Getz 1.1 đi được 1.500km và đôi điều muốn ...

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
5-10-15-20-25 thì ép số quá cụ chủ thớt ơi cụ ép số còn quá cả mấy ông taxi chạy khoán, số 1 số 2 không nói vì chỉ cần hơi có đà một tí để sô 2 là đỡ côn là xe đi bình thường nhưng sang số 3 ít nhất phải 20-25 n tiếng gõ máy ngay, số sang số 4 thì khoảng 40 mới chuẩn lúc nhả ga nếu còn khoảng 35 thì cứ để số 4 ga từ từ lên dù hơi gõ máy nhưng đỡ phải chuyển lại số 3 một khoảng rất ngắn , số 5 dứt khoát phải 50. Em cũng đi getz rồi, thấy cụ đi thế kia thì ép số quá chắc chắn là máy sẽ gõ rất to mà chưa chắc đã tiết kiệm được nhiều xăng đâu, đi thế không hại côn hại số đâu chỉ hại hơi thôi, em dự là cụ mà cứ đi thế thì xe cụ đi được 10 vạn là làm lại hơi.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Cảm ơn các cụ đã nhiệt tình chỉ dẫn cho em.

Đúng là em lính mới nên còn thiếu kinh nghiệm.

Tóm lại riêng về khởi động xe lúc nguội thì chỉ cần khởi động rồi chờ độ 1 phút hẵng lăn bánh, chứ ko phải kim hạ xuống 700v/p.

Còn vấn đề thời điểm chuyển số thì em vẫn thắc mắc như sau:

Các cụ nêu lý do đi xe để vòng tua <1.500v/p (như em là 700-1.000v/p) thì xe yếu, máy gằn, hại xe, xót xa...
Tuy nhiên, em giả sử nếu cứ để xe số Mo chạy ko tải (chạy ko đệm tý ga nào), như thế vòng tua máy cũng chỉ ở 700v/p thôi. Và cứ để thế lâu thì chả nhẽ hại xe. Chả nhẽ nếu tại nơi chỉ cho dừng, ko cho đỗ, mình nổ máy số Mo, chạy ko tải, mà đứng lâu một chút, mình vẫn phải đệm ga lên 1.500v/p để cho nó bền à ???

Hoặc là, nếu em chạy xe số 1 nhưng cũng chạy ko tải (vào số 1, rồi chạy ko đệm tý ga nào). Lúc đó xe lăn bánh ở tốc độ 5km/h vòng tua chỉ 700v/p. Ở số 1 garanti rất khỏe thậm chí còn leo được dốc bình thường mà ko phải thêm ga. Nhưng nếu cái gì cũng phải đưa vòng tua lên trên 1.500v/p thì vô lý nhỉ quá.

Tương tự như vậy ở những số cao hơn số 2, số 3 máy vẫn đủ khỏe thoải mái để đi đường bằng mà ko (nếu cần đi với tốc độ cao) ko cần đệm ga. Khi cần tăng tốc thì chỉ cần đệm ga từ từ, xe nó tự tăng tốc, em chả thấy gằn chả thấy gõ gì cả. Tất nhiên, xe sẽ tăng tốc chậm hơn vì là ở vòng tua thấp mà, còn nếu muốn xe tăng tốc nhanh hơn, gia tốc lớn hơn thì phải về số thấp hơn lấy đà là đương nhiên. Cái này chỉ phụ thuộc tùy vào cách đi của mỗi người, tùy vào trường hợp đi lại thực tế trên đường. Với số 4 hoặc số 5, khi chở thêm người, chở nặng hơn thì đệm ga là đương nhiên vì vòng tua nó sẽ xuống <700v/p lúc đó xe sẽ chết máy.

Cái em muốn hỏi ở đây là: nếu duy trì vòng tua máy ở 700-1.000v/p thì tại sao lại hỏng máy so với duy trì ở 1.500v/p. Liệu cắt côn tăng số ở vòng tua 1.000v/p nó hại côn hại máy ntn, trong khi xe em chỉ đi đều, tăng tốc rất từ từ.

