Em thì ko bao giờ uống rượu khi lái xe, và lái xe thì em ko bao giờ uống rượu nên em có bị thổi cũng ko dính trước đây.
“Đối với một số loại hoa quả như nho, sầu riêng, chuối hay siro, socola rượu... khi ăn vào sẽ chỉ có rất ít trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở do cơ địa, bệnh tật, do mắc hội chứng tự lên men rượu tại ruột. Tuy nhiên, lượng cồn này cũng phân rã rất nhanh, không mất vài giờ như khi uống rượu, bia”, TS Quang nói.
TS Quang cũng cho biết, trong số rất ít trường hợp ăn hoa quả có nồng độ cồn, chỉ số lượng rất rất nhỏ bị lực lượng CSGT dừng xe để kiểm tra khi nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm.
“Những trường hợp này nếu bị yêu cầu dừng xe thổi nồng độ cồn, theo Luật xử lý vi phạm hành chính, công dân hoàn toàn có quyền phản hồi, giải thích, thắc mắc. Lực lượng CSGT cũng đã có quán triệt, với những trường hợp như vậy xác định là vô tình chứ không phải do uống rượu bia, khi đó người vi phạm có thể ngồi nghỉ, đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu. Với những trường hợp ăn hoa quả bị lên men, lượng cồn rất thấp, khó thể hiện khi xét nghiệm máu. Tùy từng trường hợp cụ thể, lực lượng CSGT sẽ xem xét kĩ, tránh xử lý oan sai”, TS Quang phân tích.
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/bo-y-te-an-hoa-qua-bi-thoi-nong-do-con-cong-dan-co-quyen-thac-mac-606744.html.
Cướp của dân 40 củ không dễ đâu cụ ạ, nếu cụ hoàn toàn ko dùng rượu.