[Funland] GDP đầu người 825 USD thì xây nhà máy điện hạt nhân để làm gì?

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Quốc hội đã giỏi hơn. Dân trí đã khôn hơn nên biết nguy cơ thiếu điện ngắn hạn trung hạn dài hạn là hiện hữu

Luôn hy vọng một tương lai tươi sáng khi đã nhận ra vấn đề. Sau khi đã bầm dập mùa hè 2023. Gần bằng hiểu biết và tư duy Burkina Faso rồi :) cố lên

 

nguyenvu171

Xe buýt
Biển số
OF-714710
Ngày cấp bằng
3/2/20
Số km
668
Động cơ
201,286 Mã lực
Để tăng GDP lên
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,432
Động cơ
-317,166 Mã lực
Tranh thủ lúc Nga đang cần bạn, ký nợ được cũng ngon đấy.
 

Thieudl

Xe tải
Biển số
OF-564384
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
399
Động cơ
142,943 Mã lực
Tuổi
41
Biden, Macron không làm mấy trò này đâu, vì họ tìm kiếm lợi nhuận, mấy cái trò này với những quốc gia như Burkina Faso không làm lợi cho đất nước họ hay các doanh nghiệp của họ (mấy nước này nghèo đáy của thế giới rồi, làm ăn thì ăn được mấy đồng), và cũng chẳng làm lợi cho người dân Burkina, chỉ làm lợi cho mấy ông độc tài thôi, nên họ cũng chẳng làm những chuyện hoang đường này làm gì.
Nhà máy điện hạt nhân là 1 thứ công nghệ cao rất phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro, theo cụ thì 1 nước như Burkina Faso đào đâu ra nhân lực vận hành nếu 1 nhà máy được xây dựng, còn nếu đem nhân lực từ các nước phát triển sang vận hành thì tiền vận hành sẽ đem tới 1 giá điện rất cao, người Burkina Faso và cả các nước xung quanh trả nổi tiền điện không?
Đó là chưa kể những vấn đề khác về truyền tải, về doanh nghiệp , công nghiệp có tiêu thụ nổi điện làm ra không.
Nhìn chung các cụ nói rất nhiều, nhưng quan điểm của em đây là 1 case viển vông của những anh vĩ cuồng như bạn Tổng thống 34 tuổi kia, thích những thứ to, hoành tráng nhưng vô nghĩa với đất nước mình, và được o bế bởi những người cũng thích phồng mang trợn má mà ko thèm đếm xỉa đến hiệu quả như a Tin.
Giá mà cái được ký kết kia là việc phát triển nông nghiệp để cải thiện đời sống nhân dân, tự túc lương thực, hoặc mở các công xưởng dệt may, da giày để tạo công ăn việc làm, cải thiện kinh tế đất nước thì đã tốt.
Muốn học CHẠY, đầu tiên phải học BÒ đã, các cụ ạ.
Điện - đường -trường -trạm. Cố mà hiểu!
 