Vì nếu hại máy thì với vòng tua >700v/p thì xe ko bị chết máy, ko thể hại máy được. Nhà sản xuất xe đưa ra mức garanti tối thiểu là 700v/p tức là cứ duy trì vòng tua máy trên 700v/p thì xe ko chết máy, ko hại máy.

Nếu là hại côn: thì miễn là khi đóng côn ở thời điểm lá côn bên máy có tốc độ bằng với lá côn bên số thì sẽ ko xảy ra mài lá côn. Như vậy cho dù ở số thấp đóng côn ở vòng tua cao (lá côn bên máy cao bằng lá côn bên số) cũng ko khác gì ở số cao đóng côn ở vòng tua thấp (lá côn bên máy thấp bằng lá côn bên số). Trường hợp 1 khác với trường hợp 2 chỉ là xe không bốc , khả năng tăng tốc sẽ chậm hơn (gia tốc tăng chậm), không xảy ra mài lá côn thì sẽ không hại côn. Như vậy, theo em nếu ko cần tăng tốc nhanh thì ở số thấp đóng côn ở vòng tua cao ko hại côn.

Vậy vấn đề là thao tác cắt côn chuẩn dứt khoát, đảm bảo vòng tua máy >700v/p (ko hại máy). Đóng côn ở thời điểm vòng tua lá côn bên máy với lá côn bên số bằng nhau (ko xảy ra mài lá côn) thì dù đóng côn ở vòng tua lá côn thấp hay cao đều ko hại gì đến côn. Và theo em nhận biết thời điểm lá côn máy với lá côn số có tốc độ bằng nhau khi mình đóng côn xong ko thấy xe bị gằn, ko thấy tốc độ xe thay đổi đột ngột như vậy là đóng côn đúng thời điểm và hợp lý rồi.

Em nông cạn, Bác nào biết về máy móc, cơ khí trả lời giùm em nhé.
Thế cụ cứ đi thế này đi nhé. Xem các cụ khác nói có đúng không. Cảm ơn cụ trước vì đã bỏ mấy trăm triệu ra làm chuột bạch cho cách đi 5-10-15-20-25. Sau khoảng 5-7 vạn cụ nhớ report về bộ hơi nhé.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,893
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Chết, cụ đi thế này ảnh hưởng đến uy tín của Hyun Die lắm.
 

BKG

Xe tăng
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
1,658
Động cơ
409,871 Mã lực
Cụ chủ thớt ơi, mình đây woman driving, tuy không hiểu gì về kỹ thuật nhưng cũng rất lấy làm ngạc nhiên tại sao lại có thể chạy số 5 với tốc độ 25km? Vì mình cũng chạy getz mà. Mình chạy xe với slogan 10-20-30-40-50, nhưng ngoài ra còn bằng cảm giác thật và sự nhạy cảm của người lái nữa, cụ máy móc quá cơ. Chán.
 

