- Dễ người dễ ta, khó người khó ta, bảng tính PPP thì tất cả theo PPP bao gồm VN chứ sao lại tự phán "chỉ chúng nó mới tính PPP" vậy
- "nhà các cụ 4 người, vậy là thu nhập gia đình đạt 90-100k USD/năm": nhà 4 người trong đó 2 con nhỏ, đi ăn cướp ra 22.000usd/nămx4 người=100k USD/năm à.
- Móc đâu ra số liệu các cụ trong này có thu nhập tầm
22k USD/ năm thế? Lương tôi vụ phó + phụ cấp chức vụ chưa đc 20tr/tháng đây, đấy là còn cao hơn chán đám nv quèn nhé
Người ta tính GDP theo 3 cách tiếp cận khác nhau. Về lý thuyết thì cả 3 cách tiếp cận này đều cho ra cùng một con số, tuy nhiên trong thực tế do sai số trong các khâu ước tính mà các giá trị do ba cách tiếp cận này có thể có sai lệch nhỏ.
a) Cách tiếp cận sản xuất (cách tiếp cận giá trị gia tăng):
GDP = Tổng giá trị doanh thu hàng hóa và dịch vụ bán ra trong kỳ + Tổng thay đổi giá trị hàng hóa tồn kho (ở cuối kỳ so với đầu kỳ) – Tổng giá trị nguyên vật liệu, dịch vụ trung gian tiêu thụ trong kỳ.
b) Cách tiếp cận thu nhập:
GDP = Tiền lương/tiền công + An sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động nộp) + Lợi nhuận kinh doanh (doanh nghiệp, hộ gia đình, doanh nghiệp cá thể) + Thuế (đối với sản xuất và nhập khẩu) – Trợ cấp (đối với sản xuất và nhập khẩu).
c) Cách tiếp cận chi tiêu:
GDP = Chi tiêu tư (cá nhân, hộ gia đình) + Chi tiêu công + Đầu tư + Xuất khẩu – Nhập khẩu.
Điều cụ đề cập là tổng thu nhập (lương, phụ cấp) của cụ chỉ ở mức 20 triệu đồng/tháng. Như thế, cụ tiếp cận GDP theo cách tiếp cận b), theo đó tiền lương chỉ là một trong các thành phần của GDP. Vì thế, không ngạc nhiên khi GDP danh nghĩa trên đầu người (
nominal GDP per capita) của Việt Nam hiện tại khoảng 4.600 USD/năm (~112 tr. đ/năm, tính theo tỷ giá 1 USD = 24.500 VND) còn tại vùng đô thị của TP. Hà Nội khoảng 6.400 $/năm (~156 tr. đ/năm) nhưng trung bình thu nhập thực tế mà người lao động nhận về (tiền lương, tiền công) sẽ nhỏ hơn các con số đề cập trên đây, do còn các yếu tố như
an sinh xã hội, tổng lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp và tổng (thuế - trợ cấp) chưa được tính tới.
Với thu nhập gần 20 tr. đ/tháng thì tổng thu nhập của cụ là gần 240 tr. đ/năm, cao hơn mức trung bình của GDP trên đầu người tại vùng đô thị của Hà Nội (156 tr. đ/năm) rồi đó.
Tính theo ngang giá sức mua (
PPP) thì trung bình GDP trên đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 15.000 $/năm, tại vùng đô thị của TP. Hà Nội khoảng 21.000 USD/năm, tức là sức mua của 6.400 $ tại Hà Nội là ngang với sức mua của 21.000 $ tại Mỹ (chính xác hơn là quy đổi theo đồng dollar quốc tế).
Ngoài ra, việc cụ nhìn vào tiền lương của mình cộng hoàn cảnh gia đình có 2 con nhỏ chưa làm ra tiền (hoàn cảnh đặc thù của một mẫu không điển hình) để cho rằng GDP danh nghĩa trên đầu người tại Việt Nam / Hà Nội không thể vượt quá mức 4.600 / 6.400 $/năm hoặc GDP theo ngang giá sức mua trên đầu người tương ứng không thể vượt quá 15.000 / 21.000 $/năm là hết sức thiển cận. Trong toán thống kê người ta không thể chỉ từ một mẫu để đưa ra kết luận được mà phải lấy mẫu với số lượng đủ lớn tại nhiều khu vực khác nhau (đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng v.v.). Có rất nhiều người có mức thu nhập thực tế cao hơn các con số 4.600 / 6.400 $/năm, nhưng cũng rất nhiều người có thu nhập thấp hơn các con số này.