tranngoclong

Xe buýt
Biển số
OF-166282
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
936
Động cơ
355,506 Mã lực
Nhìn từ kinh nghiệm các quốc gia khác thôi, GDP hơn 400 tỷ USD như VN còn chưa dám xây nhà máy điện HN vì vấn đề kinh phí, vừa check lại nhà máy điện HN mà ta định xây giá lên tới 12 tỷ USD. 1 quốc gia GDP có 18 tỷ thì xây cái nhà máy điện 10 tỷ bằng cái gì? bằng niềm tin và hy vọng à, và có xây lên xong thì cả nước mài điện ra ăn à?
thế ông nghĩ cứ thích làm điện hạt nhân là làm đc à ( kể cả có tiền nha ) :D
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
894
Động cơ
57,840 Mã lực
Tuổi
44
1. Quá mừng cho OF. Như vậy là sau khi đào tạo nên bác sỹ online, luật sư online, điều tra viên online, nhà thuỷ lợi online .... thì đến thời điểm này OF đã có cả Tổng thống Online, đáng mừng, đáng mừng.
2. Kiến thức Địa lý của vị Tổng thống online này hơi ít. Burkina Faso là 1 quốc gia Tây Phi có chiều dài bờ biển là Zero. Dân ở đây không được đi nghỉ mát ở biển, dĩ nhiên là họ cũng không biết cái thuỷ triều nó tròn méo thế nào. Điện thuỷ triều họ sẽ làm trong mơ.
3. Tiếp tục bổ sung cho ý 2, quốc gia này phần lớn là bình nguyên, có chiều cao trung bình là 400m so với mực nước biển. Cả nước có 3 con sông chính thì chỉ có 2 là có nước chảy quanh năm. Chỉ 4 tháng mùa mưa mới có nước, còn lại nạn thiếu nước còn tệ hơn mấy anh ba que. Nước ăn còn thiếu thì thuỷ điện lại mơ thôi.
4. Tài nguyên thiên nhiên hết sức nghèo nàn, ngoài tí vàng, mangan, phốt pho và muối mỏ thì chả có tí mỏ than nào. Vì vậy làm nhiệt điện cũng được, nhưng phải nhập than, xăng dầu, khí gas 100%. Rẻ mà, nếu được freeeeeee.
5. Điện gió, điện mặt zời thì các cụ trên này bàn nát ra rồi, nick cũng bị Mod bem 1 mớ rồi he he. Bánh vẽ của Tai lông dân chủ cuội thôi, đắt lòi ra mà lại ko đảm bảo an ninh năng lượng. Dân Burkina Faso nên ngừng mọi hoạt động khi đêm xuống và gió ngừng thổi. Đã GDP thấp lại còn đú điện xanh à cơ?
6. Tuy không có than nhưng gia đình lại có Uranium xuất khẩu, như vậy điện hột nhãn là okela, thừa bán thu ngoại tệ phát triển kinh tế, quá ngon.
7. À mà quên, Burkina Faso là đất nước có chủ quyền và ở tận Tây Phi cách Việt Nam gần 12.000km theo đường trym bay và 7 múi giờ thì "Bố xài điện gì thì kệ bố, việc của mấy chú OF can thiệp được à?" Anh Traore said.
Vodka cụ!

Em ở bên châu Phi và luôn lo nỗi lo bị cúp nước sinh hoạt. Cúp nước ở đây nó là chuyện bình thường vì thiếu sông ngòi nhiều lắm. Ko có nhiều quốc gia châu Phi có nguồn nước dồi dào đâu.

Nên bảo họ đầu tư thủy điện thì ko khác gì bảo Lào xây dựng Hải quân.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Biết 1 mà bàn 10 thấy nó hài hài. Có nhiều hình thức để làm. Ví dụ, Nga nó xây điện hạt nhân, họ bán thu tiền, họ bảo kê thêm cái khác....
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,792
Động cơ
1,392,158 Mã lực
Khổ thân thớt.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Biden, Macron không làm mấy trò này đâu, vì họ tìm kiếm lợi nhuận, mấy cái trò này với những quốc gia như Burkina Faso không làm lợi cho đất nước họ hay các doanh nghiệp của họ (mấy nước này nghèo đáy của thế giới rồi, làm ăn thì ăn được mấy đồng), và cũng chẳng làm lợi cho người dân Burkina, chỉ làm lợi cho mấy ông độc tài thôi, nên họ cũng chẳng làm những chuyện hoang đường này làm gì.
Nhà máy điện hạt nhân là 1 thứ công nghệ cao rất phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro, theo cụ thì 1 nước như Burkina Faso đào đâu ra nhân lực vận hành nếu 1 nhà máy được xây dựng, còn nếu đem nhân lực từ các nước phát triển sang vận hành thì tiền vận hành sẽ đem tới 1 giá điện rất cao, người Burkina Faso và cả các nước xung quanh trả nổi tiền điện không?
Đó là chưa kể những vấn đề khác về truyền tải, về doanh nghiệp , công nghiệp có tiêu thụ nổi điện làm ra không.
Nhìn chung các cụ nói rất nhiều, nhưng quan điểm của em đây là 1 case viển vông của những anh vĩ cuồng như bạn Tổng thống 34 tuổi kia, thích những thứ to, hoành tráng nhưng vô nghĩa với đất nước mình, và được o bế bởi những người cũng thích phồng mang trợn má mà ko thèm đếm xỉa đến hiệu quả như a Tin.
Giá mà cái được ký kết kia là việc phát triển nông nghiệp để cải thiện đời sống nhân dân, tự túc lương thực, hoặc mở các công xưởng dệt may, da giày để tạo công ăn việc làm, cải thiện kinh tế đất nước thì đã tốt.
Muốn học CHẠY, đầu tiên phải học BÒ đã, các cụ ạ.
Dệt may, da giày lấy không khí để chạy máy ạ? Không cần điện?
Còn mấy anh Bi, Ma không làm thì xê ra cho người khác làm
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,244
Động cơ
320,484 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Nhiều cụ thắc mắc sao không làm điện hạt nhân ở Việt Nam. Câu trả lời hiện nay theo em đơn giản là vì nó đắt thôi ạ. Vài năm gần đây chỉ số LCOE (Levelized Cost of Energy) của điện hạt nhân ngày càng tăng và giờ nó là đắt nhất trong các dạng năng lượng ạ.
LCOE: thông số sẽ giúp ta xác định chi phí mỗi Mwh điện tạo ra trong suốt vòng đời của hệ thống phát điện.