vnr_82

Xe điện
Biển số
OF-4446
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
2,790
Động cơ
575,808 Mã lực
Mình chấp nhận ép số thôi. Chạy xe hay vượt, Getz chỉ 1.1 khi vượt chấp nhận để số 3 và vút ga cho nhanh. Vừa lái vừa nhìn tốc độ, vòng tua để chuyển số thì có mà toi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ thớt ơi, mình đây woman driving, tuy không hiểu gì về kỹ thuật nhưng cũng rất lấy làm ngạc nhiên tại sao lại có thể chạy số 5 với tốc độ 25km? Vì mình cũng chạy getz mà. Mình chạy xe với slogan 10-20-30-40-50, nhưng ngoài ra còn bằng cảm giác thật và sự nhạy cảm của người lái nữa, cụ máy móc quá cơ. Chán.
Nếu chạy trên đường bằng, không có chướng ngại vật thì vẫn có thể đi 25km/h ở số 5. Chỉ cần chú ý tiếng máy ko bị ép, không lạch cạch là OK. Tuy nhiên đi thì đi được, nhưng có lẽ ở HN ít có cơ hội đi như thế lắm: đường có bao giờ vắng và ko có chướng ngại vật đâu !
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ khi nào đi quen xe rồi thì sẽ biết lúc nào cần lên số, lúc nào cần về số. Nó cũng như đi xe máy (xe số) vậy: sang số có bao giờ cần phải để ý tốc độ đâu: nghe tiếng máy, thấy độ vọt của xe ... là chuyển số cho phù hợp thôi. Chứ cứ phải chú ý vào táp lô để ra vào số thì tình huống trên đường sẽ có lúc không thể quán xuyến hết được. Côn ra ga vào cụ cũng thực hành sao cho thật nhuyễn, lúc đó khi thay đổi số sẽ ko bị giật và vòng tua máy không vút lên hoặc máy bị chết.
Cụ chú ý tới 1 vị trí đạp côn hay em gọi là tầm côn, có nghĩa là mức côn mà ở đó máy khoẻ nhưng không bị gào, đi rất ngọt. Nếu côn ấn chưa tới tầm côn, xe có thể bị giật giật nếu đi số thấp, còn quá tầm côn thì có thể máy sẽ bị gào. Lúc đi bình thường, ko phải sang số thì tuyệt đối không được ấn chân vào bàn côn vì như vậy sẽ làm mòn côn một cách vô ích và hao xăng nữa.
 

elitek

Xe buýt
Biển số
OF-67418
Ngày cấp bằng
30/6/10
Số km
769
Động cơ
416,635 Mã lực
Nơi ở
0975..9611.6.9
Cám ơn bác. Đấy đúng là trường hợp em nói đến đấy. Tức là ví dụ khi đường vắng và thẳng, ko chở nặng, em thấy ko đạp thêm ga, garati của xe vẫn đủ khỏe để chạy đều tốc độ như chạy không tải ở số 1 (hàng ngày em vẫn đi làm một mình và kéo theo 3 cái ghế trống mà). Còn tất nhiên khi vượt, khi rẽ thì phải về số thấp lên ga lấy đà là đương nhiên rồi.
Vấn đề là một số cụ bảo chạy xe mà vòng tua máy thấp <1.500v/p thì hại máy, cái này chắc em còn phải tìm thêm thông tin.
Nếu chạy trên đường bằng, không có chướng ngại vật thì vẫn có thể đi 25km/h ở số 5. Chỉ cần chú ý tiếng máy ko bị ép, không lạch cạch là OK. Tuy nhiên đi thì đi được, nhưng có lẽ ở HN ít có cơ hội đi như thế lắm: đường có bao giờ vắng và ko có chướng ngại vật đâu !
 

elitek

Xe buýt
Biển số
OF-67418
Ngày cấp bằng
30/6/10
Số km
769
Động cơ
416,635 Mã lực
Nơi ở
0975..9611.6.9
Rất vui làm quen, chia sẻ với các cụ, mợ.

Quả thực cháu cũng còn khá trẻ, mới lấy bằng lái xe. Về thao tác côn ga, và kỹ năng vận hành xe có lẽ cũng ko thuộc dạng đuối. Thi lấy bằng cháu đều được tuyệt đối các phần hết (tự lực ấy nhé), lời thầy dậy cháu cũng nghe hết ko bỏ qua chi tiết nào. Tuy nhiên, khi lái xe thực tế mình ko áp dụng máy móc 10-20-30-40-50 như khi đi xe của thầy (xe thầy khác xe mình mà), mà vận dụng những kiến thức cơ bản về cơ khí (về nguyên tắc đóng ngắt ly hợp, vi sai, đồng tốc, truyền động...) Tất nhiên, ko phải cái gì mình cũng biết hết, nên mới đưa vấn đề lên đây để cùng thảo luận. Cụ nào có hiểu biết về cơ khí máy móc, đưa ra được lý lẽ khoa học, hợp lý thì tiếp thu học hỏi thoai. Vấn đề là cháu thấy các cụ toàn đưa lý lẽ kiểu cảm tính, kiểu kinh nghiệm thoai.

