Bất động sản tăng giá chính là tạo nên Nguồn Lực và Động Lực để phát triển đất nước
(Bài này gồm 02 chương): chương 1: Động Lực
; chương 2 :Nguồn Lực.
------------------
Chương 1- ĐỘNG LỰC để Phát Triển Đất Nước
Vì sao nhà nước Việt Nam chưa đánh thuế tài sản đối với bất động sản như nhiều nước và chưa siết chặt đối với BĐS ? Có hai lý do chính. Một là nguồn thu từ thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê BĐS vẫn là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước hiện nay, khi mà ngân sách nhà nước thiếu trước hụt sau. Hai là chính các nhóm lợi ích và các công ty sân sau, cán bộ, người thân cán bộ là những người đang sở hữu nhiều BĐS và đầu tư BĐS. Đã từng có đề xuất đánh thuế tài sản cho BĐS nhưng rồi cũng chỉ là đề xuất. Nếu không bị đánh thuế, trong những năm tới giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng. Đầu tư BĐS vẫn ok.
Khi giá đất tăng thì các nguồn lực trong xã hội tiếp tục được đổ vào BĐS. Tập đoàn Hòa Phát, cà phê Trung Nguyên, nước Tân Hiệp Phát ...là những ví dụ về doanh nghiệp lấn qua BĐS. Đối với cá nhân, nhiều người cũng đang và tiếp tuc chuyển sang đầu tư, môi giới...
Tuy vậy, giá nhà đất ngày càng tăng có nhiều hệ lụy. Đó là lúc nhiều quả núi cánh rừng vùng biển mất đi nhường chỗ cho nhà ở, đường xá, khu du lịch mọc lên. Cơ hội sở hữu nhà đất của người thu nhập thấp càng xa vời. Giá thuê nhà ở, mặt bằng, nhà xưởng...của người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo chi phí hàng hóa tăng cao và rủi ro kinh doanh lớn nếu thu không đủ hoặc khi có biến động. Đợt dịch vừa rồi là ví dụ. Các tranh chấp nhà đất, gia đình tranh chấp vì đất đai, cưỡng chế thu hồi đất...cũng gia tăng.
Nhưng có một hệ quả âm thầm nhưng tác động không nhỏ đó là những người làm những công việc cơ bản trong xã hội, làm công ăn lương, làm ra các sản phẩm...sẽ khó sống hơn và ít được coi trọng hơn, khi mà lương, thu nhập của họ không tăng. Những câu chuyện như 5 năm trước ba mẹ bán đất cho con đi học, 5 năm sau con ra làm lương 5 tr, lô đất trước kia giờ giá tăng 10 lần. Hay đi học đi làm cả năm trời không bằng thằng bạn ở nhà buôn một lô đất...chính là phản ánh tình trạng như vậy. Khi xã hội đánh giá con người và vấn đề bằng tiền bạc và kiếm tiền. Khi những bác sĩ, kỹ sư, công nhân,...sống chật vật với nghề là lúc họ không còn chú tâm với nghề hoặc chuyển sang nghề khác kiếm tiền nhanh hơn, thậm chí bất chấp lương tâm để kiếm tiền. Trong khi đó là những nghề, những con người đó là cơ bản, là nền tảng và tạo ra giá trị cho xã hội.
Đó cũng là lúc cái móng của nền kinh tế, xã hội, con người không có sự chắc chắn, bất ổn định. Và khi đó phản ánh chính sách, vai trò của nhà nước của một quốc gia sẽ thể hiện như thế nào.
Vậy tại sao giá đất vẫn cứ tăng? Đấy là vì nhu cầu bđs? ai cũng muốn chỗ ở rộng rãi, đàng hoàng, đẹp. số ấy vẫn còn ít lắm. nên vẫn còn rất nhiều người thèm khát bđs, thèm khát căn nhà đẹp như trong ciputra, Vinhomes , ecopark...
tiền? nn có bán cũng chả ai mua nếu không có ... tiền. bđs rồi mà tiền gửi vẫn còn vài triệu tỉ. tiền trong nền kt vn còn nhiều lắm. năm 15 tỉ đô kiều hối, vài chục tỉ FDI, vài tỉ thặng dư xnk... trong khi chưa sx được do chưa có công nghệ, chuỗi, cạnh tranh... thì tạm để vào bđs đã
vậy nên bđs còn khỏe. và nn sẽ tiếp tục dùng bđs như một công cụ điều tiết nền kinh tế. nn không dùng bđs làm mồi nhử để hút tiền về thì thừa, mất giá, lạm phát, chảy máu.
ai nắm giữ nhiều đất nhất, ai nắm quyền chuyển đổi đất ruộng thành thổ cư để giá trị tăng 100 lần, ai nắm quyền quy hoạch làm đất có giá khủng, ai hạ lãi suất ngân hàng và bơm tiền để bds tăng giá,
khi bds tăng giá thì ai có lợi nhất?