1697391878133.png


Phân tích của 1 chuyên gia Việt Nam:
Thứ nhất, về giá. Suất đầu tư và giá điện hạt nhân không rẻ. Trong khi hầu hết các nguồn điện và hệ thống lưu trữ đều giảm giá theo thời gian, chi phí đầu tư điện hạt nhân tiếp tục tăng vì những yêu cầu ngày càng cao về an toàn. Gần đây, vài nước như Mỹ, Anh, Hungary, Phần Lan, Cộng hòa Czech... quyết định kéo dài thời hạn các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và sắp "nghỉ hưu" từ 40 năm lên 60 năm. Việc làm này có hiệu quả về tài chính, khi suất đầu tư để kéo dài tuổi thọ chỉ khoảng 500 USD đến 1.100 USD trên 1 kW công suất, và giá điện ước tính chỉ khoảng 4 cent/kWh. Giá này quá hấp dẫn so với Việt Nam (bình quân 8 cent/kWh), có điều, đây chỉ là mơ ước.

Trong khi đó, suất đầu tư xây nhà máy mới trung bình 5.000 USD trên 1 kW, quy ra giá điện khoảng 7,5 đến 12,5 cent/kWh. Đó vẫn là ước tính lạc quan cho các quốc gia có nền tảng vững mạnh về điện hạt nhân. IEA cho rằng giá này còn cao hơn đa số dự án điện gió và mặt trời ngay cả khi kết hợp hệ thống pin lưu trữ, nên điện hạt nhân vẫn rất khó cạnh tranh.

Với những nước đầu tư từ "bài học vỡ lòng" (first-of-a kind) như Việt Nam, suất đầu tư lên đến 9.000 USD trên 1 kW mà chưa tính chi phí tài chính, quy ra giá điện khoảng 13,5 đến 22,5 cent/kWh. Theo ước tính của Viện Năng lượng, giá điện hạt nhân tại Việt Nam khoảng 17,5 cent/kWh.

Để tham khảo, suất đầu tư của hầu hết dự án điện khí Việt Nam đều dưới 1.000 USD trên 1 kW. Hơn nữa, điện khí có tính linh hoạt về điều chỉnh công suất vượt trội so với điện hạt nhân, điều tối quan trọng trong lưới điện cần tỷ trọng cao của năng lượng tái tạo. Do vậy, chỉ riêng về giá, điện hạt nhân đã không khả thi với Việt Nam.

Chuyện Burkina Faso em không bình luận nhé :)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: UFA

Jason88

Xe tăng
Biển số
OF-783644
Ngày cấp bằng
13/7/21
Số km
1,321
Động cơ
46,512 Mã lực
Cảnh cáo: ngôn ngũ không phù hợp
- Dừng viết bài trong thớt
- Tiếp tục vi phạm Nội quy OF sẽ bị xử lý ở mức tăng nặng
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhiều cụ thắc mắc sao không làm điện hạt nhân ở Việt Nam. Câu trả lời hiện nay theo em đơn giản là vì nó đắt thôi ạ. Vài năm gần đây chỉ số LCOE (Levelized Cost of Energy) của điện hạt nhân ngày càng tăng và giờ nó là đắt nhất trong các dạng năng lượng ạ.
LCOE: thông số sẽ giúp ta xác định chi phí mỗi Mwh điện tạo ra trong suốt vòng đời của hệ thống phát điện.

View attachment 8143866

Phân tích của 1 chuyên gia Việt Nam:


Chuyện Burkina Faso em không bình luận nhé :)
Cụ Nguyễn Đăng Anh Thi là chiên gia môi trường thì tất nhiên nói theo kiểu chọn cá không chọn thép rồi, biết gì về điện mà nói.

Tương lai tái tạo thì ok. Nhưng điện chạy nền không có gì hơn hạt nhân.

Còn LCOE đây là báo cáo của OECD:

IMG_0756.jpeg


So với các nguồn điện khác:

IMG_0757.jpeg


Đối với những nước mới làm lần đầu như VN hay Burkina Faso sẽ đắt hơn. Nhưng quan trọng là chọn công nghệ nước nào và cơ chế vay vốn thế nào (ân hạn, lãi suất).
 