Dù sao mới đi xe cháu cứ đi chậm chậm, ga nhỏ cho an toàn. Có cụ nào thấy cháu trên đường thì cứ từ từ vựot phải nhé, xe cháu ít chấm, tăng tốc cũng chậm lắm b-)

Cụ chủ thớt ơi, mình đây woman driving, tuy không hiểu gì về kỹ thuật nhưng cũng rất lấy làm ngạc nhiên tại sao lại có thể chạy số 5 với tốc độ 25km? Vì mình cũng chạy getz mà. Mình chạy xe với slogan 10-20-30-40-50, nhưng ngoài ra còn bằng cảm giác thật và sự nhạy cảm của người lái nữa, cụ máy móc quá cơ. Chán.
 

elitek

Xe buýt
Biển số
OF-67418
Ngày cấp bằng
30/6/10
Số km
769
Động cơ
416,635 Mã lực
Nơi ở
0975..9611.6.9
Báo cáo cụ là cháu ko nhìn đồng hồ vòng tua máy khi chạy nhé. Mà phương pháp của cháu là: khi mới lấy xe về, cháu chạy xe ra khu Mỹ đình cho vắng. Rồi cháu thử chạy không tải từ số 1 cho đến số 5, và cháu phát hiện ra là khi chạy ko tải cho đến số 5, xe vẫn bon bon đều đều, và cháu ghi lại tốc độ ứng với mỗi mốc số chạy không tải (5-10-15-20-25, cái này mỗi xe mạnh yếu khác nhau chắc sẽ khác nhau). Cháu nghe và nhớ mức ga mỗi mức số đó. Và cuối cùng, khi tăng tốc chuyển số, ước lượng tốc độ xe và độ êm của máy cháu cắt côn chuyển số vẫn thấy ngọt, ko giật ko gõ, đóng côn hoàn toàn rồi cháu mới châm thêm ga và tăng tốc từ thôi. Vậy vấn đề là vòng tua máy ở tốc độ thấp nó có hại ko, có khác gì vòng tua máy ở tốc độ thấp mà về Mo không tải không.
Còn báo cáo các cụ là tết vừa rồi cháu vẫn tự tin chạy xe an toàn về quê tận Hưng Yên và Nghệ An đóa

Mình chấp nhận ép số thôi. Chạy xe hay vượt, Getz chỉ 1.1 khi vượt chấp nhận để số 3 và vút ga cho nhanh. Vừa lái vừa nhìn tốc độ, vòng tua để chuyển số thì có mà toi.
 