cò ở đây là cò chúa nhé.
còn 80% dân số là người nông dân có đất thì hưởng lợi nhờ ơn đảng ơn chính phủ, ngu dại bán sớm thì thiệt, kêu ca gì
tỉ lệ người ko có nhà phải đi thuê nhà ở Âu Mỹ cao gấp nhiều lần VN , TQ, Nga ..(là các nước có cách mạng XHCN): ai cũng được chia nhà chia đất, con cháu đời sau được thừa kế từ cha mẹ ông bà nên ko phải đi thuê nhà hoặc nai lưng mua nhà mới.
chỉ có 1 bộ phận nhỏ cờ bạc , kinh doanh phá sản hoặc con cháu bất hiếu ko được thừa kế mới ko có nhà,
người Việt tử tế để lại nhà cho con cháu chứ ko dã man như người mỹ bán nhà để vào viện dưỡng lão sống, để rồi con cháu trắng tay phải trả góp hàng chục năm để mua nhà.
nếu cần vốn làm ăn thì có thể cầm cố đất đai để vay nhân hàng. Đất lên giá thì mới có nhiều vốn
thuốc chữa ung thư phải nhập từ âu mỹ giá vẫn thế, du học Úc vẫn 500tr/ năm; xe Fortuner Nhật vẫn 1 tỉ 1 cái.. nếu đất ko tăng từ 1 tỉ lên 10 tỉ thì người nông dân sẽ ko dám dùng thuốc tốt chữa ung thư, ko thể cho con đi du học, và mãi mãi cả đời sẽ ko mua được chiếc oto.
Giá đất tăng chính là niềm hạnh phúc của 80% nhân dân VN, người nông dân nếu không nhờ bds tăng giá sẽ mãi không bao giờ đổi đời được. xin cảm ơn Đảng chính phủ vì 3 ơn huệ lớn nhất:
1- tịch thu đất địa chủ & tư sản chia đều cho nhân dân
2- tăng giá bds để người nông dân (chiếm 80% dân số VN) ai cũng có cơ hội trở thành tỉ phú
3- không đánh thuế thừa kế cao như Tư bản nên đất đai để dành cho con cháu vẫn còn nguyên giá trị
Tại sao giá BĐS Hà Nội đắt vậy mà vẫn có người mua? Là vì người ta có tiền để mua. Hiểu chửa? Tiền in ra nhiều mà không có BĐS làm công cụ hấp thụ lạm phát thì giá bát phở tăng nhanh hơn nhiều : nhân dân càng khổ hơn. Tỷ lệ sở hữu nhà ở Việt Nam vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.
Tăng giá đất còn làm thúc đẩy sự triển của đất nước:
1-ở chế độ tư bản dân chủ : phiếu bầu của dân nghèo quan trọng hơn người giầu, nên phải có chính sách có lợi cho người đi mua nhà/ thuê nhà nếu ko chính phủ mất ghế.
2-còn Trung quốc thì NN nắm giữ nguồn cung và quyết định giá cả bds. Đất càng tăng giá thì dân ngèo càng bị bóc lột tàn nhẫn nhưng nhà nước càng giầu mạnh.
** Đất nước mà nguồn thu của quốc gia được lấy từ Máu Xương của dân nghèo sẽ Mạnh Mẽ hơn đất nước mà nguồn thu lấy từ tiền thuế của người giầu.
*** Tầng đáy của xã hội bị chà đạp khốn khổ nhất để giành quyền mưu sinh , quyền được có nhà có đất thì sẽ tạo nên "Động Lực Xã Hội" , chính quyền có hàng triệu sinh mạng sẵn sàng chấp nhận kiếp Trâu Ngựa để sinh tồn, như vậy Quốc Gia mới phát triển, (chứ ko như bọn Tây: dân thất nghiệp cũng được ăn trợ cấp, được nhà nước cho tiền thuê nhà, được vay mua nhà giá rẻ.. thì việc gì phải cố gắng) => Đây chính là "ĐỘNG LỰC để Phát Triển Đất Nước"
-------------
Chương 2- NGUỒN LỰC để Phát Triển Đất Nước
khi đã có "Động Lực" rồi thì cái chúng ta cần để phát triển đất nước chính là phải Nâng Cao "Nguồn Lực"
Nếu coi tài nguyên , khoáng sản, vị trí địa lý là những Nguồn Lực cố định, bất di bất dịch: Không thể thay đổi nâng cấp được. Vậy phải nâng cao nguồn lực nào?
đó chính là "Dân Số"
Việc "lên án Dân Số giảm do giá BĐS tăng cao" là 1 Sai Lầm:
Âu Mỹ phát triển trước VN và TQ cả trăm năm: giáo dục & y tế cho trẻ em miễn phí, giá bds rẻ và được trả góp nhiều năm : vậy sao đẻ ít thế?
nước nào càng phát triển càng trợ cấp nhiều cho giáo dục giá nhà càng rẻ so với thu nhập thì càng đẻ ít?
vậy việc đẻ ít ko phải là vì chi phí bds và giáo dục mà là vì tâm lý lười nhác, muốn hưởng thụ của con người.