Chỉnh sửa cuối:

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,971
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Điện có thiếu gì cách xây dựng các nhà máy điện theo kiểu khác, nhiệt điện, thủy điện v..v... giá rẻ hơn, chứ cụ nghĩ đất nước tổng GDP có nhõn 18 tỷ USD mà giờ xây nhà máy điện hạt nhân giá thành có thể lên đến vài tỷ USD thì nền kinh tế còn cái gì?
Thật là thông minh. Người thông minh như này thật hiếm gặp.
Phát triển thủy điện ở một đất nước chỉ có 2 - 3 con sông với lưu lượng nước chỉ chảy từ tháng 4 đến tháng 6 / năm những tháng còn lại sẽ cần nhập khẩu lượng nước với đơn vị hàng triệu khối/ngày để phục vụ thủy điện.
Trong khi nó là nước xuất khẩu nguyên liệu hạt nhân thì ko cho nó làm lại kêu nó nhập khẩu than, dầu về làm nhiệt điện. Kêu nó vứt bỏ lợi thế để làm cái khác

Quá xuất sắc, thật là quá quá xuất sắc
 
  • Vodka
Reactions: cod

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
894
Động cơ
57,840 Mã lực
Tuổi
44
Đọc đến đoạn điện mặt trời với điện gió, em tí sặc nước cơ cụ ạ! Kiến thức vậy mà cũng vào đây chém gió và phê phán tầm cỡ quốc gia. Chắc từ vozer mà ra.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
894
Động cơ
57,840 Mã lực
Tuổi
44
Tóm lại, theo ý chủ thớt thì BF nên:
- Xài thủy điện dù sông ngòi đc mấy con, nước uống còn thiếu.
- Xài điện gió dù ko có biển
- Xài điện mặt trời dù chính các nước giàu nhất thế giới còn e ngại vì sự ko ổn định của nó, chưa kể nó rất đắt.
- Xài điện than dù BF ko có than và vì ko có biển nên cũng ko có cảng nhập than. Chắc tính nhập theo đường bộ, đi qua mấy nước khác để nó đánh thuế vỡ mồm.
- Làm nông nghiệp dù bị thiếu nước, ít mưa, khí hậu cận sa mạc.
- Làm dệt may dù như trên nói, thiếu điện. Chắc công nhân lấy máy may ra đạp bằng chân.

Còn gì nữa ko nhỉ?
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,806
Động cơ
482,009 Mã lực
Điện có thiếu gì cách xây dựng các nhà máy điện theo kiểu khác, nhiệt điện, thủy điện v..v... giá rẻ hơn, chứ cụ nghĩ đất nước tổng GDP có nhõn 18 tỷ USD mà giờ xây nhà máy điện hạt nhân giá thành có thể lên đến vài tỷ USD thì nền kinh tế còn cái gì?
Cụ tìm báo cáo nghiên cứu của họ mà đọc chứ?
 

Sâu Róm

Xe tải
Biển số
OF-21802
Ngày cấp bằng
30/9/08
Số km
276
Động cơ
501,303 Mã lực
Nơi ở
Trên cây
Nhiều cụ thắc mắc sao không làm điện hạt nhân ở Việt Nam. Câu trả lời hiện nay theo em đơn giản là vì nó đắt thôi ạ. Vài năm gần đây chỉ số LCOE (Levelized Cost of Energy) của điện hạt nhân ngày càng tăng và giờ nó là đắt nhất trong các dạng năng lượng ạ.
LCOE: thông số sẽ giúp ta xác định chi phí mỗi Mwh điện tạo ra trong suốt vòng đời của hệ thống phát điện.

View attachment 8143866

Phân tích của 1 chuyên gia Việt Nam:


Chuyện Burkina Faso em không bình luận nhé :)
Chuyên gia môi trường đá sang sân điện à?
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,494
Động cơ
488,284 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Càng nghèo, càng dốt, càng sĩ diện! Hay mặc cảm thân phận nên cứ muốn sánh vai các cường quốc năm châu.

Đơn giản nhất là tất cả các học sinh cấp ba nước ta đều học về "lý thuyết nguyên tử"; ông nào cũng nằm mơ công thức E=mc2 để nằm chơi hưởng theo nhu cầu.

Mớ lý thuyết đó vứt vào sọt rác ngay sau ngày bế giảng, thật phí thời gian và tài nguyên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top