schumi

Xe tải
Biển số
OF-7727
Ngày cấp bằng
4/8/07
Số km
243
Động cơ
541,230 Mã lực
Nơi ở
trên lốp dưới trần
Bác mới lấy bằng nên tâm lý cứ máy móc,sách vở thế thôi.Sách vở đã đành,bác lại thực hiện tiết kiệm triệt để cho ra sách mới nữa.Rất tiếc là cái lý thuyết của bác,tưởng chừng như đúng,nhưng lại không đúng.Bác vẫn nhất quyết với lập trường của mình thì nên chịu khó đọc báo,và tìm hiểu cách đi của các bác đạt giải thi lái tiết kiệm nhiên liệu của các hãng tổ chức.Em nhớ không nhầm thì năm ngoái nữa (2009),Honda có tố chức thi,có bác đạt giải nhất chạy civic 1.8MT đường SG-Vũng tàu,có điều hòa,hết 5.7l/100km .Kinh nghiệm bác ấy chia sẻ không sách vở như bác vẫn nhẩm đâu,đi xe theo cảm giác được tôi luyện là chính.Cố gắng đạt được 55-60km/h ở số 5,tức là vòng tua duy trì cũng vào khoảng hơn 1500v/p. Còn 700v/p mà bác nói là vòng tua lúc xe ổn định,nhưng bác chú ý là ổn định lúc xe đứng một chỗ,không ma sát,không lực cản,xe chạy thì sẽ không còn tối ưu nữa.Còn bác đi số 5 ở 25km/h,em có vài ý kiến bình luận thế này.Thứ nhất với getz 1.1,đi số 5 tại 25km/h mà cho xe không gằn thì chân ga của bác cũng phải nắn nót cho to bắp ra.Còn đi đường thành phố,mình dừng nhiều,ngã ba ngã tư nhiều,mà qua các ngã rẽ,cứ rì rì thì dễ bị hôn vào mông lắm,gặp tình huống khó,bác đảo số sẽ bị động hơn.Nói chung là rất máy móc và không việc gì phải khổ sở để tiết kiệm như thế.Có nhiều cách tiết kiệm hơn,xăng xe rồi nhưng còn đầu óc thoải mái,tâm lý lái xe thoải mái,cảm giác lái tốt hơn,kỹ năng tốt hơn,linh hoạt hơn.Thế cũng là tiết kiệm bác ạ.Chúc bác lái xe an toàn.
 

tangoctuan

Xe hơi
Biển số
OF-29261
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
148
Động cơ
484,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những điều thầy hay mọi người nói ko hẳn chỉ đơn giản là cảm tính hay kinh nghiệm đâu cụ ơi. Lái 4 bánh từ trước tới nay vốn là một "môn học" trường đời đào tạo là chính rồi. Thậm chí nhiều thứ sách vở ko dạy được. Dạo này bận quá ko có thời gian để tìm hiểu kỹ càng mà cháu chỉ hỏi tham khảo một số người có kinh nghiệm lái xe lâu năm về trường hợp của cụ thì 100% câu trả lời đều rất ngạc nhiên khi Getz chấm bé vậy mà lại có thể lái như thế. Đi 25km/h ở số 5 với đường nội thị HN (đường cụ đi làm cũng ko phải thuộc dạng thông thoáng đâu đó) quả là "Ko tưởng"!!!
 

luugutv1

Xe tăng
Biển số
OF-61813
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
1,115
Động cơ
452,270 Mã lực
Nói chung là cụ cứ cho động cơ chạy với tốc độ 1000 đến 2500 r/m, nếu đi được khoảng 1000km thì chắc là quen với tiếng máy nổ rồi (getz cách âm cũng bt thôi), tốc độ nhanh + số thấp thì máy gầm hơi to, còn đi với tốc độ chậm + số cao thì tiếng máy yếu dần, hơi rung xe. Nói tóm lại là từ khi lấy bằng cho đến giờ em chưa một lần vào số mà nhìn đồng hồ cả.
Còn vấn đề về xước xát vỏ thì không tránh khỏi. NHƯNG: Chưa mua bảo hiểm thân vỏ thì không nên, mình mới chạy xe + đường HN đông như nêm biết đâu chú 2B huých tay lái vỡ đèn hậu ... thì lại phải bỏ xèng ra thì hơi chát.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,893
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
- Các cụ nên đọc Hướng dẫn sử dụng, Hyundai có nói rõ ràng phạm vi tốc độ nên chạy đối với từng số.
- Xe nó có cái đồng hồ vòng tua để phục vụ cho việc kiểm soát tải của xe, thế mà các cụ baỏ không thèm nhìn thì em chịu.
- Cụ nào chạy kiểu tiết kiệm xăng giống Taxi thì chạy chứ em thì cứ làm sao đảm bảo xe luôn đủ momen xoắn, đủ lực kéo để đảm bảo dễ điều khiển, an toàn cho mình. Vòng tua khoảng 2000 thì tăng số, khoảng 1500 thì giảm số.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top