Bên Âu Mỹ thuế thừa kế cao: đến 30-45% gia tài: vậy nên bố mẹ thay vì để tại tài sản cho con cái thì sẽ bán đi để vào trại dưỡng lão sống, hoặc ăn chơi vui hưởng tuổi già:
Điều này kích thích tiêu dùng, giúp tăng GDP nhưng tạo nên 1 thế hệ con cái càng ngày càng không gắn kết trách nhiệm với cha mẹ.
Vai trò của con cái khi tuổi già không còn là chỗ dựa nữa vì ai cũng có lương hưu, có tài sản.
Không thấy tác dụng của việc có nhiều con thì sẽ ko bị áp lực phải sinh nhiều con : vì ai chẳng muốn hưởng thụ.
càng có học vấn cao thì nhu cầu hưởng thụ càng tăng lên: cần đi chơi, đi bar, ăn tiệm, du lịch .. thay vì ở nhà thay tã bỉm
Nhìn lại lịch sử của loài người chúng ta sẽ thấy:
-ở xã hội CŨ, của cải từ con cái chảy sang bố mẹ, còn ở xã hội HIỆN ĐẠI của cải từ bố mẹ chảy sang con cái.
-Lý do là vì ở xã hội CŨ nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo nên nhà càng đông người càng có thu nhập cao. Trẻ trên 10 tuổi đã có thể ra đồng phụ giúp bố mẹ. Trẻ 10 tuổi đã có thể trông em, làm việc vặt. Bố mẹ già thì cần có con cái chăm sóc. Vì vậy đẻ nhiều thì có Lợi.
-Ở xã hội hiện đại việc nuôi dạy con cái từ lúc nó được sinh ra đến lúc nó tự kiếm được cơm ăn việc làm rất tốn kém, trong quá trình nuôi lớn con cái cũng ko đóng góp được gì vào kinh tế gia đình; đối với cha mẹ khi về già con cái cũng ko có ích lợi gì nhiều (ngoài lý do tinh thần) ... Vì vậy đẻ nhiều KHÔNG có Lợi.
*Loài người là 1 sinh vật bậc cao: nên sinh đẻ sẽ là 1 lựa chọn dựa trên nhu cầu của bản thân: khi nào con người thấy cần đẻ thì mới đẻ (khác với các sinh vật bậc thấp ko thể nạo thai hoặc đeo bcs). Đẻ ít sướng hơn đẻ nhiều thì việc gì phải đẻ nhiều để phải vất vả nuôi trẻ con giúp cho xã hội.
** Do vậy muốn tăng tỉ lệ sinh đẻ thì cần phải cho con người thấy TÁC DỤNG của việc có nhiều con.
*** Chính phủ TQ đã làm được điều này bằng 03 biện pháp sau:
1- phá nát quỹ hưu trí (bằng cách áp dụng mức lương hưu bất cân xứng : những thành phần như công an quân đội cán bộ: đóng ít hưởng nhiều: dần dần quỹ hưu trí sẽ cạn) , nếu làm mất giá lương hưu thì về già ai cũng có thể chết đói nếu chỉ sống nhờ hưu trí: khi vậy sẽ cần có con cái để nương tựa.
2- chế áp hệ thống y tế: đảm bảo tỉ lệ bác sỹ & y tá trên dân số cực thấp (bằng cách tăng điểm đầu vào ngành y, hạn chế số lượng đào tạo bsy, trả lương thấp cho y tá, điều dưỡng) khi đó y tế sẽ quá tải: bố mẹ sẽ cần đẻ nhiều con để khi vào viện sẽ có người nhà đi theo chăm sóc:
3-áp dụng thời hạn sử dụng bds là 50-70 năm: vì tuổi thọ con người ngày càng cao nên càng ngày sẽ càng có nhiều người chưa chết mà đã mất nhà: phải sống dựa vào con cái.
Ai mà ít con hoặc con nghèo thì khi mất nhà phải vào trại xã hội ăn cơm bố thí khổ như chó: khi đó sẽ cần đẻ nhiều con để cùng nhau nuôi bố mẹ lúc về già , đứa này dốt thì còn đứa kia giỏi gánh đỡ.
cách 1 &2 thì Việt Nam đã áp dụng theo TQ
còn cách 3 thì TQ đã làm và VN cũng sẽ học theo trong tương lai.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Oảng: Giá BĐS sẽ tiếp tục tăng để kích thích gia tăng dân số với mức sinh ngày càng bỏ xa các nước tư bản âu mỹ nhằm tạo nên Nguồn Lực phát triển đất nước.