Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát
2.1. Thiết bị ngưng tụ bị tắc
Chức năng của thiết bị ngưng tụ là chuyển đổi khí Freon thành dạng lỏng. Nếu bộ phận này bị tắc, thủng hoặc hư hỏng thì môi chất lạnh sẽ ngưng chảy, làm cho không khí mát không được tỏa ra.
2.2. Lọc gió điều hòa bị tắc
Điều hòa ô tô không mát có thể đến từ nguyên nhân lọc gió bị tắc. Nếu lọc gió bị bụi bẩn bám dày đặc vào lưới lọc và kết thành các mảng dày, gió không thể thoát khỏi dàn lạnh để ra ngoài.
2.3. Dàn nóng ô tô bụi bẩn
Dàn nóng thường được lắp đặt phía trước két nước và quạt gió động cơ. Bộ phận này có vai trò trao đổi nhiệt, tản và xả hơi nóng ra bên ngoài. Khi dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến khả năng tản nhiệt kém, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm lạnh và làm cho điều hòa ô tô không mát. Người dùng nên kiểm tra dàn nóng ngay khi thấy máy lạnh có dấu hiệu trục trặc này.
2.4. Nguồn điện cung cấp cho máy lạnh gặp vấn đề
Nguồn điện cung cấp gặp vấn đề cũng có thể khiến điều hòa ô tô không mát. Cụ thể, dây dẫn từ ắc quy đến máy lạnh bị đứt hoặc hỏng sẽ làm cho thiết bị hoạt động không ổn định, chập chờn, lúc mát lúc không.
2.5. Phin lọc gas bị tắc
Phin lọc gas là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống làm lạnh. Khi phin lọc gas bị tắc khiến môi chất lạnh không được truyền đến dàn lạnh, dẫn đến hiện tượng điều hòa không mát.
2.6. Bộ cảm biến nhiệt gặp vấn đề
Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng hoặc điều chỉnh sai dẫn đến kết quả tính toán mức nhiệt không chính xác. Đây cũng là nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát. Người dùng nên sửa chữa hoặc thay mới bộ cảm biến nhiệt tùy vào từng mức độ hư hỏng.
2.7. Hệ thống điện gặp vấn đề
Có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của cả hệ thống - nếu mạch điện hoặc các thành phần điện khác gặp trục trặc, điều hòa sẽ không hoạt động được. Theo đó, người dùng nên kiểm tra mạch điện, tụ điện,... để xác định nguyên nhân chính xác.
2.8. Dàn lạnh ô tô bị đóng băng
Dàn lạnh có nhiệm vụ hấp thụ và làm giảm nhiệt độ không khí đi qua nó. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, bộ phận này bị bám bụi, dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc, gây mùi khó chịu. Về lâu dài, dàn lạnh sẽ bị đóng băng, băng bám dày đặc vào các cửa gió và khe hở vào khiến không khí khó lưu thông.
Ngoài ra, hiện tượng đóng băng cũng có thể do hư hỏng ở van tiết lưu, quạt gió điều hòa, hệ thống cảm biến,... Dàn lạnh đóng băng sẽ khiến điều hòa ô tô hoạt động thiếu ổn định.
2.9. Thiếu/rò rỉ hoặc thừa gas điều hòa
Nguyên nhân thiếu gas điều hòa ô tô là do lượng gas lâu ngày chưa được nạp thêm hoặc thay mới. Tình trạng này sẽ khiến điều hòa hoạt động thiếu hiệu quả, không thổi khí mát ra cabin.
Trường hợp thừa gas, áp suất sẽ cao hơn bình thường và lốc lạnh đồng thời cũng bị ngắt. Ngoài ra, nạp thừa gas có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống, thậm chí gây cháy nổ. Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng thừa gas điều hòa là hiện tượng máy chạy chậm hơn, hiện tượng đóng/ngắt lốc lạnh xảy ra liên tục.
Trường hợp thứ ba có thể khiến điều hòa ô tô không mát là rò rỉ gas lạnh. Lúc này, áp suất sẽ giảm xuống thấp hơn mức cho phép và lốc lạnh ngưng hoạt động.
2.10. Cầu chì bị cháy
Cầu chì bị cháy khiến hoạt động của máy nén bị dừng, làm tỏa không khí nóng bên trong cabin. Đây là nguyên nhân khiến điều hòa ô tô dù đã khởi động nhưng không mang đến hiệu quả làm mát. Chủ xe nên đến các trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời và không nên tự thay tại nhà.
2.11. Động cơ quá nóng
Động cơ quá nóng khiến quạt tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả. Điều này làm bộ phận bình ngưng tụ vận hành sai lệch, xe phát ra khí nóng. Do nguyên nhân này, khả năng làm mát của điều hòa không được ổn định.
2.12. Bộ truyền động điều hòa ô tô bị lỗi
Khi bộ truyền động bị hỏng, khí nóng bên ngoài môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của điều hòa ô tô. Cụ thể, quá trình lưu thông không khí bị chậm lại và khả năng tỏa gió mát kém hơn bình thường.
2.13. Hệ thống điều hòa đã lâu không được vệ sinh
Thiết bị lâu ngày không được vệ sinh khiến cho bộ lọc bị bám bụi, luồng không khí đi vào cabin không ổn định. Do đó, người ngồi trên xe sẽ không cảm nhận được khí mát từ điều hòa.
2.14. Đai máy nén bị hỏng
Dây curoa trong máy nén có nhiệm vụ truyền động, giúp máy hoạt động hiệu quả và năng suất hơn. Khi bộ phận này bị hỏng, ô tô sẽ không thể khởi động được.