nội địa một vài thứ. Giá thành xe lắp ráp trong nước thấp hơn nhiều so với giá xe nhập nguyên chiếc. Các nhà lắp ráp xe trong nước đời nào chịu bán xe với giá thấp do được ưu đãi thuế mà chỉ bán với giá thấp hơn giá xe nhập nguyên chiếc chút ít. Do đó, phần lợi nhuận này chảy vào túi các ông liên doanh. Nếu CP vì lợi ích phát triển ngành công nghiệp ô tô thì sẽ giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cho đến khi bằng 0 và tăng thuế khác/hoặc phí cũng được để đảm bảo nguồn thu thì giá xe lắp ráp trong nước cũng phải hạ theo bằng/hoặc gần bằng với giá xe trên thế giới. Nhưng như thế thì lợi nhuận của các liên doanh lắp ráp trong nước không còn nhiều.
Nếu cụ là DN liên doanh lắp ráp xe trong nước thì kiểu gì các cụ cũng muốn duy trì thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cao, vậy cụ sẽ làm gì? Thực tế cho thấy hơn 10 năm nay thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có thay đổi gì đâu. Giờ báo chí nói nhiều quá thì CP giảm thuế mấy dòng xe tải, để phục vụ sản xuất kinh doanh, hạn chế xe cá nhân, chống tắc đường cũng là để cho thấy có lý do hợp lý. Nhưng đó là dòng xe tiêu thụ ít, nên lợi nhuận của các liên doanh lắp ráp cũng không giảm nhiều. Phải chăng đằng sau sự bất cập là LỢI ÍCH NHÓM?.